Ngọc Ánh:31 tháng 8, là ngày cuối cùng của tháng tám rồi, học sinh các trường trung học và tiểu học đều phải đến trường tập chung để chuẩn bị đón chào năm học mới rồi.
La Thành: Vậy là hơn hai tháng nghỉ hè đã trôi qua chóng vánh, ngày mai, các em học sinh lại cắp sách đến trường, bận rộn với nghe thầy cô giảng bài trên lớp và một đống bài tập về nhà làm.
Ngọc Ánh: Vậy thì trước thềm niên khóa năm học mới, từ Bắc Kinh xa xôi, Ngọc Ánh và La Thành --- xin chúc các em học sinh niên khóa năm học mới, học tập tiến bộ, tình thầy trò tình bạn ngày càng gắn bó. Mồng 2 tháng 9 này là kỷ niệm 69 năm ngày Quốc Khánh Việt Nam, xin chúc đất nước ngày một phát triển, đời sống nhân dân ngày một ấm no hạnh phúc.
La Thành: Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bài thơ "Tuổi thanh xuân không ân hận" của bà Tịch Mộ Dung nhà thơ, nhà văn và Họa sĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc, ngoài ra mời các bạn thưởng thức một số 校园民谣, có nghĩa là ca dao về Nhà trường, hoặc ca khúc về nhà trường.
Ngọc Ánh: Vậy, ca khúc về Nhà trường là như thế nào? Thưa các bạn, 校园民谣ca dao nhà trường ở Trung Quốc được hiểu là những ca khúc thể hiện cuộc sống sinh hoạt và học tập ở nhà trường và tâm cảnh của các học sinh đang học rất thịnh hành tại các trường học và rất được các học sinh yêu thích. Ca dao nhà trường thường mang những giai điệu dạt dào sức sống và lãng mạn vốn có của tuổi trẻ. Trước hết mời các bạn thưởng thức bài hát "Cô gái Lọ lem" do giọng ca trẻ Trung Quốc Đại Lục Trịnh Quân trình bày.
Trịnh Quân
Ca từ có đoạn:
Anh tự hỏi mình rằng
Vì sao em làm anh say đắm
Làm sao mà anh có thể buông bỏ
Hôm nay khó mà xa rời nhau
Em không phải là nàng xinh đẹp
Nhưng em đáng yêu biết nhường nào
Ôi cô gái lọ lem
Cô gái lọ lem của anh
Ngọc Ánh: Ai cũng cho rằng thời giờ dễ lãng quên mọi người, quả anh đào chín đỏ rồi, cây chuối đã lên xanh. Năm tháng thường cứ là lặng lẽ bất giác tước mất tuổi xuân của chúng ta, bất kể là người bình thường hay ngôi sao sáng ngời trước công chúng.
La Thành: Đúng vậy, tuổi xuân tươi đẹp biết nhường nào, nhưng lại rất ngắn ngủi, tuổu xuân thường mang theo nỗi buồn man mác, thế nhưng nỗi buồn đó không phải là thứ hoài phí. Xin hỏi rằng, trong tất cả chúng ta, những người đã từng trải qua tuổi thanh xuân, ai dám nói tuổi xuân của mình không có bất cứ gì là đáng tiếc nào?
Ngọc Ánh: Tháng 6 năm 1979, nhà văn Tịch Mộ Dung nói: "Đôi khi tuổi xuân rất ngắn ngủi, có khi lại rất dài lâu. Tôi biết rằng, bởi vì, tôi cũng như bạn vậy đều từng trải qua tuổi thanh xuân.
La Thành: Bà Tịch Mộ Dung là người dân tộc Mông Cổ, bà sinh tại thành phố Trùng Khánh Đại Lục năm 1943, năm 1949 bà cùng gia đình di chuyển đến Hồng Công Trung Quốc, tuổi thơ của bà lớn lên tại Hồng Công, về sau bà lại theo gia đình đi định cư ở Đài Loan Trung Quốc. Năm 21 tuổi, bà thi đỗ vào chuyên ngành hội hoa cao cấp Học viện Nghệ thuật Hoàng Gia Brúc xen Bỉ. Năm 23 tuổi bà tốt nghiệp trường này với thành tích xếp đầu bảng.
Ngọc Ánh: Ngoài vẽ ra, bà Tịch Mộ Dung còn đam mê sáng tác văn học và làm thơ, những bài tản văn và thơ ca của bà mượt mà dễ gây rung cảm trong lòng độc giả, mọi người cảm nhận được thứ chất lung linh trữ tình, tràn ngập những lãnh hội cái hồn tình cảm, tình yêu, về tình yêu quê hương trong tác phẩm của bà. Cho đến nay trong đời bà đã lần lượt tổ chức mười lần triển lãm tranh vẽ cá nhân, bà cho xuất bản hơn 50 tác phẩm tập thơ, tập tranh vẽ, tập tản văn vv...
La Thành: Sau đây, mời các bạn thưởng thức hai bài thơ chọn trọng tập thơ "Tuổi thanh xuân không ân hận". Trước hết là bài thơ TUỔI THANH XUÂN được chọn từ tập thơ này:
Tuổi thanh xuân
Tất thảy kết quả đã viết sẵn
Tất thảy nước mắt bắt đầu chảy
Nhưng lại lãng quên chúng ta bắt đầu từ đâu
Mùa hè cổ xưa đó không bao giờ trở lại
Cho dù tôi theo đuổi tìm kiếm
Người em trẻ trung như áng mây bay qua
Nụ cười trên khuôn mặt em nhàn nhạt
Đuổi theo hoàng hôn đã giáng xuống dãy núi
Lật trang đầu nhật ký đã ngả vàng
Vận mệnh đóng tập ký này sao mà kém vậy
Tôi rơm rớm nước mắt, đọc đi đọc lại
Và tôi đành phải chấp nhận rằng
Tuổi xuân, là cuốn sách viết gấp gáp
Trong lời tựa của tập thơ "Tuổi thanh xuân không ân hận" của mình, bà Tịch Mô Dung viết:
"Tôi là người con gái may mắn, bởi vì tôi có một người yêu tôi say đắm làn chỗ dựa, mới khiến tôi có thể trưởng thành một cách thoải mái. Tôi phải cảm ơn mối tình tuyệt đối mà tôi luôn luôn mong ước mà tôi đã có được trong đời mình. Thì ra sự sắp đặt của đất trời đều có ý vị sâu xa, tôi nguyện lần theo quỹ đạo mà mình đã định trước để mà đi tiếp, đó là biết ơn và cảm kích."
Cuộc đời đầy đủ sung túc êm ấm, đã khiến bà Tịch Mộ Dung có sự thể nghiệm độc đáo của mình đối với cuộc sống.
Bài thơ : Tuổi Thanh xuân không ân hận chọn từ tập thơ cùng tên của bà Tịch Mộ Dung:
Tuổi thanh xuân không ân hận
Nếu bạn yêu một người vào thời thanh xuân
Mời bạn, mời bạn hãy âu yếm với người mình yêu
Bất kể tình yêu của hai bạn lâu dài hay ngắn ngủi
Nếu hai bạn luôn âu yếm với nhau, thì
Tất thảy thời khắc đều đẹp đẽ không vết rạn
Nếu hai người đành phải chia tay
Cũng nên âu yếm có lời chào tạm biệt
Cũng nên cất giữ lời cảm ơn trong lòng
Cảm ơn người mình yêu đã tặng bạn ký ức
Sau khi lớn lên rồi, bạn mới biết rằng
Trong một tích tắc ôn lại kỷ niệm xưa
Tuổi thanh xuân không ân hận gặp gỡ không đáng tiếc
Như vầng trăng tròn trịa lặng lẽ mọc lên trên nũi cao
La Thành: Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn đôi nét về bà Tịch Mộ Dung, nhà văn nhà thơ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc và hai bài thơ trong tập thơ "Tuổi thanh xuân không ân hận" của bà. Trong phần tiếp theo của chương trình, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 校园民谣, tức ca dao nhà trường, hay còn gọi là ca khúc về nhà trường.
Ngọc Ánh: 校园民谣 Ca dao Nhà trường xuất hiện sớm nhất tại Nhật Bản vào năm 1868. Đến giữa những năm 70 thế kỷ trước, ca dao Nhà trường bắt đầu xuất hiện trong một số trường học Đài Loan Trung Quốc, không bao lâu lan toả lưu hành rộng ra tại hầu hết các trường học. Những ca khúc nhà trường đã trở nên rất quen và đi cùng năm như Người truyền của Rồng, Đường làng thôn quê, Vịnh Bành hồ quê ngoại đều xuất hiện trong các nhà trường Đài Loan vào thời kỳ này. Từ năm 1974 đến năm 1980, ca dao Nhà trường lên đến tính cao nhất, trong thời gian này, ở Đài Loan xuất hiện những hơn 300 bài ca dao Nhà trường.
La Thành: Việc xuất hiện các bài ca dao Nhà trường tại Trung Quốc Đại Lục là được sự ảnh hưởng trực tiếp nhất và sâu xa nhất của các bài ca dao nhà trường Đài Loan. Ca khúc mang tên Dãy cây bạch dương trẻ tuổi nhất trong vườn trường được cho là bài ca dao nhà trường đầu tiên của Trung Quốc Đại Lục. Ca khúc này do các giáo viên và sinh viên học viện Phát thanh Bắc Kinh nay gọi là Trường Đại học Truyền thông Trung Quốc sáng tác vào năm 1980.
Dọc hai bên đường trong vườn trường
Có hàng cây bạch dương non trẻ
Buổi sớm cây khoác tấm áo ban mai
Buổi chiều cây hôn lên ráng hoàng hôn
Cây bạch dương trẻ trung
Cây như nói vớ tôi rằng
Phải quý trọng tuổi trẻ
Quý trọng tuổi trẻ
Ngọc Ánh: Năm 1994, công ty băng nhạc Trung Quốc Đại Lục cho xuất bản tập am bum "Ca dao Nhà trường số 1", băng nhạc này rất được các bạn trẻ hoan nghênh, gây cơn sốt mạnh về ca dao nhà trường. Những ca khúc trong tập am bum này như Cô bạn cùng bàn, Người anh em nằm giường tầng trên, Tuổi trẻ, Người tình giọng ca phiêu lưu, Hôm đó... giọng ca tươi mát, tư nhiên và mộc mạc trong tiếng nhạc đệm của ghi ta, đã lọt ra ngoài bức tường nhà trường, truyền đi khắp các nơi đông tây bắc nam trung trong cả nước, đã lôi kéo thúc đẩy âm nhạc nguyên sơ của Trung Quốc Đại Lục lên đến đỉnh cao.
La Thành : Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức ca khúc "Cô bạn cùng bàn" do giọng ca nổi tiếng Lão Lang trình bày.
Bài ca có đoạn:
Các thầy cô đã không còn nhớ
Em từng không trả lời được câu hỏi
Anh vô tình giở tập am bum mới chợt nhớ đến em
Ai là người đã cưới em, người đa sầu đa cảm
Ai là người an ủi em, người hay khóc hay buồn
Ai là người xem nhật ký, nhật ký anh từng viết cho em
Ai là người đã vứt nó đi, trang nhật ký bay trong làn gió
Ngọc Ánh: Ca dao Nhà trường thường nhấn mạnh rằng tuổi thanh xuân rất dễ trôi đi, gợi lên cho chúng ta nhớ lại những khung cảnh sinh hoạt nhà trường.
La Thành: Vậy thời giờ nào mới đáng quý nhất? Đó là giai đoạn trong đời học sinh hạnh phúc. Thời gian nào đáng ghi nhớ nhất? Đó là đời học sinh đẹp đẽ nhất. Ở đây, chúng tôi một lần nữa chúc các bạn học sinh kể từ khai giảng ngày mai, trong niên khóa năm học mới, học tập tiến bộ, tuổi thanh xuân vui vẻ.
Ngọc Ánh: Trong phần cuối của chương trình đêm nay, mời các bạn thưởng thức ca khúc Suốt đời có em do ban nhạc Thủy mộc niên hoa trình bày, đây là một trong những các khúc ca dao nhà trường có tính tiêu biểu nhất ở Trung Quốc. Ca từ bài hát này rất mượt mà êm đẹp:
Trong mơ thấy em đã ra đi
Anh tỉnh dậy trong nước mắt
Làn gió đêm thổi vào cửa sổ
Em có chăng cảm nhận tình yêu của anh
Cho đến khi hai ta đã về già
Có chăng em vẫn ở bên anh
Đọc những lời hứa và lời thề
Bay dần đi trong làn gió dĩ vãng
Biết bao người say mê sắc đẹp trẻ trung của em
Nhưng ai chịu gánh lấy những đổi thay của năm tháng
Biết bao người từng đến bên em rồi lại ra đi
Thế nhưng chỉ có anh là người bên em suốt đời
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |