Gần đây, một đoạn phim quảng cáo phát trên Mạng tin tức Truyền hình cáp Mỹ (CNN) đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân trên thế giới, nội dung đoạn quảng cáo như sau: một người tập thể dục buổi sáng đang khom lưng buộc lại dây giầy, trên đôi giầy thể thao có dòng chữ "Sản xuất tại Trung Quốc, sự kết hợp khoa học công nghệ thể thao Mỹ"; một gia đình đang ăn sáng, trên tủ lạnh có dòng chữ "Sản xuất tại Trung Quốc, sự hòa nhập phong cách thời thượng Pháp"; hai cô gái trẻ ăn mặc mốt thời trang đang đi trên phố, chiếc MP3 đeo trên cổ có dòng chữ "Sản xuất tại Trung Quốc, sự phối hợp phần mềm thung lũng Si-li-côn Mỹ".
Đoạn quảng cáo này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi tại Trung Quốc. Đoạn quảng cáo chủ yếu muốn thể hiện thái độ và nguyện vọng của các doanh nghiệp Trung Quốc về tăng cường hợp tác và cung cấp hàng hóa chất lượng cao cho người tiêu dùng các nước trên thế giới.
Phim quảng cáo "Sản xuất tại Trung Quốc" đã được phát trên các kênh Tin tức tiêu điểm Mỹ, kênh Thời sự Mỹ và kênh châu Á Mỹ của CNN, thời gian phát sóng là 6 tuần. Tuy chưa từng phát trên các phương tiện truyền thông trong nước, nhưng phim quảng cáo xây dựng hình ảnh đầu tiên "Sản xuất tại Trung Quốc" này được phát trên CNN chưa lâu thì đã xuất hiện trên trang nhất các trang web tiếng Trung.
Thời lượng của đoạn quảng cáo này là 30 giây, lời thuyết minh sử dụng toàn bộ tiếng Anh. Các sản phẩm xuất hiện trong quảng cáo không có bất cứ một thương hiệu nổi tiếng thế giới nào của Trung Quốc. Theo ông Lưu Lập Tân, Phó Chủ nhiệm thường trực Hiệp hội Quảng cáo Thương mại Trung Quốc-một trong những thành viên tham gia sản xuất đoạn quảng cáo này nói, quảng cáo này không phải là quảng cáo sản phẩm, cũng không phải là quảng cáo tuyên truyền cho doanh nghiệp, mà là sự thuyết minh về toàn bộ hình ảnh hàng hóa "Sản xuất tại Trung Quốc". Nếu như nói về thương hiệu, đoạn quảng cáo này mong muốn thể hiện một thương hiệu tổng thể về "Sản xuất tại Trung Quốc".
Khi vừa được tung lên mạng, quảng cáo này đã được đánh giá rất cao ở trong nước. Trang web của Tạp chí "Truyền thông", trụ sở tại Hồng Công đã phát động cuộc bỏ phiếu cho quảng cáo này, có 89% cư dân mạng cho rằng thích quảng cáo này. Rất nhiều cư dân mạng đánh giá là "rất hay", "ngang tầm quảng cáo thương hiệu lớn quốc tế". Lời nhắn của một cư dân mạng viết: "Hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc đã hòa nhập vào cuộc sống của người phương Tây, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, chúng ta nên chọn một hình thức phù hợp để nói với cộng đồng quốc tế rằng, đây mới là chủ đề của câu chuyện về 'Sản xuất tại Trung Quốc'."
Theo dõi toàn bộ quảng cáo "Sản xuất tại Trung Quốc", các bạn sẽ phát hiện ra trong đó hầu như không có dấu hiệu hoặc nguyên tố nào mang tính đại diện của Trung Quốc, chỉ có dòng chữ "Made with China" xuất hiện ở hình ảnh cuối cùng, dịch ra có nghĩa là "sản xuất cùng với Trung Quốc".
Nhà nghiên cứu- Viện Nghiên cứu Hợp tác kinh tế Thương mại quốc tế-Bộ Thương mại Trung Quốc Lý Kiện nói với phóng viên, trên thực tế đoạn quảng cáo này thể hiện hai tầng ý nghĩa, một là "Sản xuất tại Trung Quốc" đã hoà nhập vào mọi mặt của cuộc sống ở phương Tây; hai là, "Sản xuất trên thế giới" cũng đã hội nhập vào các khâu của "Sản xuất tại Trung Quốc". Đây mới là điều các doanh nghiệp Trung Quốc muốn bày tỏ với thế giới. Nói cách khác, cần phải để người tiêu dùng nước ngoài hiểu rằng, các sản phẩm Trung Quốc mà họ mua và đang sử dụng, thực ra là các sản phẩm thế giới cùng sản xuất.
Ông Lý Kiện cho biết, trong quy tắc về xuất xứ hàng hóa của thương mại quốc tế, nếu hơn 30% giá trị giá tăng của sản phẩm sản xuất trong lãnh thổ Trung Quốc, hoặc công đoạn lắp ráp quan trọng và cuối cùng hoàn thành tại Trung Quốc, thì sản phẩm này sẽ bị coi là "Sản xuất tại Trung Quốc". Trên thực tế, theo đà hội nhập kinh tế thế giới và nhất thể hóa kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Trung Quốc hôm nay, rất nhiều hàng hóa "Sản xuất tại Trung Quốc" là sản phẩm chung của thế giới, rất nhiều yếu tố khác của sản phẩm như nguyên vật liệu, linh kiện, phần mềm, thiết bị chế tạo,v.v. có thể là của các nước trên thế giới.
Nguyên nhân chính một số nước đưa ra "chống bán phá giá" đối với hàng hóa Trung Quốc là do giá hàng hóa Trung Quốc "quá rẻ", rào cản kỹ thuật đã hạn chế chất lượng và tiêu chuẩn của hàng hóa Trung Quốc. Một là "giá rẻ", hai là "chất lượng kém", là quan niệm cố hữu của quốc tế đối với sản phẩm "Sản xuất tại Trung Quốc" trong một thời gian dài. Thế nhưng, đến nay, chúng ta có thể nói một cách tự tin rằng, "giá rẻ, chất lượng kém" là cái nhìn sai lệch về sản phẩm Trung Quốc."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |