Sau khi đọc xong báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty, ông Trần Hải Hiền đã thấy yên tâm. Ông nói:
"Doanh nghiệp chúng tôi hiện nay đã bước dần ra khỏi bóng đen khủng hoảng tài chính, tình hình sản xuất và tiêu thụ đã bước vào quỹ đạo bình thường. Chịu sự tác động của các nhân tố, doanh thu tiêu thụ và giá trị sản phẩm của một số sản phẩm có phần giảm thiểu; nhưng doanh thu tiêu thụ và giá trị sản phẩm của một số sản phẩm lại có phần gia tăng trong quá trình này. Cho nên, nói chung năm 2009 doanh nghiệp chúng tôi đã duy trì mức năm 2008, và có phần tăng trưởng nhất định."
Là chủ của một doanh nghiệp ngoại thương ở tỉnh Chiết Giang, ông Trần Hải Hiền 48 tuổi đã xông pha thương trường mười mấy năm. Những năm giữa thập niên 90 thế kỷ 20, ông Trần Hải Hiền xin thôi việc tại một doanh nghiệp quốc doanh, tự mở công ty hóa chất tinh khiết Hải Hồng. Sau mười mấy năm, doanh nghiệp nhỏ trước kia nay đã trở thành doanh nghiệp vừa có 500 nhân viên làm việc, tên của doanh nghiệp cũng đổi thành Tập đoàn Hải Hồng, chủ yếu sản xuất và kinh doanh sản phẩm hóa chất như bọt xốp—vật liệu làm giầy dép. 50% sản phẩm của công ty bán cho các doanh nghiệp làm giầy dép ở tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, 50% xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế rất tốt. Nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính xẩy ra bất ngờ khiến ông Trần Hải Hiền và doanh nghiệp của ông phải đứng trước áp lực chưa từng có. Ông Trần Hải Hiền nói:
"Khi cuộc khủng hoảng xẩy ra, đơn đặt hàng của chúng tôi đã giảm khoảng 30%, công ty đứng trước nhiều khó khăn, một mặt, đơn đặt hàng giảm, mặt khác, thu hồi khoản nợ rất khó khăn, ngoài ra, giá thành quản lý, kinh doanh và sản xuất đều tăng mạnh trong khi đơn đặt hàng giảm."
Đơn đặt hàng giảm mạnh khiến dây chuyền sản xuất của Tập đoàn Hải Hồng đã có lúc phải ngừng hoạt động, điều này khiến công nhân cảm thấy không thích ứng. Anh Lý Kiến Lập, công nhân làm việc mười mấy năm ở Tập đoàn Hải Hồng cho phóng viên biết, trước kia máy móc ở nhà máy họ đều hoạt động 24/24 giờ, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đã thay đổi triệt để tình hình này. Anh nói:
"Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính xẩy ra, đơn đặt hàng giảm thiểu, nhiệm vụ sản xuất cũng giảm mạnh, trong một quãng thời gian doanh nghiệp hầu như ở vào tình trạng gần như đình trệ, sản xuất cầm chừng. Trước kia chúng tôi mỗi ngày phải làm 8 tiếng đồng hồ, khi khủng hoảng xẩy ra, chúng tôi nhiều nhất làm 3-4 tiếng đồng hồ, thời gian còn lại thì nghỉ, không có nhiệm vụ sản xuất. Lúc đó, 2/3 máy móc đã ngừng hoạt động, chỉ có số ít dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động."
Điều khiến anh Lý Kiến Lập lo hơn là nguy cơ thất nghiệp.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |