Thành Trung: Đúng vậy chị ạ. Việt Nam có một ca khúc nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết hát, đó là bài "Quê hương", đã bày tỏ nỗi nhớ chùm khế quê hương ngọt ngào, tình làng nghĩa xóm gắn bó nhất và thân thiết nhất.
Ánh: Nỗi niềm xa nhớ quê hương là thứ tình cảm chung của loài người, trong cõi lòng của mỗi người, nơi có gốc cây cổ thụ đình làng, có mái nhà xưa, có ông bà cô bác chính là nơi khiến ta nhớ nhung nhất. Trung Quốc có câu: 近乡情更怯 có nghĩa là càng về gần đến quê thì trong lòng càng hồi hộp. Tất thảy những đổi thay của quê hương thường khiến ta vừa vui mừng nhưng đồng thời lại cảm thấy lâng lâng khó tả. Có bạn bày tỏ rằng, quê hương cũng như tuổi thanh xuân vậy, thường khiến lòng người vấn vương, thế nhưng bất cứ ai cũng đều không thể trở về ngày xưa được nữa.
Trung: Thành Trung cũng có cảm nhận như vậy. Sau khi du học tại Trung Quốc nhiều năm, mỗi khi trở về Việt Nam, về thăm quê, trong lòng Thành Trung lại trào dâng rất nhiều kỷ niệm ngây thơ trong trắng của đời học trò, thế nhưng tất cả bạn cùng lứa với Thành Trung đều đã lớn lên thành người, theo đuổi sự nghiệp và con đường sống khác nhau, mỗi khi gặp lại các bạn, ai cũng đều kể hoặc nhắc lại chuyện trường xưa bạn cũ ở quê hương.
Ánh: Vâng, Thành Trung học tập và sinh hoạt lâu năm tại Trung Quốc chắc đã phát hiện, tiến trình đô thị hóa của TQ đang phát triển rất nhanh, ngày càng nhiều người dân các vùng miền khác nhau ở Trung Quốc xa rời quê hương và người thân, toả đến khắp các nơi, đặc biệt là các thành phố khác để nhập cư làm ăn sinh sống, hình ảnh non nước của quê hương xa dần, rồi dần trở thành những hình ảnh gần gũi thân quen hiện lên trong ký ức.
Trung: Ở VN cũng vậy, cũng đang ngày càng nhiều bạn trẻ xa rời quê hương và cha mẹ, ra thành phố học tập hoặc mưu sinh, nỗi niềm xa nhớ quê hương của họ cũng da diết, cũng lắng sâu.
Ánh: Các bạn thân mến, trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần thời gian tới, chúng tôi sẽ không định kỳ giới thiệu với các bạn một số bài tản văn mang đề tài "Hương sầu", hay còn gọi là "Nỗi niềm nhớ quê", những bài tản văn này thông qua ký ức và miêu tả của các tác giả về hương đồng gió nội, phong tục tập quán trên quê hương thời niên thiếu, để kêu gọi mọi người trong xã hội coi trọng việc bảo vệ môi trường thiên nhiên tại các vùng nông thôn, gợi lên cho mọi người kỳ vọng xây dựng quê hương và hướng tới cuộc sống tươi đẹp.
Trung: Trong chương trình đêm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn tản văn nhan đề "Gốc đa trên quê hương" của nhà văn Hoàng Hà Lãng, ngoài ra còn mời các bạn thưởng thức một số ca khúc ca ngợi quê hương vùng dân tộc thiểu số Trung Quốc. Trước hết mời các bạn thưởng thức bài "Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó", do giọng ca nổi tiếng Trung Quốc Tơ-tơ-ma trình bày.
Nghệ sĩ nổi tiếng Tơ-tơ-ma
Ánh: Nghệ sĩ nổi tiếng Tơ-tơ-ma sinh năm 1947, bài dân ca Nội Mông "Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó" do chị trình bày vào năm 1979 liền được công chúng hoan nghênh và lan toả đi khắp đất nước Trung Quốc, chị được mọi người mệnh danh là "Chim Sơn ca trên thảo nguyên". Ca khúc "Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó" có đoạn:
Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó
Gió thổi cỏ xanh hoa nở khắp mọi nơi
Những chú tuấn mã như mây bay trên trời
Những cừu những bò như những hạt ngọc châu
Cô gái chăn nuôi cất tiếng ca vang xa
Tiếng hát vui vẻ tỏa vang tận chân trời
Trung: Các bạn thân mến, trên đây các bạn vừa nghe tản văn "Gốc đa trên quê hương" của nhà văn đương đại TQ Hoàng Hà Lãng. Phải chăng các bạn cũng từng hoặc đang đặt câu hỏi cho mình rằng: Vì sao con người ta lại hay nhớ đến quê nhà mình nhỉ? Có một cư dân mạng Trung Quốc viết rằng: Quê hương là nơi cất giữ tuổi thơ, cất giữ cả tuổi thanh xuân, tuổi trung niên của mỗi chúng ta, quê hương đã trở thành một phần không thể tách rời trên dòng đời chúng ta, và trở thành chính bản thân ta nữa. Quê hương không phải là thứ hàng hóa, không phải là nơi thắng cảnh để đi du lịch, không phải là tấm vé khứ hồi bán cho bất cứ hành khách nào theo giá quy định, và cũng không phải là nơi để đến nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần của mọi người. Quê hương là nơi chứa đựng mồ hôi và nước mắt mà các nơi thắng cảnh du lịch khác không có được, do vậy mà trong ký ức của những người xa quê luôn nhớ về những người thân, bến nước, con đò, nhịp cầu hoặc cả dãy phố đoạn đường trên quê hương.
Ca sĩ trẻ Chi-khơ-jun-yi dân tộc Di Trung Quốc
Ánh: Tiếp theo chương trình, mời các bạn thưởng thức bài hát "Đưa con lên đỉnh núi" do giọng ca trẻ Chi-khơ-jun-yi dân tộc Di Trung Quốc thể hiện. Chi-khơ-jun-yi sinh năm 1988 tại huyện Cam Lạc, Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, cô là thí sinh đoạt giải ba trong cuộc thi "Giọng hát hay Trung Quốc" năm 2012 do Đài Truyền hình tỉnh Chiết giang Trung Quốc xây dựng. Bài hát "Đưa con lên đỉnh núi" có đoạn:
Bản làng tươi đẹp
Là thiên đường trong mơ
Tiếng khèn mẹ thổi trong đêm
Gọi người con đang phiêu bạt phương trời
Nghe tiếng khèn trên đỉnh núi cao
Là tiếng gọi đến từ thiên đường.
Trung: Tình yêu quê hương là tiếng sáo vang vọng, du dương từ xa xôi truyền đến, tình yêu quê hương là câu chuyện huyền thoại cổ xưa, tươi đẹp và rung động lòng người; quê hương là hũ rượu nồng lâu năm, thơm ngon say đắm lòng người...
Anh Ta-sken dân tộc Ca-dắc-xtan
Ánh: Vào phần cuối của chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn thưởng thức bài dân ca "Bông hồng đáng yêu", bài dân ca này của dân tộc Ca-dắc-xtan, do anh Ta-sken dân tộc Ca-dắc-xtan trình bày. Quê hương của Ta-sken ở U-rum-xu, Thủ phủ Khu tự trị Uây-ua Tân Cương, anh tốt nghiệp chuyên ngành Toán học tại trường Đại học Tân Cương, nhưng lại đam mê ca nhạc. Tháng 7 năm 2013, anh đã tham gia mùa thứ hai cuộc thi "Giọng hát hay Trung Quốc", trở thành thí sinh xuất sắc đoạt giải nhì trong cả mùa thi của huấn luyện viên Trương Huệ Muội, nghệ sĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc, giọng ca nam ngọt ngào ấm áp du dương đi vào lòng người của anh rất được đông đảo công chúng yêu ca nhạc Trung Quốc hâm mộ.
Trung: Ca từ bài "Bồng hồng đáng yêu" có đoạn:
Bông Hồng Sai-di-ma-ri-a đáng yêu
Hôm đó anh cưỡi ngựa đi săn trên núi
Vừa lúc em hát điệu như mây vờn dưới núi
Giọng ca em làm anh ngây ngất
Anh từ trên núi ngã lăn xuống
Ôi chà chà
Giọng hát em như mây vờn dưới núi.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |