• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Những bản nhạc dân tộc Trung Quốc

    2015-07-06 15:17:49     CRIonline
    Thưa quý thính giả và các bạn cư dân mạng thân mến, hoan nghênh các bạn đến với chương trình Văn nghệ cuối tuần. Hôm nay, Hải Vân xin giới thiệu với các bạn một số nhạc cụ dân tộc truyền thống của Trung Quốc, đồng thời xin mời các bạn thưởng thức một số bản nhạc dân tộc.

     Dàn chuông

    Trước hết, Hải Vân xin nhấn mạnh rằng, nhạc cụ dân tộc Trung Quốc mà Hải Vân giới thiệu trong chương trình hôm nay chủ yếu là nhạc cụ thịnh hành tại khu vực dân tộc Hán. Kể từ đời nhà Chu cách đây hơn hai ngàn năm, Trung Quốc đã có hơn 70 loại nhạc cụ dân tộc, đến nay nhạc cụ được sử dụng thường xuyên đã lên tới hơn 200 loại. Theo phương pháp diễn tấu và chức năng, có thể chia làm bốn loại: nhạc cụ bộ hơi, nhạc cụ bộ dây kéo, nhạc cụ bộ dây gảy và nhạc cụ bộ gõ.

    Trong đó thịnh hành rộng rãi nhất là sáo, dàn chuông, huân, tỳ bà, nhạc cụ ống tre và nhạc cụ bộ dây, hồ cầm, đàn cổ, đàn tranh, tiêu và trống, v.v.. Chương trình văn nghệ trước đây từng giới thiệu qua đàn cổ và đàn tranh, hôm nay, Hải Vân xin giới thiệu với các bạn dàn chuông, sáo, tỳ bà, tiêu và huân.

    Các bạn thân mến, các bạn đang nghe là bản nhạc được diễn tấu bằng dàn chuông và dàn nhạc dân tộc khác. Dàn chuông gồm một số chuông lớn nhỏ khác nhau, treo theo thứ tự trên một bộ khung gỗ, hình thành một bộ hoặc vài bộ, âm thanh âm điệu cao thấp của mỗi chiếc chuông đều khác nhau.

    Kể từ đời nhà Thương cách đây 3500 năm trước, Trung Quốc đã có dàn chuông, tuy nhiên dàn chuông lúc bấy giờ của một bộ nhiều nhất có ba chiếc chuông. Cùng với sự phát triển của thời đại, số lượng chuông của mỗi dàn chuông cũng không ngừng gia tăng. Dàn chuông cổ đại đa số được dùng trong diễn tấu cung đình, ít được sử dụng trong dân gian, mỗi khi gặp chiến tranh, thiết triều hoặc tế tự, đều diễn tấu dàn chuông.

    Nhà thơ đời nhà Đường Lý Bạch từng viết: "Thùy gia ngọc địch ám phi thanh/ Tán nhập xuân phong mãn Lạc thành". Tạm dịch là: Tiếng sáo ngọc nhà ai thoảng đưa tới/ Hòa trong gió xuân bay khắp thành Lạc Dương.

    Sáo là nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Hán, cũng là nhạc cụ bộ hơi mang tính đại diện nhất và mang đậm bản sắc dân tộc nhất trong các nhạc cụ dân tộc Hán. Tháng 5 năm 1986, tại di chỉ thời kỳ đầu của thời kỳ đồ đá mới ở phía đông làng Giả Hồ, huyện Vũ Dương, tỉnh Hà Nam, đã khai quật được 16 chiếc sáo xương thổi dọc được làm bằng xương thú và chim, cách đây đã hơn 8000 năm.

    Trong dàn nhạc dân tộc, sáo là nhạc cụ có vai trò quan trọng, được tôn vinh là "vua nhạc dân tộc". Sau đây, mời các bạn theo dõi bản nhạc sáo nổi tiếng "Cô Tô Hành". Bản nhạc này êm dịu tao nhã, đã thể hiện quang cảnh ban mai mờ sương, đình đài khuê các, nhịp cầu nước chảy và tâm trạng vui vẻ của mọi người khi đi du ngoạn.

    Cũng giống như sáo, văn nhân mặc khách thời cổ đại cũng rất có cảm tình đối với đàn tỳ bà, trong thơ Đường hay thơ Tống đều có rất nhiều câu thơ miêu tả đàn tỳ bà. Chẳng hạn như "Tỳ bà huyền thượng thuyết tương tư. Đương thời minh nguyệt tại, tằng chiếu thái vân quy", tạm dịch là "Tỳ bà thỏ thẻ nhớ nhung người. Bấy giờ vầng nguyệt sáng, đã chiếu áng mây trôi". "Tỳ bà khởi vũ hoán tân thanh, Tổng thị quan san ly biệt tình", tạm dịch là "Điệu vũ khởi lên, đàn đổi nhịp, Quan san ly biệt tình dạt dào", v.v. Nhà thơ đời Đường Bạch Cư Dịch còn viết một bài thơ dài có tên "Tỳ bà hành", thông qua miêu tả kỹ nghệ diễn tấu điêu luyện và câu chuyện bất hạnh của cô gái gảy đàn tỳ bà, vạch trần những hiện tượng bất công trong xã hội phong kiến như quan liêu hủ bại, cuộc sống lầm than, nhân tài mai một, bày tỏ đồng cảm sâu sắc đối với người con gái đó, đồng thời bộc lộ sự uất ức của nhà thơ khi bị cách chức một cách vô cớ.

     Đàn Tỳ bà Trung Quốc

    Đàn tỳ bà có lịch sử hơn 2000 năm, nhạc cụ được gọi là "tỳ bà" sớm nhất xuất hiện vào khoảng đời nhà Tần. Tỳ bà Trung Quốc đã truyền đến khu vực khác châu Á, phát triển thành đàn tỳ bà Nhật, Triều Tiên và Việt Nam. Sau đây, mời các bạn thưởng thức bản nhạc đàn tỳ bà nổi tiếng "Xuân giang hoa nguyệt dạ".

    Xuân giang hoa nguyệt dạ

    Tương truyền nhạc cụ tiêu là do vua Thuấn, tổ tiên dân tộc Hán sáng tạo, là một nhạc cụ có niên đại lâu đời nhất thời cổ đại Trung Quốc.

    Tiêu bài làm bằng tre sớm nhất mà chúng ta biết được là tiêu bài 13 ống Tăng Hầu Ất, cách đây hơn 2400 năm. Tiêu chia làm động tiêu và cầm tiêu, đều là ống đơn, thổi dọc. Tiêu thường được làm bằng tre, theo số lượng "lỗ âm" chia làm tiêu sáu lỗ và tiêu tám lỗ, âm sắc nhuần nhuyễn êm dịu, du dương tao nhã.

    Tiêu

    Chất liệu làm tiêu rất cầu kỳ, có yêu cầu khắt khe đối với màu sắc bên ngoài, đốt, độ phát âm, độ chấn động cũng như số lượng đốt của tre, trong đó tiêu 9 khúc là quý nhất trong các loại tiêu, chủ yếu dùng để diễn tấu và sưu tầm. Sau đây, mời các bạn thưởng thức "Táng hoa ngâm" được diễn tấu bằng tiêu động.

     Táng hoa ngâm

    Huân là một trong những nhạc cụ thổi lâu đời nhất, có khoảng 7000 năm lịch sử. Tương truyền, huân bắt nguồn từ một công cụ săn thú gọi là "sao băng đá". Thời cổ, mọi người thường dùng dây buộc quả bóng làm bằng đá hoặc bằng đất để ném chim thú. Có những quả rỗng ở bên trong, khi tung lên gặp gió sẽ phát ra tiếng. Về sau mọi người thấy thú vị, bèn lấy quả bóng "sao băng đá" đó thổi chơi, sau đó dần dần diễn biến thành huân.

    Huân

    Huân đã trải qua một giai đoạn phát triển lâu dài, vào khoảng 4000 đến 5000 năm trước, huân đã từ một lỗ âm phát triển thành hai lỗ âm, có thể thổi ra ba âm điệu. Đến thời kỳ Xuân Thu cách hơn 700 năm trước Công nguyên, huân đã có sáu lỗ âm, có thể thổi ra 7 âm điệu hoàn chỉnh.

    Mới đầu, huân phần lớn được làm bằng đá và xương, sau đó phát triển thành làm bằng đất, có nhiều hình dáng, trong đó hình quả lê phổ biến nhất. Sau đây mời các bạn thưởng thức bản nhạc huân.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>