• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Ngày Nhà giáo Trung Quốc Hát ca khúc Học đường

    2016-09-11 12:12:59     cri


    Ca dao Nhà Trường hoặc gọi là Ca khúc Học đường

    Tháng 9 hằng năm là mùa khai giảng năm học mới, sau hai ba tháng nghỉ hè thảnh thơi, tất cả các bạn đang trong lứa tuổi học sinh đều cắp sách trở lại nhà trường, gặp lại thầy cô giáo và bè bạn cùng trường. Bắt đầu bận rộn với vô số bài tập và các cuộc kiểm tra học kỳ.

    Nhân dịp khai giảng năm học mới, từ Bắc Kinh xa xôi chúng tôi xin chúc tất cả các bạn học sinh Trung Quốc và Việt Nam học tập có nhiều tiến bộ mới, thành tích không ngừng nâng cao.

    Mồng 10 tháng 9 là ngày Nhà giáo Trung Quốc, trong ngày kỷ niệm quan trọng này, các trường học trên khắp cả nước Trung Quốc đều vang lên nhiều ca khúc học đường để chúc mừng thầy cô. Vậy Ca khúc học đường bắt đầu xuất hiện trong thời buổi nào và có phong cách ra sao? Trong chương trình hôm nay, xin mời quý vị và các bạn thưởng thức một số ca khúc học đường Trung Quốc, đây là món quà năm học mới tặng các bạn học sinh đang có mặt bên máy thu thanh hoặc đang lướt mạng CRI và cũng là món quà đặc biệt kính tặng các nhà giáo Trung Quốc mồng 10 tháng 9.

    chúng tôi xin chúc tất cả các bạn học sinh Trung Quốc và Việt Nam năm học mới có nhiều tiến bộ mới, thành tích học tập không ngừng nâng cao.  Ca khúc Sân trường ban mai mai do giọng ca Vương Khiết Thực và Tạ Lệ Tư song ca thịnh hành trong những năm 80-90 thế kỷ 20 trong khắp các trường các cấp  Trung Quốc.

    Ca khúc: Sân trường ban mai

    Nghệ sĩ Vương Khiết Thực và Tạ Lệ Tư

    lời ca có đoạn:

    Men theo con đường trong sân trường quen thuộc

    Đọc sách dưới bóng cây ban mai

    Các bạn thân mến, gốc cây con thân yêu

    Chúng ta cùng tắm mình trong ban mai sương sớm

    Chúng ta cùng ghi nhớ giờ phút đẹp đẽ này

    Cho đến khi trưởng thành gốc cây cao lớn

    Ở Trung Quốc thường gọi ca khúc học đường là ca dao sân trường. Ca khúc học đường thường được đông đảo các bạn học sinh Trung Quốc yêu thích và lưu hành trong cộng đồng học sinh ở hầu hết các trường, các ca khúc học đường thường mô tả sinh hoạt và học tập nhà trường và nội tâm cũng như sự cảm nhận của các bạn học sinh trẻ tuổi. Những ca khúc này thường có giai điệu sôi nổi, dạt dào sức sống của tuổi trẻ.

    Ca khúc đọc đường xuất hiện sớm nhất tại các trường học Nhật Bản. Phần lớn âm nhạc Nhật Bản trước thời kỳ Minh Trị Duy Tân những năm 60 thế kỷ 19 thuộc loại âm nhạc cung đình, gọi là Nhã nhạc, giai điệu của loại âm nhạc này trầm ngâm kéo dài, chỉ những người quý tộc giàu có mới thừa thời gian để thưởng thức, các học sinh rất không ưa loại âm nhạc này. Về sau, Bộ Văn hóa Nhật Bản phát động phong trào xã hội sáng tác ca khúc phù hợp thị hiếu của học sinh. Thế là những ca khúc học đường phản ánh sinh hoạt nhà trường bắt đầu xuất hiện tại Nhật. Song chịu sự gò bó của âm nhạc truyền thống, cho nên loại ca khúc học đường này vẫn chưa có sự đột phá lớn.

    Năm 1868, ông Wikipedia sáng tác ca khúc "A Phòng tiên sinh" với giai điệu thanh thoát, ngắn, trữ tình và mang phong cách dân ca đậm đà, ngay tức khắc đã được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vào thời kỳ Minh Trị Duy Tân, trong chiến dịch tấn công Mạc phủ Tokugawa, các chiến sĩ quân Chính Phủ Nhật đã ngân vang ca khúc "A Phòng tiên sinh" xông lên trước lửa đạn chiến dịch. Từ đó, mọi người gọi loại hình ca khúc này là "Ca khúc học đường".

    Vào giữa thập niên 70 thế kỷ 20, ca khúc học đường bắt đầu xuất hiện tại Đài Loan Trung Quốc rồi phát triển rất nhanh. Ca khúc "Truyền nhân của Rồng" do nhạc sĩ Hầu Đức Kiện sáng tác, "Đường mòn thôn quê", "Vịnh Bành Hồ quê ngoại" của nhạc sĩ Diệp Gia Tu, ... đều ra mắt trong giai đoạn này. Từ năm 1974 đến năm 1980 là thời kỳ ca khúc học đường phát triển đến đỉnh cao, riêng Đài Loan xuất hiện những hơn 300 bài hát học đường, trong đó được hoan nghênh nhất và nổi tiếng nhất là ca khúc "Tuổi thơ" của nhạc sĩ nổi tiếng Đài Loan La Đại Hữu. Bài hát này kể về một học em học sinh tiểu học suốt ngày chỉ nghĩ đến các trò chơi, thầm yêu trộm nhớ cô bạn lớp bên cạnh, suốt ngày cứ mơ mơ hồ hồ, cô đơn một mình, chỉ mong tuổi thơ của mình mau mau qua đi.

    Các ca khúc học đường của Trung Quốc đại lục từ ban đầu đã chịu sự ảnh hưởng trực tiếp nhất và sâu sắc nhất của các ca khúc học đường của Đài Loan Trung Quốc. Tháng 4 năm 1994, băng nhạc mang tên "Ca khúc học đường 1" do Công ty Băng đĩa nhạc Đại địa phát hành, hai ca khúc "Cô bạn cùng bàn" và "Anh bạn nằm trên giường tầng trên" trong băng nhạc này do anh Cao Hiểu Tùng, sinh viên trường Đại học Thanh Hoa nổi tiếng Trung Quốc sáng tác nhạc và lời đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho mọi người, hai bài hát này đã đưa ca khúc học đường của Trung Quốc đại lục lên đến đỉnh cao.

    Ca khúc "Cô bạn học cùng bàn" do giọng ca Lão Lang trình bày có lời rất mượt mà, như một bài tản văn rất hay:

    Ca khúc  Cô bạn cùng bàn

    Ca sĩ Lão Lang

    Lời ca có đoạn:

    Phải chăng ngày mai em nhớ lại

    Trang nhật ký em viết hôm qua

    Phải chăng ngày mai em vẫn nhớ

    Mình từng là cô bé hay khóc nhè

    Các thầy cô đều không còn nhớ

    Cô em không trả lời được vấn đề

    Anh cũng chỉ vô tình giở am bum

    Mới nhớ đến em, cô bạn cùng bàn.

    Ai là người đã cưới em, cô bạn đa sầu đa cảm

    Ai là người đã đọc trang nhật ký của em

    Ai là người đã búi mớ tóc dài của em

    Ai là người đã may cho em tà áo cưới.

    Em cứ bảo còn lâu mới tốt nghiệp

    Chỉ trong nháy mắt mà đã mỗi đứa mỗi ngả

    Ai là người đã gặp em, cô bạn đa sầu đa cảm

    Ai là người dỗ dành em, cô bạn hay khóc nhè

    Ai là người đọc thư anh gửi cho em

    Ai là người đã vứt thư anh bay theo chiều gió

    Giai điệu các ca khúc học đường đơn giản, thanh thoát khoan khoái. Bất kể là mô tả về cảnh vật, hay trăng gió, hay tình yêu, ngụ ý khung cảnh trong lời bài hát thường mang lại cho người nghe một cảm giác đẹp tuyệt vời.

    Ca khúc học đường thường nhấn mạnh tuổi trẻ trôi qua nhanh, bộc bạch ánh mắt quay đầu nhìn lại thời thanh xuân của các giọng ca trẻ sắp dấn thân vào xã hội. Chúng ta có thể tìm thấy bóng hình của mình trong lời ca tiếng hát, liên tưởng đến sinh hoạt nhà trường.

    Thứ gì đáng quý nhất của năm tháng? Đó là đời học sinh hạnh phúc. Thứ gì đáng ghi nhất của thời giờ? Đó là đời học sinh đẹp đẽ nhất.

    Năm 2000, Lư Canh Tuất, sinh viên chuyên ngành khoa học tự nhiên trường Đại học Thanh Hoa đã sáng tác bài hát "Hoa Hồ điệp", bài hát này đã được truyền đi rất nhanh trong các trường đại học ở Bắc Kinh, một dạo trở thành "Ca khúc nhà trường". Giai điệu bài hát này mang một chút nỗi buồn mang mác và thương cảm bởi thất tình, rất giống phong cách âm điệu của Ca khúc học đường.

    Còn nhớ chăng bông hoa Hồ điệp dưới ánh nắng tuổi thơ

    Hoa nở trên đầu em tươi đẹp trong trắng lành lặn

    Dần dần lớn lên, nỗi lòng bất giác đổi thay

    Lời thề trung thủy của mối tình đầu

    Không chịu nổi gió đập mưa vùi

    Các ca khúc học đường mang trên mình biết bao ước mơ mộng tưởng, đã gửi gắm vào ký ức của biết bao người. Khi tuổi thanh xuân đã trôi đi, hết thảy mọi chuyện đã qua trở thành những giai điệu trong sáng chứa đựng trong cõi lòng của các thế hệ từng là học sinh, và luôn luôn gảy giây đàn của tâm hồn, đây chính là ca khúc học đường, là năm tháng trong trắng nhất của chúng ta.

    Những nhân tố ảnh hưởng đến sáng tác ca khúc học đường của các tác giả, ngoài làn điệu dân ca bản xứ ra, còn có âm nhạc kinh điển của các nước Âu-Mỹ, có những ca khúc đi cùng năm tháng, có những ca khúc giai điệu chậm trữ tình, ví dụ như những ca khúc 《Sound of Silence》、《Country Road》、《Five Hundred Miles》và 《Yesterday Once More》... Những bài hát kinh điển này rất dễ truyền đi rộng rãi, lại thêm giai điệu chầm chậm rất dễ được phần lớn các sinh viên tiếp thu, cho đến nay, giai điệu những bài hát nói trên thường vang lên trong loa phóng thanh các trường đại học ở Trung Quốc.

    Những ca khúc học đường ra đời từ cộng đồng học sinh, cho nên nó cũng đại diện cho cộng đồng học sinh. Nếu coi đây là một loại hình âm nhạc, thì có lẽ ca khúc học đường cũng bị cuốn đi như làn gió, thế nhưng đã là một nền văn hóa, chúng tôi tin rằng, ca khúc học đường sẽ được lưu truyền mãi mãi cùng với năm tháng.

    Cuối cùng mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc học đường Việt Nam "Mái trường thân yêu" rất đỗi quen thuộc trong cộng đồng học sinh Việt Nam.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>