Thưa quý vị và các bạn, trong tiết mục "Thế giới phụ nữ" tuần trước, Lệ Quyên đã giới thiệu với quý vị và các bạn phần đầu câu chuyện về chị Ma-li, người Mỹ, một mình đến huyện Mân Hậu, tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc mở Trung tâm Phục hồi Sức khỏe Hy Vọng Mới, để huấn luyện phục hồi thính giác và ngôn ngữ cho những trẻ em khiếm thính hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trong tiết mục này hôm nay, Lệ Quyên xin kể tiếp phần cuối.
Các bạn thân mến, bé Cao Hâm, năm nay 5 tuổi đến trung tâm này đã 1 năm. Trước đó, cháu tập luyện ở một trung tâm phục hồi thính giác của tư nhân ở Phúc Châu, một tháng phải mất hơn 1200 đồng Nhân dân tệ, vượt quá sức chịu đựng về kinh tế của gia đình cháu. Được người quen giới thiệu, bố mẹ Hâm đưa bé Hâm đến đây, Trung tâm Phục hồi Hy Vọng Mới không những tặng cháu một chiếc máy trợ thính, mà mỗi tháng chỉ thu hơn 300 đồng tiền sinh hoạt phí, giảm nhiều gánh nặng kinh tế cho gia đình cháu. Mẹ bé Hâm vô cùng biết ơn chị Ma-li, cũng tràn đầy niềm tin, mong có một ngày, bé Hâm cũng sống một cuộc sống như bao đứa trẻ bình thường.
Vì niềm "Hy vọng mới" và các cháu bị khiếm thính này, phần nhiều thời gian, chị Ma-li đều ở Mân Hậu. Trong căn phòng đơn xơ của chị chỉ có một chiếc bàn trên bày đầy ảnh của gia đình, hai cô con gái và 5 đứa cháu ngoại. Chị nói với phóng viên: "Mỗi khi nhớ gia đình, tôi lại xem ảnh, tôi rất yêu quý các cháu, nhưng để giúp các cháu ở đây, tôi phải xa gia đình và người thân."
Cách đây không lâu, chồng chị từ Mỹ sang thăm chị. Anh nói với phóng viên, anh rất ủng hộ việc làm của chị, anh cũng rất yêu mến các cháu và các cháu cũng rất quý mến anh. Nghe nói, có những cháu chưa bao giờ được ăn Mac-đô-na, anh đưa các cháu đi ăn một bữa no nê.
Ông Phan Thành, Hội trưởng Hội Người Khuyết tật huyện Mân Hậu nói với phóng viên: "Đây là một trung tâm phục hồi sức khỏe không kiếm lời, việc làm của chị Ma-li khiến bố mẹ của các cháu khiếm thính và bà con ở địa phương cũng như các nhân sĩ nhiệt tình với sự nghiệp từ thiện phải cảm động."
Đối với chị Ma-li mà nói, lo toan cho cả một "Gia đình" này không phải là việc đơn giản. Gia đình chị cũng không phải khá giả, một năm chị về Mỹ hai lần, trong thời gian về thăm nhà, chị đi hết nơi này đến nơi khác diễn thuyết, mong nhận được sự tài trợ cho Trung tâm Phục hồi Sức khỏe Hy vọng mới, phần lớn các khoản chi tiêu của trung tâm là nhờ sự quyên góp của nước ngoài, máy trợ thính của các cháu là do một số công ty của nước ngoài tài trợ, thậm chí ngay cả máy giặt cũng là của những người có lònh nhân ái tặng .....
Nhờ có lòng nhân ái của mọi người mới thành lập được trung tâm này, nhưng đây cũng là nơi gieo hạt giống của tình thương yêu.
Cũng có những người tràn đầy lòng nhân ái đã cảm động trước những việc làm của chị Ma-li, cùng góp sức giúp đỡ các cháu khiếm thính. Trong số những người này, có người đến từ Ca-na-da, Mỹ cũng có người trong nước Trung Quốc, để làm công việc từ thiện họ cùng nhau góp sức.
Trong một căn phòng to, 24 chiếc giường xinh xắn xếp rất ngay ngắn, đây là phòng ngủ của các cháu. Chị Ma-li nói với phóng viên, tất cả những chiếc giường này đều là do bố một cháu bị khiếm thính tên là Giang Xương, làm thợ mộc, đóng cho không lấy tiền.
Mỗi tuần, bà Hai-si, chuyên gia về Bảo vệ Thính giác đều khắc phục sự chênh lệnh thời gian, từ bên kia bờ Đại dương, thông qua mạng giảng bài cho các giáo viên của trung tâm, hướng dẫn họ làm thế nào để điều trị và chăm sóc cho các cháu được tốt hơn.
Cảm động trước việc làm này của chị Ma-li, cô Hoàng Quyên Hân đang theo học tại trường đại học Thái Bình Dương Mỹ đã nghỉ học 4 tháng đến đây giúp làm công tác hộ lý.
Chính lòng nhân ái của những người này, khiến chị Ma-li không cảm thấy cô đơn. Nói về tương lai, chị Mai-li tràn đầy niềm tin, chị nói: "Tôi mong giúp được càng nhiều cháu, nhưng chỉ dựa vào sự giúp đỡ của mấy người thì không đủ, phải cần có sự tham gia của nhiều người. Tôi cũng sẽ cố gắng giúp đỡ càng nhiều cháu, cho đến hết cuộc đời của mình."
Những việc làm của người bác sĩ này đều là những việc làm từ thiện, thực ra nguyện vọng của chị rất đơn giản.
Trong quá trình phỏng vấn chị Ma-li, rất nhiều việc làm của chị khiến phóng viên phải cảm động. Có cháu nào khóc, chị Ma-li liền ôm cháu vào lòng, và dỗ cháu bằng tiếng phổ thông Trung Quốc: "Cháu ngoan, không khóc nhé......" Các cháu đi qua phòng làm việc của chị đều chào chị với cái tên rất thân mật là "Em yêu mến cô", chị liền ngẩng đầu chào lại các em "Cô cũng rất yêu quý các em"; Buổi trưa khi ăn cơm, chị ăn cùng một bàn với các cháu, chị nói với phóng viên: "Các món ăn của Trung Quốc rất ngon, tôi đã ăn quen các món ăn Trung Quốc ....."
Đây chính là chị Ma-li, một người mẹ hiền từ, đôn hậu của các cháu, là một người nước ngoài tốt bụng đến Trung Quốc làm việc tốt.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |