Ngày 1 tháng 1 năm 2010, Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc—ASEAN chính thức khởi động. Đây là khu vực mậu dịch tự do đầu tiên Trung Quốc đàm phán với nước ngoài, cũng là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất của các nước đang phát triển. Từ đó, Trung Quốc và 10 nước ASEAN bắt đầu bước vào thời đại thực hiện thuế quan 0%.
Mới đây, tại Diễn đàn về Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc—ASEAN diễn ra tại thành phố Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Dịch Tiểu Chuẩn cho biết, sau khi Khu vực Mậu dịch Tự do hoàn thành, hoạt động thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ trở nên tiện lợi hơn, các doanh nghiệp và người dân hai bên đều sẽ được hưởng lợi ích do cơ chế hợp tác cùng thắng này mang lại. Thứ trưởng nói:
"Kể từ ngày 1 tháng 1 năm nay, Trung Quốc cùng 6 nước ASEAN gồm Bru-nây, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái-lan và Xin-ga-po thực hiện thuế quan 0% đối với hơn 90% hàng hóa trao đổi. Đến năm 2015, Trung Quốc cùng 4 nước ASEAN gồm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và My-an-ma cũng sẽ thực hiện thuế quan 0% như vậy."
Những năm qua, cùng với thương mại hai chiều Trung Quốc—ASEAN tăng trưởng nhanh chóng, quy mô đầu tư lẫn nhau cũng không ngừng được mở rộng. Vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN đã từ 230 triệu đô-la Mỹ năm 2003 tăng lên tới 2,18 tỷ đô-la Mỹ năm 2008, tăng gấp gần 10 lần. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc coi các nước ASEAN là điểm đến đầu tư chính.
Phó Thủ tướng thường trực Lào Xổm-xa-vạt Lềnh-xa-vắt cho biết, để thúc đẩy Khu vực Mậu dịch Tự do phát triển nhanh hơn, tăng thêm vốn đầu tư cho nhau là điều hết sức cần thiết, nhất là vốn đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm kết nối đường ô-tô, đường sắt, đường thủy và đường hàng không của hai bên. Lào rất mong tiếp tục triển khai hợp tác với Trung Quốc, và sẽ tích cực tham gia dự án xây dựng đường sắt xuyên Á nối liền Trung Quốc và các nước ASEAN. Phó Thủ tướng nói:
"Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã tham gia dự án xây dựng đường ô-tô cao tốc nối liền Côn Minh và Băng-cốc. Lào rất mong mượn thời cơ Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc—ASEAN ngày càng nhanh chóng phát triển, cùng thực hiện dự án xây dựng đường sắt xuyên Á nối liền Trung Quốc và các nước ASEAN."
Sau khi Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc—ASEAN hoàn thành, doanh nghiệp hai bên sẽ được hưởng lợi ích một cách trực tiếp nhất. Tập đoàn Konka ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông là một doanh nghiệp chủ yếu sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm điện tử dân dụng như ti-vi màu, điện thoại di động v.v. Bà Lục Nham, trợ lý Tổng Giám đốc Tập đoàn Konka cho biết, trong tương lai Tập đoàn sẽ tăng cường nghiên cứu và sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu địa phương, và mở kênh tiêu thụ ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái-lan, để đáp ứng nhu cầu thực tế của các nước ASEAN đối với sản phẩm. Bà Lục Nham nói:
"Chẳng hạn, ở một số nước ASEAN, tín hiệu truyền hình ở vùng núi rất yếu, chúng tôi sẽ đặc biệt nghiên cứu sản xuất máy thu hình có khả năng bắt sóng mạnh hơn cho cư dân địa phương."
Trong Khu vực Mậu dịch Tự do, doanh nghiệp các nước muốn được hưởng ưu đãi thuế quan 0% khi xuất khẩu sản phẩm, thì phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để xin hưởng ưu đãi miễn giảm thuế khi làm thủ tục hải quan của nước nhập khẩu. Xét từ tình hình hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp các nước trong Khu vực Mậu dịch Tự do hiểu biết và tận dụng chính sách ưu đãi về xuất xứ hàng hóa vẫn ở mức rất thấp. Chẳng hạn, năm 2009, chỉ có 9% trong toàn bộ sản phẩm Thái-lan xuất khẩu sang Trung Quốc đã sử dụng chính sách ưu đãi về xuất xứ hàng hóa, được hưởng thuế quan 0%. Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú đề nghị, trong khi hợp tác trong các mặt phần cứng như cơ sở hạ tầng, các nước cần phải tăng cường xây dựng và hợp tác về khả năng phần mềm như giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa v.v, tăng cường phổ biến chính sách ưu đãi trong Khu vực Mậu dịch Tự do, để giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu giảm giá thành, hưởng lợi ích từ chế độ mậu dịch tự do. Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nói:
"Tôi cho rằng, sau khi Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc—ASEAN hoàn thành, hai bên chúng ta vừa phải tăng cường hợp tác về mặt phần cứng, vừa phải tăng cường hợp tác về mặt phần mềm, bao gồm thủ tục hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá v.v. Từ đó, tiếp tục giảm giá thành sản xuất của doanh nghiệp, để doanh nghiệp được hưởng lợi ích nhiều hơn từ chế độ mậu dịch tự do."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |