Mới đây, từ Tổng Cục Hải quan Trung Quốc phóng viên được biết, do được hưởng lợi của Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN chính thức đi vào hoạt động, tháng 1 năm nay, ASEAN đã vượt qua Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 21,48 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ.
Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2010, Khu vực mậu dịch tự do gồm 1,9 tỷ dân, với GDP 6 nghìn tỷ USD và kim ngạch thương mại lên tới 4,5 nghìn tỷ USD này đã trở thành Khu vực mậu dịch tự do lớn thứ ba thế giới và lớn nhất giữa các nước đang phát triển.
Mới đây, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài chúng tôi, Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Tiết Hãn Cần cho biết, năm 1991, Trung Quốc và ASEAN chính thức khởi động tiến trình đối thoại. Tuy sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN cất bước muộn hơn so với hợp tác với các nước Mỹ, Nhật Bản và Hà Quốc, nhưng 18 năm qua, quan hệ Trung Quốc--ASEAN phát triển nhanh chóng, sự tin cậy chính trị đã nâng cao rõ rệt, hợp tác trong các lĩnh vực không ngừng được mở rộng và sâu sắc, đã đặt nền tảng chính trị và kinh tế tốt đẹp cho việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do. Đại sứ Tiết Hãn Cần nói:
"Quan hệ Trung Quốc--ASEAN trong 18 năm qua đã phát triển nhảy vọt, quan hệ của chúng ta trong những năm qua đã trải qua ba giai đoạn, trước hết là xây dựng cơ chế đối thoại, thứ hai là tăng cường tin cậy lẫn nhau, xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, thứ ba là nâng cấp quan hệ này thành quan hệ đối tác chiến lược. Tuy trải qua ba giai đoạn, nhưng đã đi rất nhanh."
Điểm lại phát triển quan hệ Trung Quốc--ASEAN trong một năm qua, Đại sứ Tiết Hãn Cần rất hài lòng, bởi vì trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế, hai bên vẫn duy trì xu thế thăm viếng cấp cao, tháng 4 năm 2009, trong giờ phút gay gắt nhất của khủng hoảng, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đề xuất phương án cả gói về hợp tác kinh tế và tài chính tiền tệ với các nước ASEAN, đã tăng thêm niềm tin cho các nước ASEAN ứng đối khủng hoảng. Đồng thời, việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN tiến triển thuận lợi, tháng 8 năm 2009, hai bên ký "Hiệp định Đầu tư", một hiệp định quan trọng cuối cùng của "Hiệp định khung Hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc--ASEAN", đã tạo thuận tiện cho việc xây dựng toàn diện Khu vực mậu dịch tự do, có ý nghĩa quan trọng đối với hai bên triển khai thương lượng hữu nghị, hợp tác cùng có lợi, cùng thắng.
Thống kê cho thấy, tháng 1 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN của Trung Quốc là 10,55 tỷ USD, tăng 52,8%, kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN của Trung Quốc là 10,93 tỷ USD, tăng 2,2 lần. Do nhập khẩu sản phẩm ASEAN với số lượng lớn, Trung Quốc nhập siêu từ ASEAN là 380 triệu USD, trong khí đó, cùng kỳ năm 2009, Trung Quốc xuất siêu với ASEAN là 1,87 tỷ USD.
Hiện nay, ASEAN đang dốc sức thúc đẩy xây dựng khối Cộng đồng, trong khi đó, Trung Quốc cũng đang xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Đại sứ Tiết Hãn Cần cho rằng, trong thời kỷ này, việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN nói lên quan hệ hợp tác song phương đã bước lên tầm cao mới. Đại sứ nói:
"Tôi cho rằng, '10+1' là nền tảng trong các mô hình hợp tác Đông Á, nhất là lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại. Nếu mô hình hợp tác này thu được thành công sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển then chốt, ASEAN thông qua việc xây dựng nhất thể hóa, cũng đang dốc sức thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, mục tiêu của hai bên là nhất trí, nếu việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN có thể đẩy nhanh hơn nữa, tất sẽ thúc đẩy phát triển của khu vực, và đóng vai trò to lớn đối với việc xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế và cải cách mở cửa của Trung Quốc."
Tổng Cục Hải quan Trung Quốc cho biết, hiện nay, Hải quan các nơi Trung Quốc đã tích cực áp dụng biện pháp, thúc đẩy việc thông quan tiện lợi cho hàng hóa ASEAN. Là cửa khẩu chủ yếu mà hàng hóa ASEAN đi vào Trung Quốc, Hải quan Thâm Quyến đã áp dụng "hệ thống kiểm tra thông quan tự động" tại cửa khẩu đường bộ, tốc độ kiểm tra và thông quan của xe hơi đã nâng cao hơn 20 lần.
Hải quan ở các cửa khẩu Bằng Tường, Đông Hưng v.v của Quảng Tây đều áp dụng cơ chế thông quan 24 trên 24 giờ, không có ngày nghỉ, hẹn thông quan 24 giờ, thực hiện các biện pháp ưu tiên xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Tại các cửa khẩu ở Vân Nam, Trung Quốc, việc vận chuyển qua con đường quốc tế Trung--Việt sẽ trở thành "vận chuyển trực tiếp từ khởi điểm đến điểm đích", các sản phẩm như hoa tươi, hải sản v.v trong thương mại song phương sẽ giảm được các khâu trung gian, có lợi cho việc nhanh chóng mở rộng quy mô thương mại.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |