Bước sang thế kỷ mới, ngày càng nhiều nước gia nhập hàng ngũ thám hiểm mặt trăng, lần lượt ấn định chương trình hùng vĩ. Thể theo nguyên tắc sử dụng vũ trụ vào mục đích hòa bình, Trung Quốc cũng đã triển khai hoạt động thám hiểm Mặt trăng. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc Ngô Yến Sinh cho biết, hiện nay, Trung Quốc đang dốc sức trù bị việc phóng vệ tinh thám hiểm Mặt trăng "Hằng Nga-2" do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc đang đi trên xa lộ.
"Hiện nay, các sản phẩm của vệ tinh và tên lửa 'Hằng Nga-2' đã chuẩn bị sẵn sàng và đang tiến hành thử nghiệm. Một khi hoàn thành trắc nghiệm và thông qua nghiệm thu của ban giám định chuyên gia thì sẽ tirển khai việc phóng 'Hằng Nga-2', dự kiến nhiệm vụ này sẽ hoàn thành trong năm nay".
Công trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc chia làm ba bước, đó là phóng quả vệ tinh đầu tiên để tiến hành thám hiểm quanh Mặt trăng; hai là thực hiện đổ bộ mềm trên bề mặt Mặt trăng để triển khai công tác thám hiểm; ba là thu thập và mang về trái đất mẫu hạt nhỏ trên bề mặt Mặt trăng. Năm 2007, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh thám hiểm Mặt trăng mang tên "Hằng Nga-1, tiến bước đầu tiên về thám hiểm Mặt trăng.
Trong gần 1 năm rưỡi vệ tinh "Hằng Nga-1" bay quanh Mặt trăng, các nhà khoa học Trung Quốc đã giành được hàng loạt số liệu thám hiểm , bước đầu tìm hiểu rõ sự phân bố của các nguyên tố trên Mặt trăng, bước đầu phân tích sự phân bố độ dày của toàn bộ đất Mặt trăng cũng như lượng tài nguyên Hêli-3, đồng thời hoàn thành bản đồ địa hình Mặt trăng có độ nét cao nhất trên thế giới hiện nay.
Đợt hai công trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc sẽ thực thi nhiệm vụ du hành trong ba lần, lần lượt do "Hằng Nga-2","Hằng Nga-3" "Hằng Nga-4" đảm nhiệm. Trong đó, vệ tinh "Hằng Nga-2" là quả vệ tinh đi trước đón đầu của đợt hai công trình thám hiểm Mặt trăng, chủ yếu tiến hành quan trắc vòng quanh Mặt trăng. Phó Tổng Thiết kế sư công trình thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc Vu Đăng Vân cho biết:
"Trên cơ sở của vệ tinh 'Hằng Nga-1', 'Hằng Nga-2' đã thay đổi một phần lượng tải thám hiểm khoa học, đồng thời tiến hành thử nghiệm trên quỹ đạo kỹ thuật then chốt cho các nhiệm vụ tiếp theo, đặt cơ sở cho hoạt động thám hiểm trên vũ trụ sâu thẳm hơn".
Tin cho biết, một nhiệm vụ quan trọng nhất của vệ tinh "Hằng Nga-2" là tiến hành đo trắc và chụp ảnh độ chính xác cao đối với khu vực đổ bộ của vệ tinh "Hằng Nga-3". Vì vậy, độ cao của quỹ đạo vòng quanh Mặt trăng sẽ từ độ cao 200 ki-lô-mét của "Hằng Nga-1" hạ thấp tới 100 ki-lô-mét. Tỷ lệ phân biệt của máy chụp ba chiều trên "Hằng Nga-2" cũng từ chỉ có thể chụp cách xa 120 mét hồi phóng "Hằng Nga-1" tăng cao tới có thể chụp cách xa trong vòng 10 mét.
Độ chính xác của vệ tinh "Hằng Nga-2" đã cao hơn rất nhiều so với "Hằng Nga-1", vì vậy cũng đã đưa ra yêu cầu mới về khả năng tiếp nhận và xử lý số liệu của hệ thống ứng dụng trên mặt đất. Tin cho biết, hiện nay, công tác cải tạo hệ thống ứng dụng trên mặt đất theo yêu cầu kỹ thuật của vệ tinh "Hằng Nga-2" đã bước vào giai đoạn chót, sẽ hoàn thành vào tháng 8.
Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu chế tạo vệ tinh "Hằng Nga-3" và "Hằng Nga-4" đang diễn ra khẩn trương. Trung Quốc mong phóng vệ tinh "Hằng Nga-3" vào năm 2013, để thực hiện ba sáng tạo về kỹ thuật thám hiểm gồm "đổ bộ mềm", thám hiểm không có sự tham gia của con người và sinh sống trong đêm Mặt trăng. Ông Vu Đăng Vân, Phó Tổng Thiết kế sư công trình thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc nói, hiện nay, vấn đề nan giải nhất trong khâu đột phá kỹ thuật của vệ tinh"Hằng Nga-3" và "Hằng Nga-4" là làm thế nào để thực hiện "đổ bộ mềm".
" Mục tiêu chủ yếu trong nhiệm vụ thám hiểm của 'Hằng Nga-3' và 'Hằng Nga-4' là hình thành năng lực cơ bản thám hiểm bằng cách 'đổ bộ mềm', xây dựng hệ thống cơ bản của công trình vũ trụ thám hiểm Mặt trăng. Thiết bộ đổ bộ cần phải đột phá những kỹ thuật then chốt chủ yếu gồm hệ thống hạ cánh động lực, chân làm dịu sức mạnh lao xuống khi 'đổ bộ mềm' cũng như kỹ thuật then chốt của thiết bị đi lại tuần tra trên Mặt trăng cần phải đột phá và thiết bị điều khiển xa từ mặt đất đối với hoạt động tuần tra trên Mặt trăng".
Công tác luận chứng đợt ba công trình thám hiểm Mặt trăng hiện nay đang được diễn ra khẩn trương. Theo kế hoạch, đợt ba công trình thám hiểm Mặt trăng có thể thực hiện trước sau năm 2017. Ông Vu Đăng Vân nói:
"Cốt lõi của đợt ba công trình thám hiểm Mặt trăng là hoàn thành việc lấy mẫu đất Mặt trăng và mang về trái đất trong tình hình không có sự tham gia của con người", sau đó tiến hành thí nghiệm và phân tích tỷ mỉ. Về khoa học, đợt ba công trình thám hiểm Mặt trăng sẽ sâu sắc sự nhận thức đối với quá trình diễn biến hình thành đất Mặt trăng và Mặt trăng. Về kỹ thuật, đợt ba công trình thám hiểm Mặt trăng sẽ đột phá những kỹ thuật then chốt của hệ thống thám hiểm như kỹ thuật cất cánh và bay lên cao trên Mặt trăng v.v".
Ông Vu Đăng Vân còn cho biết, mặc dù hiện nay Trung Quốc vẫn chưa xác định rõ chương trình phóng tàu thám hiểm Mặt trăng có người lái, song các cơ quan và cán bộ khoa học kỹ thuật hữu quan đang tiến hành luận chứng, tích cực triển khai công tác nghiên cứu và tìm tòi việc phóng tàu thám hiểm Mặt trăng có người lái và xây dựng căn cứ trên Mặt trăng.
Trung Quốc có thái độ mở cửa trong chương trình thám hiểm Mặt trăng hùng vĩ. Cục trưởng Cục Khoa học-Kỹ thuật-Công nghiệp Quốc phòng Nhà nước Trung Quốc Trần Cầu Phát nói, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với quốc tế để nâng cao trình độ của công trình thám hiểm Mặt trăng.
"Trong khi độc lập tự chủ phát triển kỹ thuật, Trung Quốc mong thông qua hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ về thám hiểm Mặt trăng, thực hiện bổ sung lẫn nhau về kỹ huật và tài nguyên, chia sẻ với các nước những thành quả thám hiểm. Sử dụng vũ trụ vào mục đích hòa bình là chủ trương nhất quán của Chính phủ Trung Quốc, tận dụng kỹ thuật không gian để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, mang lại hạnh phúc cho loài người là mục tiêu duy nhất của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ trước sau như một ủng hộ hoạt động sử dụng ngoại tầng không gian vào mục đích hòa bình, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi và cùng phát triển, Trung Quốc nguyện xiết tay cùng các nước, cố gắng đóng góp to lớn hơn cho thúc đẩy phát triển hòa bình và tiến bộ khoa học kỹ thuật của loài người".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |