Cô Tiểu Lý sau khi nhận bằng Thạc sĩ của một trường đại học nổi tiếng ở Trung Quốc, đến xin việc làm ở một công ty, ai ngờ khi ký hợp đồng lao động, công ty này nêu ra một điều kiện là: Trong ba năm đầu tham gia công tác không được sinh nở. Trước áp lực khó tìm việc làm, cô đành phải nuốt nước mắt ký vào bản cam đoan này. Trong tiết mục "Thế giới phụ nữ" hôm nay, Lệ Quyên xin giới thiệu với các bạn bài: Các Đại biểu và Ủy viên hai kỳ họp quan tâm vấn đề việc làm của phụ nữ.
Đối với nhiều người mà nói, đây là một việc bình thường. Muốn có việc làm, hay sinh nở, là một sự lựa chọn rất khó khăn của một số chị em. Các Ủy viên của hai kỳ họp Quốc hội và Chính hiệp lần này kêu gọi, sinh nở là trách nhiệm của loài người đối với xã hội và gia đình, là một nhu cầu tổng thể của xã hội, những vấn đề do sinh nở mang lại, không phải do chị em phụ nữ gây nên, mà phải do cả xã hội cùng gánh vác.
Phải tăng cường ý thức bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Về mặt lập pháp bảo vệ quyền lợi sinh nở của phụ nữ, thì ngay từ năm 1988, Trung Quốc thi hành "Quy định bảo vệ quyền lợi lao động của nữ công" đã quy định rõ ràng, trong thời gian mang thai, nghỉ đẻ và cho con bú không được hạ thấp mức lương cơ bản hoặc hủy bỏ hợp đồng lao động của chị em. Mà trong "Luật Đảm bảo quyền lợi của Phụ nữ Nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa" thực thi năm 1992 cũng quy định rõ rằng: "Bất cứ đơn vị nào đều không được buộc chị em phải nghỉ việc hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng lao động, với lý do phụ nữ kết hôn, mang thai, nghỉ đẻ, cho con bú v.v.
Ủy viên Phùng Hạnh Vân, Phó Chủ tịch Chính hiệp Quận Hà Bắc, thành phố Thiên Tân đề ra, tuy doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc sử dụng nhân viên, nhưng nhất định phải phù hợp với luật pháp, nếu như doanh nghiệp yêu cầu ký những cam đoan như vậy, chị em có thể phản ánh lên cơ quan giám sát bảo vệ quyền lợi lao động của lao động nữ, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Vậy thì, tại sao bị kỳ thị trong khi tìm việc làm, nhưng rất it́ chị em thông qua pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình ? Ủy viên Đường Hiểu Thanh, Phó Chủ tịch Chính hiệp thành phố Bắc Kinh cho rằng: Một trong những nguyên nhân là do thiếu ý thức bảo vệ. "Có một số lao động nữ, mà nhất là những chị em ở nông thôn ra thành phố tìm việc làm trình độ văn hóa thấp không hiểu biết về pháp luật, không biết thông qua pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời so với doanh nghiệp, chị em ở vào thế yếu, trong khi bảo vệ quyền lợi của mình cũng gặp phải trở ngại lớn.
Ủy viên Đường Hiểu Thanh cho rằng, khó tìm việc làm và phải chấp nhận đối với quy định khi tìm việc làm là "Trong mấy năm không được sinh nở", đã khiến nhiều chị em trí thức đành phải cam chịu, không dám thông qua pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình. Bà kêu gọi, quyền lợi của chị em đòi hỏi phải được chị em coi trọng và đấu tranh, phải tăng cường ý thức luật pháp, mạnh dạn đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Bà Đường Hiểu Thanh nêu rõ, nhìn bề ngoài, các đơn vị sử dụng người đã vi phạm quyền lợi và kỳ thị chị em phụ nữ, nhưng nghiên cứu tỷ mỷ không khó phát hiện, việc này còn liên quan trực tiếp đến sự giám sát lỏng lẻo của các cơ quan hữu quan. "Nếu như cơ quan hữu quan thường xuyên kiểm tra giám sát các đơn vị sử dụng người, đồng thời thiết lập cơ chế hữu hiệu lâu dài tương ứng, thì hiện tượng chị em phụ nữ bị xâm phạm quyền lợi liệu có thường xuyên xẩy ra nữa không ?
Ủy viên Phùng Hạnh Vân cũng có cảm nhận sâu sắc về mặt này, bà còn cho rằng, đối với việc tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi của chị em phụ nữ còn chưa nhiều, ý thức pháp luật của nhiều doanh nghiệp chưa cao, cũng như chế độ an sinh xã hội còn chưa hoàn thiện lắm v.v cũng là nguyên nhân làm tổn hại đến quyền lợi sinh nở của phụ nữ. Bà kiến nghị, cơ quan chính phủ phải tích cực tuyên truyền luật bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, ra sức tăng cường giám sát đối với doanh nghiệp. Đồng thời, bà khích lệ doanh nghiệp thành lập tổ chức Liên hiệp Phụ nữ hoặc Ban Nữ công, hướng dẫn chị em bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Ủy viên Phùng Hạnh Vân cho rằng: "Quan tâm phụ nữ, bảo vệ quyền lợi sinh nở của phụ nữ là nghĩa vụ mà mọi người chúng ta cùng phải gánh vác." Muốn giải quyết triệt để vấn đề này, phải bắt tay từ tận gốc, tăng cường và hoàn thiện chế độ đảm đảm quyền lợi sinh nở của phụ nữ, thiết lập chế độ sinh nở do 3 bên là cá nhân, đơn vị và nhà nước cùng gánh vác. Bà kiến nghị, nhà nước phải ủng hộ phụ nữ về mặt chính sách, như: Nhà nước thưởng hoặc giảm miễn thuế cho những đơn vị nhận phụ nữ vào làm việc, để khuyến khích càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho phụ nữ."
Lần này, Ủy viên Trương Tuấn Phương đến từ Thiên Tân đã nêu ra một đề án liên quan đến vấn đề này, trong đề án bà kiến nghị, những cơ quan hữu quan phải nhanh chóng hoàn thiện chế độ an sinh xã hội, nhanh chóng thực hiện kinh phí dành cho sinh nở do tài chính công, doanh nghiệp và cá nhân cùng gánh vác, giảm bớt gánh nặng của doanh nghiệp.
Ủy viên Đường Hiểu Thanh nói: "Trẻ em là tương lai của dân tộc, nhà nước và xã hội gánh vác kinh phí dành cho sinh nở của chị em là xu thế tất yếu cho sự phát triển của xã hội."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |