Theo thống kê tổng điều tra dân số Trung Quốc lần thứ 5 năm 2000, dân số dân tộc Kinh là 22 nghìn 500 người, ba đảo Vu Đầu, Sơn Tâm và Vạn Vĩ thị trấn Giang Bình thành phố Phòng Thành Cảng Quảng Tây là nơi tập trung dân tộc Kinh duy nhất của Trung Quốc. Mùng 9 tháng 6 âm lịch hàng năm, người dân tộc Kinh ở làng Vạn Vĩ đều sẽ ổ chức "Lễ hội Ha", ngày Tết truyền thống của dân tộc Kinh.
"Ha" là tiếng dân tộc Kinh, có nghĩa là "hát" và "ăn". "Lễ hội Ha" là ngày Tết truyền thống long trọng nhất mà bà con dân tộc Kinh tổ chức hoạt động ca múa tế lễ tổ tiên, cầu mong mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn, năm 2006, "Lễ hội Ha" được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đợt đầu.
Nghệ sĩ đàn bầu Tô Xuân Phát, người dân tộc Kinh nói với phóng viên rằng:
"Dưới sự ủng hộ của Chính quyền, 'Lễ hội Ha' năm 2009 đã diễn ra long trọng chưa từng có, và thu hút hàng chục nghìn khán giả Trung Quốc và Việt Nam tham gia."
Ngoài "Lễ hội Ha" truyền thống ra, chữ "Nôm" do dân tộc Kinh tự sáng tạo cũng là văn hóa quý báu đặc sắc. Để kế thừa và tôn vinh văn hóa chữ "Nôm", cuối năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu Tuyên truyền văn hóa chữ Nôm dân tộc Kinh đã tổ chức lớp đào tạo chữ "Nôm", hơn 50 người dân tộc Kinh tham gia đào tạo.
Ông Tô Minh Phương cho biết, năm ngoái, thành phố Đông Hưng đã xây dựng Viện Bảo tàng dân tộc Kinh đầu tiên trong cả nước Trung Quốc, tập trung trưng bày văn hóa dân tộc đặc sắc như trang phục, đồ trang sức, công cụ sản xuất và sinh hoạt, đàn bầu, tôn giáo dân gian, nghi lễ đám cưới v.v.
Lớp trẻ là hy vọng kế thừa văn hóa truyền thống của dân tộc Kinh. Ông Lâm Tú Quý, hiệu trưởng Trường Tiểu học dân tộc Kinh, trường dân tộc Kinh duy nhất Trung Quốc cho biết, Trường Tiểu học dân tộc Kinh đang đưa ra "Chương trình kế thừa văn hóa truyền thống", để văn hóa dân tộc Kinh đi vào nhà trường, tạo dựng không khí tốt đẹp kế thừa văn hóa dân tộc Kinh.
Khi "hát Ha" phải có đàn bầu, khi hát đối bày tỏ tình cảm yêu thương phải có nhạc dạo của đàn bầu, thế nhưng, đàn bầu, nhạc cụ truyền thống dân tộc Kinh từng đứng trước nguy cơ bị thất truyền.
Hiện nay, người dân tộc Kinh với cuộc sống ngày càng khá giả bắt đầu quan tâm làm thế nào kế thừa tốt di sản văn hóa sán lạn của dân tộc mình, đàn bầu có lịch sử hơn 400 năm đã chào đón một cơ hội mới.
Nghệ sĩ Tô Xuân Phát từ hồi nhỏ học đàn bầu nói, đàn bầu đã được ngày càng nhiều giới trẻ ưa thích, rất nhiều người đến học cụ kỹ năng diễn tấu và chế tạo đàn bầu, một số người trong số đó lại dạy cho các học sinh trung tiểu học dân tộc Kinh. Nghệ thuật đàn bầu cổ truyền này đang không ngừng phát triển trên ba đảo dân tộc Kinh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |