Chính phủ Trung Quốc mới đây tuyên bố, đến năm 2020 sẽ thực hiện cắt giảm 40%-45% khí thải CO2 trên một đơn vị GDP so với mức của năm 2005, và coi mục tiêu này là chỉ tiêu ràng buộc trong quy hoạch trung và dài hạn phát triển kinh tế-xã hội quốc dân. Quan chức Chính phủ Trung Quốc nhiều lần bày tỏ, Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế và ngành nghề để thực hiện cam kết.
Những năm qua, công nghiệp luôn duy trì vào khoảng 40% trong tổng lượng kinh tế Trung Quốc. Trong 3 quý đầu năm nay, tổng vốn đầu tư vào công nghiệp Trung Quốc vượt quá 5500 tỷ nhân dân tệ, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, sản xuất công nghiệp cũng là nguồn chính gây phát thải CO2 của Trung Quốc.
Để thực hiện phát triển bền vững và tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải trong lĩnh vực công nghiệp, Trung Quốc đang thực thi một biện pháp đào thải công nghệ sản xuất lạc hậu, biện pháp này liên quan tới các ngành công nghiệp tiêu hao năng lượng cao và phát thải nhiều như gang thép, xi măng, chế tạo thủy tinh v.v. Ông Hùng Tất Lâm, quan chức Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc cho biết, sau này Trung Quốc sẽ tiếp tục thực thi chế độ quản lý phê chuẩn nghiêm ngặt, hạn chế các ngành nói trên mở rộng một cách mù quáng. Ông Hùng Tất Lâm nói:
"Chúng tôi có quy định nghiêm ngặt về các mặt thâm nhập thị trường, giám sát quản lý môi trường v.v, bao gồm cung cấp và sử dụng đất đai theo luật pháp và quy định, thực thi chính sách tài chính vừa đảm bảo phát triển vừa kiểm soát chặt chẽ cũng như chế độ quản lý phê chuẩn dự án nghiêm ngặt, đồng thời tiếp tục tăng cường quản lý về doanh nghiệp sát nhập, cơ cấu lại, xây dựng chế độ thông tin kịp thời, thực thi chế độ chất vấn và đi sâu cải cách thể chế."
Ngoài hạn chế mở rộng các ngành công nghiệp tiêu hao năng lượng nhiều và phát thải nhiều ra, Trung Quốc còn thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện thu hồi và tận dụng năng lượng. Cách đây không lâu, Công ty TNHH hóa chất Song Tư, Trương Gia Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc bắt đầu vận hành tổ máy phát điện. Phó Tổng Giám đốc của công ty Viên Á Phi cho phóng viên biết, khác với các dự án khác, tổ máy phát điện này không sử dụng năng lượng có nguồn vốn khác, mà hoàn toàn dựa vào khí thải được thu hồi công ty. Phó Tổng Giám đốc nói:
"Chúng tôi đã thu hồi nhiệt từ khí thải có nhiệt độ cao, vừa và thấp trong quá trình sản xuất axit sunfuric, phần nhiệt lượng này mỗi tiếng đồng hồ có thể sản xuất 50 nghìn ki-lô-oát điện. Chỉ riêng dự án này, chúng tôi dự tính có thể mang lại thu nhập 250 triệu nhân dân tệ."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |