Cầm phần thưởng "lá cờ đầu mồng 8 tháng 3 toàn quốc" mới được trao tặng và vinh dự được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tiếp, chị Bành Yến cho phóng viên biết, được vinh dự nhận giải thưởng cao nhất của giới phụ nữ, tôi cảm thấy vô cùng vinh hạnh, "Tôi chỉ là một người y tá bình thường, phải tiếp tục làm việc tốt hơn nữa." Trong tiết mục "Thế giới phụ nữ" hôm nay, Lệ Quyên xin giới thiệu với quý vị và các bạn câu chuyện về chị Bành Yến.
Thực ra, những ai quen chị Yến đều biết, chị là một người phụ nữ rất đáng khâm phục: Chị đã kiên trì công tác tại khu vực phía bắc cao nguyên Tây Tạng 11 năm. Trong những năm đó, chị vượt núi tuyết, lội qua sông, qua đầm lầy, tổng cộng chị đã đi hơn 20 nghìn cây số, phối hợp với bác sĩ khám chữa bệnh cho hơn 250 nghìn lượt các bộ chiến sĩ và quần chúng nhân dân.
Tháng 8 năm 1999, chị vừa tròn 20, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Y khoa Quân khu Thành Đô, chị được điều đến làm y tá ở phòng khám bệnh phân khu Na Khúc của quân đội ở phía bắc cao nguyên Tây Tạng. Lúc đó ngoài chị ra còn có hai nữ quân nhân đã công tác ở đây nhiều năm. Các chị em được bà con gọi là "Ba bông sen tuyết".
Na Khúc nằm ở độ cao cách mặt biển hơn 4600 thuộc phía bắc cao nguyên Tây Tạng. Ở đây tia tử ngoại rất mạnh, lượng ô xy không bằng một nửa trong nội địa, cả năm có đến 250 ngày có băng tuyết. Lúc đầu do không thích ứng với khí hậu và môi trường ở đây, cộng thêm công tác vất vả gian khổ, chị cao 1 mét 65, nặng hơn 50kg sút xuống còn có hơn 40kg.
Tháng 10 năm 2000, chị Yến về Tứ Xuyên thăm nhà. Cha mẹ nhìn cô con gái độc nhất vừa gầy lại vừa đen, thì rất thương, khuyên chị chuyển công tác. Chị Yến nói: "Na Khúc thiếu thầy thiếu thuốc, cần đến con, con mới đến có hơn một năm, không thể bỏ mặc bà con."
Cha mẹ chị vẫn tìm quan hệ làm thủ tục cho chị chuyển công tác. Ba tháng sau, giấy báo chuyển công tác gửi đến Na Khúc. Chị không nói không rằng xé đi. Chị gọi điện thoại nói với bố mẹ: "Ở đây không đáng sợ lắm đâu, con sống ở Tây Tạng bao năm rồi, sẽ quen thôi, bố mẹ không phải lo cho con.
Mấy năm sau đó, mà nhất là sau một thời gian hai nữ y tá cùng làm việc lần lượt mắc bệnh qua đời, áp lực thôi thúc chị rời khỏi nơi đây lại càng mãnh liệt. Lãnh đạo phân khu của Quân đoàn cũng nhiều lần đề nghị, điều động chị và chồng về công tác ở nội địa, nhưng chị đều khước từ.
Tháng 11 năm 2008, chị Yến cùng bác sĩ đi khám bệnh cho các chiến sĩ ở ba huyện, không may bị thương hàn và viêm phổi cấp tính, phải truyền dịch liên tục trong 10 ngày mới khỏi hẳn, chị gầy rộc hẳn đi. Lãnh đạo của phân khu không cho chị biết, một lần nữa viết báo cáo xin cho chị lên công tác ở Đảng ủy của Quân khu Tây Tạng. Chị Yến được biết, liền lập tức tìm lãnh đạo nói: "Tôi bây giờ còn trẻ và khỏe mạnh, một khi cảm thấy sức khỏe không cho phép, thì tôi sẽ xin chuyển công tác.
Đây là lần thứ 11 chị Yến bỏ lỡ cơ hội rời khỏi Na Khúc. Ở lại đây công tác, chị Yến cảm thấy có lỗi với con gái nhất.
Sau khi con gái chị ra đời vào tháng 2 năm 2004, chị để con lại nhà cho bố mẹ trông nom, hàng năm chỉ tranh thủ về thăm con trong mấy ngày phép. Đến nay con gái chị đã 6 tuổi, tổng cộng cháu chỉ được sống bên mẹ không đến 200 ngày trời.
Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên, chị Yến nói: "Là nữ y tá, tôi có ưu thế hơn nam y tá. Về khả năng thích ứng với môi trường và khí hậu ở đây, thì tôi không cho rằng phụ nữ không chịu đựng nổi. Có nhiều chiến sĩ và lãnh đạo đã công tác ở đây mười mấy năm, thậm chí mấy chục năm, có đồng chí hàng ngày phải uống thuốc để chống lại bệnh tật do ảnh hưởng khí hậu cao nguyên, nhưng không có ai ca thán gì, thì tôi không thể bỏ chạy.
Trong 11 năm ở Na Khúc, chị Yến trở thành người chị đáng kính của nhiều chiến sĩ.
Có chuyện gì các chiến sĩ cũng tâm sự với chị. Chị có một hộp gỗ nhỏ để đầy thư, thiếp chúc tết, búp bê v.v của các chiến sĩ gửi cho chị. Mỗi lần mở chiếc hộp, chị có cảm giác như mở cánh cửa tâm hồn của các chiến sĩ.
Phân khu của quân đoàn đóng tại Na Khúc có quy định: Mỗi tháng, các nhân viên y tế phải xuống các thôn xóm và khu chăn nuôi khám bệnh nghĩa vụ cho bà con một lần. Ngoài ngày lễ ngày tết không ở đơn vị ra, lần nào đơn vị đi khám bệnh nghĩa vụ cho bà con, chị Yến đều chủ động tham gia. Chị luôn quan tâm vấn đề sức khỏe của bà con dân tộc Tạng, thường xuyên hướng dẫn kiến thức y học, có thói quen giữ gìn vệ sinh, đã giảm tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa trong chị em phụ nữ ở địa phương. Trong 11 năm qua, chị yến đã phối hợp với bác sĩ, đến khu chăn nuôi ở phía bắc Tây Tạng khám bệnh cho mấy chục nghìn bà con, 32 bà con mắc bệnh nặng đã được cứu thoát khỏi bàn tay của tử thần.
Khi xuống các thôn xóm khám bệnh cho bà con, chị Yến phát hiện, có nhiều thôn xóm không có bác sĩ thú y. Khi gia súc mắc bệnh, thì người dân chăn nuôi không biết làm thế nào. Thế là chị Yến mua sách thú y về tự học. Mỗi khi đi khám bệnh nghĩa vụ cho bà con, chị thường đeo hai túi thuốc, trong đó có một túi là những thứ thuốc chữa bệnh cho gia súc mà chị tự bỏ tiền mua. Một số bệnh mà gia súc thường mắc phải chị đều có thể chữa được.
Chị Yến tươi cười nói với phóng viên: "Hơn 10 năm công tác ở đây, chị đã có tình cảm và yêu mến phong cảnh và bà con dân tộc Tạng, mà đặc biệt là các chiến sĩ ở đây."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |