Trần Yến là thợ so phím đàn Pi-a-nô cao cấp, là Tổng Gám đốc công ty hữu hạn so phím đàn Pi-a-nô Tân Nhạc Bắc Kinh, Hiệu trưởng Trung tâm Giáo dục Khởi Trí đàn Pi-a-nô Trần Yến Bắc Kinh. Chị mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh loà cả hai mắt, năm 22 tuổi chị tốt nghiệp trường so phím đàn Pi-a-nô dành cho những người khiếm thị của Bắc Kinh.
Các bạn thân mến, theo tiêu chuẩn quốc tế, thị lực dưới 0,2 mà lại không chữa được, thì là người khiếm thị. Mà thị lực của Trần Yến chỉ có 0,02.
Những từng trải của chị Yến là hình ảnh thu nhỏ của biết bao người khuyết tật đấu tranh với vận mệnh. "Mọi người làm được việc gì, tôi cũng có thể làm được. Tôi muốn làm việc gì thì phải làm cho tốt." Lúc nhỏ chị Yến thường dùng câu nói này để khích lệ mình, hiện nay, câu nói này vẫn là thực tiễn và điều mà chị thực hiện.
Chị bắt đầu vào nghề so phím đàn từ năm 1990. Trần Yến từ nhỏ ưa thích âm nhạc, đã trở thành học sinh khoá đầu tiên của lớp kỹ thuật so phím đàn Pi-a-nô dành cho người khiếm thị của Bắc Kinh. Là người khiếm thị học nghề so phím đàn Pi-a-nô, thì cần có đôi tai thính là điều hết sức quan trọng, điều này phải cảm ơn sự bồi dưỡng và rèn luyện của bà ngoại. Chị Yến bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, vừa lọt lòng mẹ đã bị lòa cả hai mắt. Sau khi bà ngoại đưa Yến đi bệnh viện làm phẫu thuật, một bên mắt, thị lực miễn cưỡng còn được 0,02, thị lực như vậy thực ra chỉ có cảm giác ánh sáng. Chị cho phóng viên biết: "Tôi phân biệt các đồ vật là dựa vào màu sắc, mà phần lớn là nhờ vào thính giác."
Trình độ văn hóa của bà ngoại không cao, nhưng để bồi dưỡng cho Yến bà đã phải mất biết bao tâm huyết và trí tuệ. Chị Yến nói: "Bà ngoại nói với tôi, âm thanh gì cũng có tiếng vọng, tiếng bước chân của cháu cũng có tiếng vọng. Phía trước có đường hay không, tiếng động sẽ khác, lúc đầu tôi không phân biệt được, nhưng lâu ngày tôi nghe cũng quen." Sau đó, bà ngoại còn cho Yến tập một số cách khác, như: Lấy đồng 1 xu, 2 xu, 5 xu vứt xuống nền xi măng, sau đó hỏi Yến tiếng đó là mấy xu. Đồng xu rơi xuống đất sẽ lăn đi, khi đồng xu dừng lại, bà ngoại không cho Yến quờ quạng ở dưới đất, mà bắt Yến phải nhặt lên ngay. Quờ quạng và nhặt khác nhau rất nhiều, đối với người khiếm thì đây là một việc tương đối khó khăn.
Việc rèn luyện nghe tiếng vọng đã có tác dụng rất lớn cho cuộc sống hiện nay của chị. Chị nói: "Đàn Pi-a-nô có hơn 8 nghìn linh kiện, hơi sơ ý là rơi xuống đất, lúc này là phải nhờ vào khả năng của mình. Nếu như tôi đang so phím đàn ở nhà khách hàng, linh kiện rơi xuống đất, tôi quờ quạng dưới đất, thì khách hàng làm sao còn tin tưởng mình. Thế nhưng, hiện nay, linh kiện rơi xuống đất, tôi nhặt một cái là được. Có nhiều khách hàng, sau khi biết tôi là người khiếm thị, họ muốn nhặt giúp tôi, nhưng tôi đã nhặt lên rồi. Họ hết sức kinh ngạc, và hỏi tôi 'tôi có phải là người khiếm thị thật không ? '
Lớn dần, Yến hiểu rõ được rằng: "Bà ngoại không thể nào chăm sóc mình suốt đời, bà nghĩ đủ biện pháp để rèn luyện thính giác cho tôi. Bà nói: Mắt không nhìn thấy không có gì đáng sợ, cháu dùng tai và tay để thay cho đôi mắt. Chỉ cần cháu muốn làm một việc gì, thì cháu phải cố gắng, mà đã cố gắng, thì nhất định sẽ thành công. Chính là do tôi nghe lời bà mới có được ngày hôm nay."
Khi Yến vừa được 4 tuổi, bà ngoại bắt đầu bảo Yến lấy tiền đi mua kem, một mình qua đường, đáp xe buýt, đi công viên.
"Bà ngoại hướng dẫn tôi cách qua đường rất đơn giản, nhưng cũng rất độc đáo. Bà nói: 'Cháu có thể đi theo người khác. Lúc đầu xe là đi từ bên trái của cháu đến, thì cháu đứng ở phía bên phải của người qua đường, đi đến giữa đường, cháu lại đổi sang đi phía bên trái của họ, một bước không rời, thế là qua được đường.' Tất nhiên biện pháp này cũng có lúc gặp bất trắc. Lúc đó tôi nghĩ, tại sao bà lại không dắt tôi đi, mà lần nào cũng để tôi đi một mình."
Chồng của chị Yến là bác sĩ trung y khiếm thị nổi tiếng. Cuộc sống gia đình đối với hai vợ chồng chị yến không phải là một việc đơn giản, nhưng hai vợ chồng chị không bao giờ trách móc lẫn nhau.
Chị Yến nói với phóng viên: "Khi mới thành lập gia đình, cuộc sống rất khó khăn, nhưng tôi nghĩ, một khi đã có mục tiêu, thì nhất định cố gắng tiến về phía trước."
Kỹ thuật so phím đàn Pi-a-nô của chị Yến thuộc loại nhất, nhưng ôn lại cả quá trình khi học nghề, thì khó khăn, vất vả ngoài sự tưởng tượng. Không những phải nắm được vị trí của hơn 8 nghìn linh kiện, mà còn phải tháo dỡ và sữa chữa thành thạo. Trước khó khăn chồng chất, có nhiều người bỏ học, nhưng chị Yến vẫn kiên trì học nghề. Chị mua sách hướng dẫn so phím đàn, nhờ người đọc rồi ghi âm. Còn hình ảnh thì không thể ghi âm được, chị Yến mời thợ giàu kinh nghiệm của xưởng sản xuất Pi-a-nô đến nhà. Nhưng khi được biết chị Yến muốn học nghề so phím đàn, bác thợ này nói: "Tôi khuyên cô, đừng tự làm khổ mình." Nói xong rồi ra về. Chị Yến không nản lòng. Hàng ngày chị ngồi bên chiếc đàn, dùng tay cảm nhận và nhớ rõ vị trí của từng linh kiện. Để so vị trí của các linh kiện không lệch một ly, chị Yến luyện sỏ kim. Khi tốt nghiệp, chị nắm được tất cả các linh kiện của đàn Pi-a-nô không sai một ly nào, kịp thời phát hiện những linh kiện ản hưởng đến độ chính xác của âm thanh, so được ra những âm điệu chính xác của đàn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |