Bà Chu Đán Hoa, người Chiết Giang, sinh tháng 12 năm 1911, tháng 11 năm 1937 bà tham gia Cách mạng, tháng 2 năm 1938 bà ra nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khi bà Chu Đán Hoa ra đời là lúc cuộc Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ triều đại nhà Thanh, mà Trung Hoa Dân Quốc lại chưa thành lập. Bà Hoa nói với phóng viên: "Tôi sinh ra vào lúc không có triều đại, sinh đúng vào ngày sinh của Chủ tịch Mao Trạch Đông."
Hồi trung học bà học ở trường Nữ Trung học Thượng Hải. Năm 1937, sau khi nổ ra cuộc kháng chiến chống Nhật, bà đến Diên An (Căn cứ địa Cách mạng của Trung Quốc), học ở trường Công lập Thiểm Tây.
Tháng 7, năm 1938 bà được điều về làm Chủ nhiệm Phòng Giáo vụ trường Nữ Trung học của tỉnh, không bao lâu bà được bầu làm Ủy viên Thường vụ Hội Phụ nữ kiêm Trưởng Ban tuyên huấn, Trưởng Ban Thư ký, Ủy viên Ủy ban Chính vụ tỉnh Tân Cương.
Trong những năm tháng chiến tranh cách mạng, những người Cách mạng đặt sự nghiệp cách mạng lên vị trí hàng đầu, cống hiến hết sức mình cho cuộc chiến tranh đầy khói lửa, chẳng mấy ai có thời gian và điều kiện nghĩ đến vấn đề hôn nhân của riêng mình.
Đồng chí Đặng Phát, Đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Tân Cương có ý giới thiệu bà Hoa cho ông Mao Trạch Dân, em trai của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Có một hôm, đồng chí Đặng Phát nói: "Hoa cũng nhiều tuổi rồi, nên thành lập gia đình đi chứ ? Phụ nữ tìm đối tượng, chủ yếu là phải có lý lịch tốt. " Đồng chí Đặng Phát nói với giọng của người bậc trên: "Đồng chí Chu Bân là người như vậy, thực ra đồng chí là Mao Trạch Dân, em trai của Mao Trạch Đông."
Được sự đồng ý của Trung ương Đảng, đồng chí Mao Trạch Dân từ Diên An đi Liên Xô chữa bệnh, tháng 2 năm 1938 đi qua Tân Cương. Khi ở Tân Cương đồng chí lấy tên là Chu Bân, đảm nhiệm chức vụ quyền Giám đốc Sở Tài chính của tỉnh. Bà Hoa đã từng nhiều lần được nghe báo cáo của đồng chí Chu Bân, biết đồng chí rất tài ba, nên rất kính trọng đồng chí.
Không bao lâu, đồng chí Đặng Phát mời bà Hoa đến ăn cơm. Trong khi ăn, đồng chí nói: "Bữa cơm hôm nay vừa là để tiễn đồng chí Bân, cũng là buổi đính hôn của hai đồng chí Chu Bân và Chu Đán Hoa."
Tháng 5 năm 1940, hôn lễ của đồng chí Mao Trạch Dân và bà Hoa được tổ chức rất đơn giản tại hội trường Chính quyền tỉnh Tân Cương.
Sau khi thành lập gia đình, hai người chung sống rất đầm ấm, hạnh phúc. Năm sau, bà Hoa sinh được cậu con trai, lúc đó đồng chí Mao Trạch Dân đã ở độ tuổi trung niên, nên đồng chí vô cùng phấn khởi, đặt tên cho con là Viễn Tân.
Đêm khuya ngày 27 tháng 9 năm 1943, đồng chí Mao Trạch Dân bị địch bí mật giết hại, bà Hoa và con trai bị bắt giam. Mãi cho đến tháng 2 năm 1945, bà Hoa mới biết tin đau đớn này. Trong cuộc đàm phán Trùng Khánh, đồng chí Mao Trạch Đông và đồng chí Chu Ân Lai trịnh trọng đề xuất với Quốc dân Đảng, yêu cầu "Thả tù chính trị".
Ngày 10 tháng 6 năm 1946, được sự giải cứu của Trung ương Đảng, 131 người già trẻ, gái trai đã được ra tù, đáp 8 chiếc xe tải lớn do Liên Xô cũ sản xuất trở về Diên An.
Trong ba ngày từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 7 năm 1946, đồng chí Mao Trạch Đông ba lần đến thăm những đồng chí vừa ở Tân Cương trở về Diên An, đồng chí nói: "Các đồng chí trở về tức là thắng lợi", đồng chí cố nén nỗi đau thương, đến bên bà Hoa ôm cháu Mao Viễn Tân vào lòng, hôn lên má cháu. Năm 1947, khi Quốc dân Đảng tấn công vào Diên An, trường mẫu giáo đã rút ngay từ đợt đầu. Trước khi rút khỏi Diên An, đồng chí Mao Trạch Đông tặng cho Mao Viễn Tân một chiếc chăn len. Chiếc chăn này, hết con đắp lại mẹ đắp, bà Hoa đã giữ chiếc chăn đó cho đến lúc già.
Sau khi thắng lợi ba chiến dịch lớn, Trung ương bắt đầu tổ chức cán bộ xuống miền Nam. Đồng chí Phương Chí Thuần lúc đó giữ chức Chủ nhiệm Phòng hai Bộ Xã hội Trung ương cũng nhận được chỉ thị xuống miền Nam. Trước khi đi, đồng chí đến Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc thăm bà Hoa. Đồng chí Thuần và bà Hoa là bạn cùng chung hoạn nạn khi bị giam ở Tân Cương, nên rất hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Hai người cùng bị giam giữ, cùng kiên trì đấu tranh trong trại giam, rồi cùng về Diên An. Đồng chí Phương Chí Thuần và Đồng chí Mao Trạch Dân rất thân quen, khi đi học ở Liên Xô hai người cùng ở một phòng, nên tình cảm rất sâu đậm. Bà Hoa và bà Lâu Mạn Văn người vợ trước của đồng chí Thuần cũng rất thân quen. Khi bà Văn sinh con gái ở trong trại giam, bà Hoa đã chăm sóc rất chu đáo. Khi ở Tây Bách Pha, bà Văn bị ốm nặng, bà Hoa thường xuyên đến thăm, chuyện trò, an ủi. Bà Văn mất do mắc bệnh ung thư, và được ghi công là liệt sĩ Cách mạng.
Chị em ở Hội Liên hiệp phụ nữ Trung Quốc thấy đồng chí Thuần đến thăm bà Hoa thì rất phấn khởi, liền chủ động làm mối.
Ngày 1 tháng 6 năm 1949, hai người tổ chức lễ cưới đơn giản. Sau khi thành lập gia đình hai người cùng Viễn Tân và hai đứa con của đồng chí Thuần cùng chung sống.
Năm 1983 bà Hoa được bầu làm Phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Giang Tây, năm 1997 bà nghỉ hưu.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |