Một em học sinh dân tộc Uây-ua 10 tuổi có tên gọi là Mu-hơ-mai-ti Ai-cơ-bai đọc bài thơ "Một mình trên ngọn Kính Đình" của nhà thơ Đời Đường Trung Quốc Lý Bạch. Tại sao một em dân tộc Uây-ua mới lên mười tuổi lại có trình độ Hán Ngữ cao như vậy, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài phỏng vấn sau đây.
Tân Cương là một khu vực gồm nhiều dân tộc, các dân tộc thiểu số như Uây-ua, Ca-dắc-xtan, Mông Cổ v.v đều có tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Trước đây, tại rất nhiều khu vực ở Tân Cương, con em dân tộc Hán và dân tộc thiểu số theo học tại các trường khác nhau, cho nên rất nhiều con em dân tộc thiểu số chỉ biết nói tiếng dân tộc, mà không biết nói tiếng Hán, hiện tượng này đã cản trở con em dân tộc thiểu số trong việc tiếp thụ giáo dục cao đẳng, thực hiện việc làm cũng như hội nhập với xã hội hiện đại và cộng đồng quốc tế.
Giáo dục song ngữ của Tân Cương bắt đầu từ thập niên 50 thế kỷ 20, nhờ sự coi trọng cao và dốc sức ủng hộ của Chính phủ và khu tự trị, giáo dục song ngữ Tân Cương đã được phát triển nhanh chóng, Tin cho biết, riêng từ năm 2008 đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng nhân dân tệ, xây dựng trường mẫu giáo có đủ các trang thiết bị tiên tiến như vi tính, TV, DVD, máy đèn chiếu tại khu vực nông nghiệp và chăn nuôi nghèo khó ở phía Nam Tân Cương, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục song ngữ.
Không những học sinh trường mẫu giáo và trường cấp một học tiếng Hán, mà các trường trung học cũng triển khai dạy học bằng song ngữ. Chính Trường Trung học số một huyện Tự trị Dân tộc ------Cha-ba-chan là một trường triển khai giáo dục song ngữ như vậy. Chính quyền Khu Tự trị Dân tộc Uây-ua và Chính phủ Trung Quốc đều hết sức coi trọng mở lớp đào tạo giáo viên dạy học bằng song ngữ, ngoài đào tạo giáo viên chủ chốt cấp nhà nước ra, hầu như năm nào mỗi trường ít nhất đều sắp xếp một đến hai giáo viên đi học.
Bên cạnh đó, dân tộc thiểu số và dân tộc Hán hợp tác mở trường cũng đã đẩy mạnh việc triển khai giáo dục "song ngữ". Nhà trường không phân biệt trường dân tộc Hán và trường dân tộc thiểu số như trước nữa, giáo viên dân tộc Hán và dân tộc thiểu số cùng dạy trong một trường, học sinh dân tộc Hán và dân tộc thiểu số cùng theo học tại một trường. Các thầy cô giáo dân tộc thiểu số cần phải dạy học bằng cả tiếng Hán và tiếng dân tộc thiểu số, ngoài học tập ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình ra, học sinh dân tộc thiểu số còn phải tập nói tiếng Hán và tập viết chữ Hán. Thầy (cô) giáo Phú Xuân Lệ của Trường Treung học số một huyện Tự trị Dân tộc --- Cha-bu-chan Khu Tự trị Dân tộc Uây-ua Tân Cương cho biết:
"Dân tộc thiểu số và dân tộc Hán hợp tác mở trường đã kiến tạo môi trường ngôn ngữ có lợi cho giáo dục song ngữ, hiện nay, huyện Tự trị dân tộc --- Cha-bu-chan, thậm chí toàn Khu Tự trị Dân tộc Uây-ua đã dốc sức đẩy mạnh dân tộc thiểu số và dân tộc Hán hợp tác mở trường, sau khi sát nhập trường dân tộc thiểu số với trường dân tộc Hán, giữa giáo viên và học sinh đã thực hiện chế độ giúp đỡ lẫn nhau, các em học sinh có thể học tập ngôn ngữ và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, các thầy cô giáo có thể cùng bàn thảo về vấn đề dạy học. Nhờ đó, giáo viên và học sinh đều được nâng cao trình độ trong quá trình giao lưu, tham khảo và học tập lẫn nhau".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |