Hạ Vi xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình "Văn nghệ cuối tuần" của CRI phát vào chủ nhật hàng tuần. Mới đây, tôi đọc một bài văn trên Wechat nhan đề "Thư tình giữa Cố Thành và Tạ Việp", ghi chép những thư tình lãng mạn giữa hai nhân vật nổi tiếng thời dân quốc Trung Quốc Cố Thành và Tạ Việp.
Bài văn viết, "Khi mua vé, anh chưa nhìn thấy em, đáng nhẽ mình cách nhau rất gần, bởi ghế ngồi của chúng mình giáp nhau. Khi tàu chuyển bánh, anh có nhìn thấy em không? Anh nói chuyện với người khác, như đang tránh khỏi một không gian, một mảnh vườn xanh mát. Đến ga Nam Kinh, người khác chiếm chỗ ngồi của em, em không nói gì, mà cứ đứng ở bên anh. Anh bỗng cảm thấy là lạ, có lẽ muốn đứng lên, nhưng sau đó lại ngồi xuống. Anh bắt đầu cảm nhận được em với mái tóc mượt mà sau lưng. Anh lấy bút vẽ ra, vẽ người già và trẻ em, một cặp vợ chồng, một thanh niên nhà máy hóa học với mặt mày ủ ê. Anh vẽ hết những người xung quanh em, nhưng lại không vẽ em. Bởi anh thấy em xinh đến mức chói mắt, khiến ánh mắt anh không thể nào dừng lại trên người em."
Cố Thành và Tạ Việp
Đây là bức thư tình nhà văn Cố Thành viết cho vợ Tạ Việp năm 1979, lúc đó, hai người tình cờ gặp nhau trên tàu hỏa.
Các bạn vừa nghe bài "Truyền kỳ" qua giọng hát của ca sĩ Lý Kiện. Trước bài hát này, Hạ Vi đã đọc cho các bạn nghe bức thư tình nhà văn Cố Thành viết cho Tạ Việp, cô gái mà Cố Thành tình cờ gặp trên tàu hỏa, về sau cũng là vợ của Cố Thành.
Ca sĩ Lý Kiện
Sau đó, Tạ Việp viết thư trả lời rằng: "Anh là một người thật lạ, theo cách nói của bố em, anh có lẽ là một tên bịp, khi anh đưa cho em địa chỉ, anh có vẻ lịch sự nhưng lại tức giận. Để có thể đi tìm anh, em đã bịa ra nhiều lý do. Em đi dọc theo con đường có nhiều cây Bạch Dương, rồi gõ cửa nhà anh, mẹ anh mở cửa cho em, dường như mẹ anh đã biết em, bà nhìn chăm chú vào mắt em. Anh bước ra ngoài, có vẻ chưa tỉnh dậy, bút máy đen cứ để trong túi áo. Anh không nên bàn luận triết học với em, bởi vì vết bút mực dính trên áo của anh trông rất buồn cười, em muốn nhắc nhở anh, nhưng lại phát hiện chỗ khác bên túi áo cũng có nhiều vết bút mực, rồi mới biết rằng thì ra đây là thói quen của anh. Em để lại địa chỉ của em cho anh, còn ngây ngô báo cho anh ngày em ra đi. Đến ngày em lên đường, anh đến đón em, nhưng chúng mình chẳng nói gì hết, chúng mình đều biết rõ câu chuyện mới bắt đầu, chứ không phải là từ biệt."
"Anh sẽ viết thư cho em chứ? Anh bảo rằng anh sẽ viết. Thế viết bao nhiêu nhỉ? Anh lấy tay ra hiệu, ít nhất phải dày như hai cuốn tiểu thuyết dài."
Trên đây là bức thư trả lời của Tạ Việp viết cho nhà văn Cố Thành, quãng thời gian đó về sau được coi là thời gian tốt đẹp nhất trong cuộc đời hai người. Bất kể sau đó đã xảy ra việc gì, những bức thư tình này luôn là mối tình lãng mạn nối liền hai trái tim. Trong thời đại ngày nay, cách tỏ tình thay bằng gửi phong bì qua điện thoại bắt đầu thịnh hành trong giới trẻ, nhưng Hạ Vi lại hết sức tưởng nhớ những năm tháng ngây thơ đó khi còn dùng bút viết thư. Trong chương trình "Văn nghệ cuối tuần" hôm nay, Hạ Vi sẽ trò chuyện với các bạn về những bức thư tình trong thời dân quốc Trung Quốc .
Các bạn đang nghe ca khúc "Thư tình" qua giọng hát của ca sĩ Trương Học Hữu. Trong thời đại hiện nay, tin nhắn được gửi thường xuyên, mạng lưới viễn thông cũng ngày càng phát triển, còn có bao nhiêu người vẫn viết thư nhỉ? Viết thư là cách truyền đạt tình cảm cổ kính và mộc mạc nhất, nhưng lại rất dễ thể hiện tấm lòng chân thành của người viết thư. Một bức thư từ nơi xa gửi đến, phải phiêu bạt qua mấy thành phố, mong ngóng chờ đợi rất lâu mới đến tay của người nhận thư, trong đó còn được phân loại, vận chuyển, chuyển giao qua bao nhiêu đôi bàn tay. Bạn từng trải qua những năm tháng viết thư không, tâm tình chờ đợi đó, bạn còn nhớ được chứ? Tâm trạng hồi hộp lại đầy niềm vui, còn có một chút sợ hãi, ngoài ra, sự khát khao được đọc thư và niềm vui khi bốc thư, tuy chỉ là một tờ giấy nho nhỏ, nhưng lại tràn đầy tình người thế gian của thời đại đó. Có người cho rằng, thời dân quốc Trung Quốc có bốn bức thư tình đẹp nhất, đó là cuốn "Bức thư hai xứ" của nhà văn Lỗ Tấn, "Bức thư nhà Tùng Văn" của nhà văn Thẩm Tùng Văn, "Bút ký Ái Mi" của nhà thơ Từ Chi Ma và "Ở hải ngoại gửi thư cho Ni Quân" của Chu Tương.
Lỗ Tấn và Hứa Quảng Bình
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Lỗ Tấn trong bức thư gửi cho người vợ Hứa Quảng Bình viết rằng: "Những bức thư anh gửi cho em đều phải đưa đến bưu điện, anh không thích cái thùng màu xanh đặt bên đường phố, anh luôn nghi ngờ, liệu như vậy có chậm hơn không." Hồi đó, nhà văn Lỗ Tấn được gọi là "Chiến sĩ cách mạng", nhưng không ngờ cũng có mặt tình cảm ấm áp và lãng mạn như vậy. Trong thư, ông Lỗ Tấn gọi Hứa Quảng Bình là "Cô ngoan" và "Con dím nhỏ", và tự xưng mình là "Con voi bé", trong thư toàn kể những việc nhỏ, lời văn không kiểu kỳ, không văn vẻ, chỉ là những lời nói về cuộc sống tầm thường. Trong số các bức thư tình của nhà văn thời dân quốc Trung Quốc, "Bức thư hai xứ" là bình thường nhất, nó giống như một ấm trà, chỉ đôi lúc thấy ngòn ngọt, nhưng đọc hết cuốn sách, bạn sẽ cảm thán về sự ăn ý về mặt tư suy và tâm hồn của hai người, cũng giống như một cốc trà vậy, uống mãi mà không thấy chán, hai người có thể đi suốt cả cuộc đời.
Từ Chí Ma và Lục Tiểu Mạn
Khác với "Bức thư hai xứ" của Lỗ Tấn, bức thư tình "Bút ký Ái Mi" nhà thơ Từ Chí Ma viết cho người yêu Lục Tiểu Mạn, thì giống như một lọ mật Khi Từ Chí Ma tỏ tình với Lục Tiểu Mạn, hai người đều đã kết hôn, nhưng trong những bức thư tình của họ, chúng ta vẫn cảm nhận được tình cảm yêu đương nồng nàn của họ, không kém thua các cặp đôi trai gái thoạt mới biết yêu. Lúc Từ Chí Ma viết thư tình cho Lục Tiểu Mạn, tình yêu của hai người vẫn còn chưa công khai, nên hai người yêu nhau rất vất vả. Trước thềm sang Châu Âu, Từ Chí Ma viết thư cho Lục Tiểu Mạn, nói rằng, "Long Long ơi, anh nhớ em vô cùng. Tối nay nếu vẫn không viết thư cho em, không để em nhìn thấy tấm lòng anh, thì anh không xứng đáng yêu em nữa, cũng không xứng đáng nhận được tình yêu của em. Hiện nay, anh chẳng ước gì, chỉ mong có thể chia bùi sẻ ngọt với em suốt đời. Em Long thân yêu ơi, lúc này em ngủ say chưa? Hít thở có đều đặn không? Tâm hồn của em được yên bình chưa nhỉ. Em có biết không, trên má của anh đang chảy hai hàng nước mắt, trong đêm nay anh nói chuyện với em, nhớ em, thương em, an ủi em, yêu em." Những lời nói ngọt ngào như vậy, chắc cũng chỉ Lục Tiểu Mạn mới chịu được.
Thẩm Tùng Văn và Trương Triệu Hòa
Câu chuyện giữa nhà văn Thẩm Tùng Văn và Trương Triệu Hòa rất nổi tiếng tại Trung Quốc, hai người giống như một cặp đôi thần tiên. Ông Thẩm Tùng Văn là người sống ở nông thôn miền Tây Hồ Nam, chỉ học hết tiểu học mà tình cờ được lên thành phố làm việc và có một cuộc tình sôi nổi với em sinh viên của mình Trương Triệu Hòa. Ông Thẩm Tùng Văn mất 8 năm theo đuổi Trương Triệu Hòa, trong 8 năm đó, Thẩm Tùng Văn đã viết nhiều thư tình cho Trương Triệu Hòa, những bức thư đó, bất kể là cô gái nào đọc đều thấy hết sức ngọt ngào. Thậm chí, ông Thẩm Tùng Văn cũng thẳng thắn nói rằng, Trương Triệu Hòa kết duyên với mình cũng là vì mình viết thư giỏi mới làm lay động lòng cô.
Có một bức thư, trong đó, ông Thẩm Tùng Văn viết rằng, "một ban ngày đã lấy đi đôi chút hơi thở thanh xuân, tuy năm tháng không thể làm hỏng được tia sáng mà em mang đến cho anh, nhưng anh đã thay đổi dần. Một cô gái luôn sống mãi dưới ngòi bút của nhà thơ, nhưng nhà thơ lại sẽ già đi. Tôi nghĩ đến việc đó thì trần trừ do dự rồi. Sinh mạng là một thứ dễ bị tan vỡ, không bằng một bông hoa chịu được phong ba bão táp của thời gian. Nên đối mặt với cuộc sống với đôi mắt yêu thiên nhiên. Điều này khiến anh biết trân trọng tình cảm nhiệt tình, và càng coi trọng sự găp gỡ ngẫu nhiên giữa người và người. Cùng một sự việc và cùng một con người, sẽ không xuất hiện lại một lần nữa, cả cuộc đời anh chỉ nhìn thấy một lần trăng tròn, anh cũng tự an ủi bản rằng, mình đã từng bước qua nhiều cây cầu, nhìn thấy nhiều đám mây, được uống nhiều loại rượu, nhưng chỉ yêu một người đang ở tuổi đẹp nhất." Đoạn văn này chất phác lại tràn đầy tình cảm, đã từng làm bao nhiêu trái tim phải cảm động, cũng giống như bài hát sau đây, mỗi câu hát đều là một lời nói chất phác, sống mãi trong lòng người nghe, mỗi khi nghe lại đều sẽ thấy cảm động. Bài hát "Em chỉ quan tâm anh" đến từ Đặng Lệ Quân gửi tới các bạn đang theo dõi chương trình bên máy thu thanh.
Trên đây là bài hát "Em chỉ quan tâm anh" đến từ giọng hát của ca sĩ Đặng Lệ Quân. Chương trình hôm nay, chúng ta cùng chia sẻ những bức thư tình trong thời dân quốc. Trước bài hát này, chúng ta đã tìm hiểu cuốn sách "Bức thư hai xứ" nhà văn Lỗ Tấn gửi cho Hứa Quảng Bình, "Thư nhà Tùng Văn" của nhà văn Thẩm Tùng Văn viết cho Trương Triệu Hòa và "Bút ký Ái Mi" của nhà thơ Từ Chí Ma gửi cho Lục Tiểu Mạn. Những bức thư đó đã ghi chép mối tình lãng mạn của họ, phong cách ngòi bút của mỗi nhà văn cũng rất khác nhau, Lỗ Tấn yên lặng, Từ Chí Ma vương vấn, Thẩm Tùng Văn thì sâu lặng, mỗi người một phong cách khác. Và sau đây là bức thư tình của một trong bốn tài tử trường Đại học Thanh hoa Chu Tương viết cho người vợ của mình "Ở hải ngoại gửi thư cho Ni Quân", trong đó đã thu tập 106 bức thư do ông Chu Tương viết cho người vợ kết hôn được hai năm Lưu Ni Quân trong khi lưu học tại nước ngoài. Trong những bức thư đó, có lời nói ngọt ngào như "Ni Quân, Ni Quân ơi, em có biết hiện nay anh yêu em đến mức nào không. Sau đây anh về nước, anh sẽ làm một người chồng tốt, một người cha tốt". Bên cạnh đó, cũng có những lời căn dặn về cuộc sống hàng ngày và lời nói quan tâm giữa hai vợ chồng. Ông viết rằng, "Em bận rộn như vậy còn viết một bức thư thật dài, anh làm sao mà yên tâm được. Em yêu ơi, anh không dám đòi em viết thư dài nữa, về sau em hãy viết ngắn đi". Tuy lời nói đơn giản, nhưng mỗi dòng mỗi chữ đều tràn đầy nỗi nhớ nhung và tình yêu nồng nàn của nhà văn Chu Tương dành cho người vợ của mình.
Chương trình hôm nay, Hạ Vi đã chia sẻ với các bạn bốn bức thư tình trong thời dân quốc Trung Quốc. Những bức thư đó, tiêm nhiễm pháo lửa và chiến tranh, nhưng dù sao thế sự loạn lạc đến mấy, cũng không giấu được mối tình nồng trai gái nảy sinh trong chiến loạn, thật là rung động lòng người. Hiện này đọc lại những bức thư đó, chúng ta vẫn thấy xúc động. Hôm nay, chúng ta cùng mở ra những bức thư tình trong thời dân quốc Trung Quốc, những bức thư tình và lời nói yêu đương, lưu truyền đến nay vẫn rất cảm động. Những nhà văn thanh nhã và tình yêu sôi nổi này là sự truyền kỳ của thời đại đó. Những năm tháng đó, tình cảm giữa người với người luôn phiêu bạt khắp nơi, những bức thư là cái nút duy nhất kết nối các cặp đôi lứa, đưa nỗi nhớ tình thương vào tờ giấy, thông qua các câu nói truyền đạt mối tình sâu thẳm. Trong khi chứng kiến mối tình lãng mạn phá vỡ khuôn khổ của quan niệm phong kiến, chúng ta cũng thấy được bối cảnh lớn trong thời đại đó. Nếu có thời gian, các bạn có thể lấy ra bút giấy, viết một bức thư tình tuy lỗi thời nhưng đầy ý nghĩa nhé, tuy rất chậm nhưng sẽ tạo nên càng nhiều câu chuyện đẹp đẽ và lãng mạn cho bạn, lưu lại thời gian tốt đẹp. Chương trình hôm nay đến đây tạm dừng, cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, phần cuối chương trình là bài hát "Đúng như tính ôn tồn của anh" đến từ ca sĩ Thái Cầm. Thân ái chào tạm biệt.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |