
Lâm trường là bình phong sinh thái và cơ sở sản xuất vật liệu gỗ quan trọng ở miền bắc Trung Quốc. Cách làm "sản xuất đi trước, sinh hoạt đi sau" trong thời kỳ đầu khai thác và xây dựng, dẫn đến vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở lâm trường, điều kiện cư trú của cư dân rất kém. Năm 2009, Trung Quốc chính thức khởi động công trình cải tạo khu nhà cấp bốn lâm trường quốc doanh. Lâm trường núi Đại Hưng An Lĩnh, Nội Mông—một trong những lâm trường rộng nhất Trung Quốc dự định cải tạo khu nhà cấp bốn rộng 1,07 triệu mét vuông trong thời gian 3 năm, giải quyết vấn đề điều kiện cư trú khó khăn của hàng vạn hộ gia đình ở lâm trường. Trong tiết mục "Đời sống kinh tế" hôm nay, Duy Hoa xin hướng dẫn quý vị và các bạn đến lâm trường núi Đại Hưng An Lĩnh tìm hiểu tiến triển công trình cải tạo khu nhà cấp bốn.
Ngày 8 tháng 9 năm 2009, anh Mã Thụy, chị Lý Mai, nhân viên làm việc ở phòng Quản lý tài nguyên, Sở Lâm nghiệp Mãn Quy, núi Đại Hưng An Lĩnh, Nội Mông đã dọn vào căn hộ họ mong đợi từ lâu khi hai người tổ chức lễ cưới. Trước khi lấy vợ, anh Mã Thụy ở ngôi nhà cấp bốn cũ nát chủ yếu xây bằng gỗ tấm và đất, đá, do cha mẹ để lại cho anh, điều kiện rất kém. Cho nên, anh Mã Thụy hết sức xúc động khi được dọn vào nhà ở mới. Anh nói:
"Tôi hết sức xúc động! Không lời nào có thể tả xiết niềm vui của tôi, tôi cảm thấy rất hạnh phúc được sống trong thời đại này, tôi rất vui mừng, tôi cho rằng chính sách nhà nước đã nâng cao phúc lợi của người dân chúng tôi, tôi thật sự cảm ơn mọi người quan tâm chúng tôi."
Vợ chồng anh Mã Thụy chỉ là một trong 500 hộ gia đình Sở Lâm nghiệp Mãn Quy vốn ở khu nhà cấp bốn được dọn vào nhà ở mới. Năm 2009, công trình cải tạo khu nhà cấp bốn Sở Lâm nghiệp Mãn Quy cả thảy quy hoạch xây dựng 5 ngôi nhà lầu, 7 ngôi nhà trệt, hiện nay toàn bộ đã khánh thành. Những ngôi nhà này là một phần trong công trình cải tạo khu nhà cấp bốn lâm trường núi Đại Hưng An Lĩnh, Nội Mông.
Ở lâm trường núi Đại Hưng An Lĩnh, Nội Mông, vì lâu năm không được tu sửa, nên nhiều nhà ở khu nhà cấp bốn trở thành nhà nguy hiểm, hiện tượng mùa đông gió lùa, mùa hè mưa dột rất phổ biến. Hơn nữa, sưởi ấm và nấu cơm hàng ngày phải tiêu hao một lượng gỗ lớn, gây nên vấn đề lãng phí tài nguyên. Đồng thời, do ban đầu thiếu quy hoạch xây dựng thị trấn hợp lý, đường xá trong khu nhà cấp bốn không thông suốt, nhà ở tập trung thành một dãy, củi chất thành đống cao, tiềm ẩn nguy cơ hoả hoạn nghiêm trọng.
<< 1 2 >>