Tại Triển lãm Thế giới Thượng Hải có một cảnh quan rất đẹp, gồm những kiến trúc cổ đặc sắc, cây cối sum suê, đường lát sỏi đá, nước chảy êm đềm, cá bơi tung tăng..., thế nhưng, nơi đây không phải là một công viên thường, mà nguồn nước chảy qua đây sẽ có thể biến nước đục thành nước trong ở trạng thái tự nhiên. Đó là "công viên hoạt thủy"-một trong những dự án của khu thí điểm thành phố tối ưu trưng bày tại Triển Lãm Thế giới Thượng Hải.
"Công viên hoạt thủy" với chủ đề "Văn hóa hoạt thủy, làm cho đời sống càng thêm tươi đẹp" của Thành Đô rộng 2680 mét vuông, từ trên cao nhìn xuống giống như hình con cá với ngụ ý là cá với nước, con người và thiên nhiên nương tựa vào nhau. Nhân viên công tác Trương Uyển Quân cho biết, các chuyên gia hội đồng bình chọn Quốc tế nhất trí cho rằng, "Công viên hoạt thủy" là dự án lộ thiên duy nhất trong khu thí điểm đô thị.
" 'Công Viên hoạt thủy' đưa ra một quan niệm,đó là trong trạng thái tự nhiên, nước thải có thể biến từ đục thành trong mà không cần bất cứ nguồn động lực và hóa chất nào. Vì vậy, công viên của chúng tôi mới được đặt tên là 'Công viên hoạt thủy', đó là hình ảnh thu hẹp về công viên làm trong sạch nước của thành phố Thành Đô".
Được biết, công viên chủ đề sông Phủ Nam, một dự án cải tạo tổng hợp sông Phủ Nam thành phố Thành Đô rộng 24 nghìn mét vuông, trong 12 năm qua kể từ khi xây dựng vào năm 1998 đến nay, công viên này luôn vận hành ổn định, bình quân mỗi ngày xử lý 300 tấn nước thải, là một trong những lá "phổi xanh" của Thành Đô, dự án này không những nhận được sự hoan nghênh của người dân địa phương, mà còn được trao tặng nhiều giải thưởng bảo vệ môi trường quốc tế.
Bước vào "Công viên hoạt thủy", trước tiên đập vào mắt phóng viên là quảng trường Chim thần Mặt trời nằm ở phần "đầu cá". Chính giữa quảng trường là bể nước hình bát giác, trong đó là nước thải và nước mưa thu thập từ sông Phủ Nam Thành Đô. Tại đây nước thải sẽ được xử lý bước đầu, sau khoảng 6-8 tiếng đồng hồ, để cho những hạt bụi nổi trên mặt nước lắng xuống, nước trong lần lượt chảy vào hai bể nước được xây bằng đá, sau khi bổ sung đầy đủ ô-xi rồi mới chảy vào vùng đất ngập nhân tạo ở phần "thân cá".
Vùng đất ngập được tạo hình như những vẩy cá, gồm 9 ao thực vật và 18 chiếc giường thực vật, trong có trồng những loại thực vật như bèo, cây súng v.v cùng một số thực vật dưới nước khác. Nhân viên công tác Trương Uyển Quân cho biết, vùng đất ngập này là bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống xử lý nước thải.
"Qua xử lý bước và bổ sung ô-xi, sẽ nẩy sinh hàng loạt vi sinh vật rồi chảy vào ao làm trong nước được tạo hình vẩy cá, trong ao có đất cát và gạch đá và nuôi trồng rất nhiều sinh vật dưới nước, những vi sinh vật đó có thể phân giải chất hữu cơ gây ô nhiễm, rồi qua chức năng hấp thụ bằng rễ của thực vật dưới nước, trạng thái tự nhiên như vậy sẽ có thể làm trong sạch nước theo từng bước một".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |