230815/vnct.mp3
|
Thưa quý vị và các bạn, dân ca Trung Quốc có truyền thống lâu đời, những bài dân ca đi cùng năm tháng thì nhiều như ngàn sao lấp lánh trên bầu trời, Top 10 bài dân ca nổi tiếng nhất Trung Quốc mà hôm nay HV giới thiệu chủ yếu căn cứ theo các nhân tố tổng hợp như độ thịnh hành, du dương, ảnh hưởng, v.v.
Thưa quý vị và các bạn, làn điệu mà các bạn vừa nghe là bài dân ca tỉnh Thanh Hải mang tên "Ở nơi xa vắng". Giai điệu của bài hát "Ở nơi xa vắng" bắt nguồn từ dân ca dân tộc Ca-dắc, là một trong những ca khúc của người Hoa được truyền hát rộng rãi nhất trong phạm vi toàn thế giới, được tôn vinh là "Báu vật nghệ thuật, viên ngọc sáng trên vương miện" trong các bài dân ca Trung Quốc.
Mùa thu năm 1939, khi quay ký sự mang tên "Dân tộc muôn năm" bên bờ hồ Thanh Hải, nghệ sĩ Vương Lạc Tân đã làm quen với một cô gái dân tộc Tạng tên là Chuo Ma, cô là con gái của một thủ lĩnh dân tộc Tạng. Trong thời gian 3 ngày ở bên nhau, Chuo Ma xinh đẹp, tính tình hoạt bát đã để lại ấn tượng sâu sắc cho nghệ sĩ, nghệ sĩ đã sáng tác bài hát này cho cô. Được biết, trong quá trình quay phim chỉ trong 3 ngày, hai người cùng cưỡi một con ngựa, phi nước đại bên bờ hồ Thanh Hải, giống như lời ca miêu tả, chiếc roi chăn cừu của Chuo Ma đã "quất" nhè nhẹ lên người nghệ sĩ Vương Lạc Bân. Sau khi chia tay, trên đường về Tây Ninh, nghệ sĩ Vương Lạc Bân cảm thấy trong lòng trống vắng buồn bã, ông đã mượn làn điệu dân ca sáng tác bài hát kinh điển bất hủ này.
"Ở nơi xa vắng, có một cô gái đẹp, bất cứ ai đi qua lều của cô, đều sẽ quay đầu ngó nhìn quyến luyến. Ước gì tôi có thể biến thành một chú cừu con, hàng ngày được ở bên cô, được chiếc roi xinh xinh quất nhè nhẹ lên lưng".
Nghệ sĩ Vương Lạc Tân
Dân ca Trung Quốc có truyền thống lâu đời, từ xã hội nguyên thủy, tiên tổ đã bắt đầu ca hát trong các hoạt động săn bắn, tế tự, nghi lễ, tìm bạn đời, v.v.. Trong hàng ngàn năm qua, dân ca giống như hoa dại trên cánh đồng mùa xuân, san sát rậm rạp, bừng bừng sức sống.
Bài dân ca xếp vị trí thứ hai trong Top 10 bài dân ca nổi tiếng nhất Trung Quốc là "Tình ca Khang Định" của tỉnh Tứ Xuyên. Khang Định nằm ở vùng giáp ranh giữa Tứ Xuyên và Tây Tạng, miền Tây Trung Quốc, trong thành phố có núi tuyết cao 7.556 mét, độ cao trung bình của cả thành phố cao 2.560 mét so với mặt biển, thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, đậm đà bản sắc dân tộc Tạng.
Bài dân ca "Tình ca Khang Định" được sáng tác vào thập niên 40 thế kỷ 20, một trong ba giọng nam cao nổi tiếng thế giới người Tây Ban Nha Domingo đã trình bày bài dân ca này trong Đêm diễn cá nhân của mình, ngoài ra "Tình ca Khang Định" cũng là ca khúc đầu tiên được đưa lên vũ trụ. Trong những năm 90 thế kỷ 20, để tìm kiếm tri âm của loài người trên vũ trụ, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ đã phóng một quả vệ tinh nhân tạo. Họ không những đã ghi âm tiếng kêu tiếng hót của các loại động vật chim muông và ngôn ngữ của các chủng tộc người trên trái đất từ trên vệ tinh, mà còn chọn lọc 10 ca khúc mang tính đại diện nhất trong phạm vi toàn cầu, "Tình ca Khang Định" chính là một trong mười ca khúc tiêu biểu nhất được đưa lên vũ trụ bằng vệ tinh nhân tạo này.
"Thong dong cưỡi ngựa trên núi
Có áng mây bồng bềnh đang trôi
Ánh mặt trời chiếu xuống thành phố Khang Định
Nhà họ Lý có chị cả xinh đẹp
Chị cả hảo tâm lại tốt bụng
Nhà họ Trương có anh cả tài ba
Anh cả đã phải lòng chị cả"
Thưa quý vị và các bạn, các bạn đang nghe là bài dân ca Giang Tô xếp thứ ba trong Top 10 bài dân ca nổi tiếng nhất Trung Quốc "Hoa Nhài".
"Hoa Nhài" là bài dân ca với lịch sử lâu năm nhất, thịnh hành rộng rãi nhất của Trung Quốc, trong kịch bản một vở kịch xuất bản vào năm vua Càn Long đời nhà Thanh, có ghi chép bài hát này. Bài dân ca "Hoa Nhài" có nhiều phiên bản mang đặc sắc các địa phương Trung Quốc, nhưng phiên bản thịnh hành tại vùng Giang Nam Trung Quốc được truyền bá rộng rãi nhất, mang tính đại diện nhất.
Năm 1804, Bí thư của Đại sứ Anh tại Trung Quốc nhiệm kỳ đầu tiên John Bello đã cho xuất bản cuốn "Du ký Trung Quốc" của mình, có lẽ trong mắt ông, "Hoa Nhài" là đại diện cho dân ca Trung Quốc, do vậy ông đặc biệt đăng tải bản nhạc của bài "Hoa Nhài" trong tác phẩm của mình, do vậy bài hát này đã được biết đến tại khu vực châu Âu và Nam Mỹ.
Năm 1924, bậc thầy ô-pê-ra nổi tiếng thế giới, nhạc sĩ I-ta-li-a Puccini đã sử dụng làn điệu của bài dân ca "Hoa Nhài" làm một trong những bài nhạc nền chính trong vở kịch ô-pê-ra nổi tiếng của mình mang tên "Turandot". Từ đó, hương thơm của dân ca Trung Quốc "Hoa Nhài" đã được lan tỏa rộng rãi hơn tại nước ngoài theo sự lưu truyền của vở kịch ô-pê-ra kinh điển này.
"Bông hoa nhài xinh xinh, tỏa hương thơm thoang thoảng, vừa thơm, vừa trắng, ai nấy đều khen, để tôi hái em xuống, thân tặng cho mọi người".
"Núi cao xanh, dòng nước trong, cô gái núi A-li-xơn đẹp như dòng nước, chàng trai núi A-li-xơn sức trẻ trai tráng. Cô gái chàng trai không bao giờ chia ly, giống như nước biếc uốn lượn quanh non xanh". Hồi đó, bài hát "Cô gái A-li-xơn" của ca sĩ Đặng Lệ Quân đã khiến vùng núi A-li-xơn, khu thắng cảnh nổi tiếng của Đài Loan trở thành nơi mà ai cũng muốn được đến một lần trong đời.
Bài hát "Cô gái A-li-xơn" ra đời tại Trung Quốc đại lục vào năm 1947, là tác phẩm duy nhất của đạo diễn Hồng Công Trương Triệt, được phổ nhạc theo phong cách dân ca dân tộc Cao Sơn Đài Loan. Kết cấu âm nhạc của bài hát hết sức hoàn chỉnh, không những thể hiện tình cảm nồng thắm hợp nhất giữa nhân dân lao động với thiên nhiên, mà còn có thể chuyển thành điệu múa khí thế hào hùng, nhịp điệu rất mạnh mẽ. Sau đây, xin mời quý vị và các bạn thưởng thức bài dân ca "Cô gái núi A-li-xơn", dân ca dân tộc Cao Sơn Đài Loan xếp thứ 4 trong Top 10 bài dân ca nổi tiếng nhất Trung Quốc.
"Đi về miền Tây Bắc" là cuộc di cư lần thứ 5 nổi tiếng nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc, trong dòng sông lịch sử dài hơn 400 năm từ giữa đời nhà Minh đến đầu năm Trung Hoa Dân Quốc, biết bao người Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Bắc đã rời xa quê, đi làm ăn buôn bán ở miền Tây Bắc, đã nối liền hành hàng kinh tế và văn hóa giữa nội địa vùng Trung Nguyên và thảo nguyên Mông Cổ, đã lôi kéo sự phồn vinh và phát triển của khu vực Tây Bắc.
Sau đây, xin mời các bạn thưởng thức bài hát "Đi về miền Tây Bắc".
"Anh đến miền Tây Bắc, em khó giữ anh ở lại. Tiễn anh ra đến cổng, em lưu luyến không rời. Anh đi đường nhớ đi đường cái, trên đường cái người sẽ đông hơn, bắt chuyện làm bạn cho đỡ buồn".
Quý vị và các bạn thân mến, các bạn vừa nghe là 5 bài dân ca trong Top 10 bài dân nổi tiếng nhất Trung Quốc, trong chương trình Văn nghệ cuối tuần kỳ sau, HV sẽ giới thiệu tiếp 5 bài còn lại, mong quý vị và các bạn chú ý đón nghe.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |