Quảng Châu đi đầu trong công cuộc cải cách mở cửa, thành tích và trình độ kỹ thuật các môn thể thao thi đấu đứng vị trí dẫn đầu ở Trung Quốc. Ông Lưu Giang Nam, Phó Tổng Thư ký Ban Tổ chức Á vận hội Quảng Châu, Giám đốc Sở Thể dục-thể thao thành phố Quảng Châu khi trả lời phỏng vấn nói:
"Tại Đại hội thể thao toàn quốc, Á vận hội, Thế vận hội, số vận động viên giành Huy chương vàng của Quảng Châu đứng đầu trong các thành phố, tỉnh lỵ trong cả nước, chính thành tích nổi bật đã bồi dưỡng một số vô địch Thế vận hội và vô địch thế giới."
Không chỉ có vậy, trong giới thể thao Trung Quốc, có nhiều tấm "Huy chương vàng đầu tiên" hoặc "thứ nhất" có tầm quan trọng đều liên quan đến vận động viên Quảng Châu. Tại Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 được cả thế giới chú ý, người đoạt tấm Huy chương vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Trung Quốc chính là vận động viên Quảng Châu Trần Nhiếp Hà. Trần Nhiếp Hà nói, thành tích giành được không tách rời sự ủng hộ của bà con quê hương:
"Có liên quan chút ít đến sự cố gắng ngày thường, xét cho cùng không tách rời sự quan tâm của lãnh đạo đối với chúng tôi, còn có sự ủng hộ và mong đợi của bà con quê nhà dành cho chúng tôi cũng là sự cổ vũ rất lớn, để khi thi đấu chúng tôi không cần suy nghĩ gì, chỉ cần phát huy thành tích là được rồi. Chúng tôi hy vọng lại lập được thành tích tốt, lại bước lên bậc thềm mới trong cuộc đời thể thao."
Tại Thế vận hội Bắc Kinh, các vận động viên Trung Quốc đạt được thành tích xuất sắc, giành 51 Huy chương vàng trong tổng số 100 tấm huy chương, trong đó có 25 vận động viên Quảng Châu được gia nhập đội tuyển quốc gia, cũng lập thành tích tốt nhất trong lịch sử, đoạt 2 Huy chương vàng, 1 Huy chương bạc và 2 Huy chương đồng, đã thực hiện sự đột phá toàn diện về số người, số môn thể thao thi đấu và số huy chương của thành phố Quảng Châu.
Tại Đại hội thể thao Trung Quốc lần thứ 11 tổ chức tại Tế Nam Sơn Đông tháng 10 năm 2009, 202 vận động viên người Quảng Châu thay mặt tỉnh Quảng Đông đi thi, đã giành được thành tích tốt, cả thảy giành được 18 giải nhất với tổng số 817,915 điểm và 54 Huy chương trong 30 môn thể thao tham gia thi đấu. Số Huy chương vàng giành được chiếm 40% tổng số Huy chương vàng của đoàn tỉnh Quảng Đông, số huy chương giành được lần này cao hơn nhiều so với Đại hội thể thao lần trước.
Thế vận hội lần thứ 23 tổ chức tại Lốt An-giơ-lét Mỹ năm 1984 đã để lại ký ức tốt đẹp cho nhiều người Trung Quốc, đoàn thể thao Trung Quốc lần đầu tiên đi dự Thế vận hội kể từ sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, giành được 15 Huy chương vàng, làm chấn động thế giới. Trong đó, vận động viên Quảng Châu Trần Vĩ Cường, từng hai lần phá kỷ lục thế giới đã đoạt Huy chương vàng ở hạng cân 60 kg với thành tích 282,5 kg, đây là tấm huy chương vàng đầu tiên mà vận động viên cử tạ Trung Quốc giành được tại Thế vận hội. Vận động viên Trần Vĩ Cường khi trả lời phỏng vấn nói:
"Đoạt chức vô địch, đứng trên bục nhận giải thưởng cao nhất, nhất là tại Thế vận hội, đây là vinh dự cao nhất trong cuộc đời thể thao của chúng tôi. Các vận động viên có thành tích đều có một đặc điểm chung, đó là rất say mê đối với môn thể thao hoặc sự nghiệp này, không bao giờ bỏ cuộc và cũng không bao giờ chịu thua, điều này đã khiến vận động viên tiến được xa hơn trong môn thể thao hoặc sự nghiệp này."
1 2