Ngọc Ánh: Trong Chương trình "Văn nghệ cuối tuần" giờ này tuần trước, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn tản văn "Gia đình lý tưởng của tôi", của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Lão Xá, qua đó chúng ta cùng chia sẻ sinh hoạt gia đình lý tưởng trong ước mơ của ông.
La Thành: Có người nói rằng, bất cứ một ai không phải đang trên đường trở về nhà, thì cũng là trên đường rời khỏi nhà, rời khỏi gia đình. Nhà, như ngọn hải đăng trong đêm đen trên biển cả mịt mùng, làm ấm lòng những người con bôn ba mệt nhọc trên biển đời, soi sáng cho chúng ta tiếp tục lên đường.
Ngọc Ánh: Ước nguyện của mỗi người phụ nữ thì lại là có được một gia đình hạnh phúc đầy đủ, thế nhưng có một người phụ nữ nói rằng: "Tôi không có cha mẹ, không có chồng con, đất nước là đối tượng duy nhất để tôi hy vọng được phục vụ. Mọi người, người dân trong nước đều là người thân trong gia đình tôi. Để mọi người có được hạnh phúc chính là lý do để tôi ở lại vũ đài chính trị." Người phụ nữ này chính là bà Park Geun-hye, Tổng thống đương kim Hàn Quốc, bà được truyền thông báo chí Hàn Quốc mệnh danh là "Người đàn bà đã gả cho Hàn Quốc."
La Thành: Bà Park Geun-hye sinh ra trong một gia đình danh gia đại tộc quyền quý, bà có học thức xuất chúng, từng có một gia đình đầy đủ và hạnh phúc, thế nhưng kể từ năm 1974, hết thảy trong cuộc đời bà đã bị đảo ngược hẳn. Tháng 8 năm 1974, bà đang du học tại Pháp, sau khi nghe tin mẹ bị ám sát, bà liền gấp rút trở về nước ngay, với danh nghĩa phận con gái, bà trở thành "Đệ nhất phu nhân" đặc biệt của Hàn Quốc lúc bấy giờ. Không ngờ 5 năm sau, vận mệnh của Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee, người cha thân yêu của bà cũng bị tay súng ám sát.
Ngọc Ánh: Năm đó bà Park Geun-hye đang độ 27 tuổi, buộc phải rời khỏi vũ đài Chính trị, bà dắt theo người em trai của minh rời khỏi Dinh thự phủ Tổng thống, rồi đi ở ẩn, không tiếp xúc với bên ngoài. Bà Park Geun-hye cảm thấy khó hiểu rằng, cha bà là tổng thống Park Chung-hee đang dẫn dắt Hàn Quốc thực hiện nền kinh tế đất nước cất cánh, nhưng mọi người lại nguyền rủa ông là kẻ độc tài, trăm phương nghìn kế ám hại ông đến chết. Sau đó suốt mấy năm, sự tuyệt vọng và đau khổ cứ buộc chặt khắp mình bà.
La Thành: Bà Park Geun-hye tinh thông tiếng Trung Quốc, đam mê Triết học Trung Quốc. Bà từng nhớ lại rằng: Trong những năm tháng khó khăn, cuốn sách "Lịch sử Triết học Trung Quốc" của ông Phùng Hữu Lan đã cứu lấy tôi. Trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết của bà Park Geun-hye nhan đề "Triết học phương Đông--- Ngọn Hải đăng tôi gặp trên đường đời" đăng trên "Nguyệt san Tùy bút" Hàn quốc. Trong bài viết này, Bà Park Geun-hye đã bộc bạch sự cảm động của mình sau khi đọc cuốn "Lịch sử Triết học Trung Quốc" cũng như bài học về nhân sinh. Sau đây mời các bạn nghe Ngọc Ánh đọc bài viết này:
Triết học phương Đông--- Ngọn Hải đăng tôi gặp trên đường đời
Tác giả: Tổng thống Hàn Quốc Bà Park Geun-hye
Con đường tôi đi qua khác với mọi người. Trong thời gian Đại học, nguyện vọng của tôi là trở thành quân chủ lực của ngành trong lĩnh vực Khoa học công nghệ điện tử. Thế nhưng, năm tôi 22 tuổi, mẹ bị qua đời đột ngột, con đường đời của tôi từ đó mà hoàn toàn bị thay đổi. Tôi phải bù đắp vào chỗ trống của mẹ một cách tự nhiên, phải từ bỏ hết mơ ước của mình. Thế nhưng, chẳng mấy năm sau, cũng như mẹ vậy, cha cũng đã xa rời chúng tôi mãi mãi ra đi. Trong khi tôi chưa đầy 30 tuổi đời, cha mẹ tôi đều bị ám sát thiệt mạng, không nói cũng có thể tưởng tượng rằng, mấy chị em chúng tôi đau khổ và tuyệt vọng tột độ đến mức nào rồi.
Điều làm tôi phải tuyệt vọng hơn nữa là, những người trước đây làm việc xung quanh cha đều lần lượt bỏ đi, quá đáng hơn là cha mẹ tôi bị mọi người chỉ trích bởi nguyên nhân chính trị.
Tôi dường như đã bị mất đi hết thảy mọi thứ, ngay cả thở cũng cảm thấy khó khăn, tôi chỉ muốn buông bỏ rất cả. mỗi khi thấy những người thân trong gia đình khác dắt tay nhau đi chơi ở ngoại ô, trong lòng tôi lại lẩm bẩm rằng: "Giá như mình cũng xuất thân trong một gia đình bình thường thì hay biết nhường nào ...".
Trong quãng thời gian bị đau khổ nung nấu như vậy, muốn trở lại phẳng lặng là cả một quá trình thường xuyên phải nói chuyện với chính mình, đấu tranh với chính mình. Tôi đọc rất nhiều sách cổ điển phương Đông và phương Tây, luôn luôn nghiền ngẫm, ngày nào cũng viết nhật ký, ôn lại quá khứ của mình, cứ như vậy để nội tâm mình dần dần trở nên rắn rỏi hơn.
Chính trong quãng thời gian đó, có một cuốn sách đã lặng lẽ đến với cõi lòng lòng tôi, và trở thành người thầy hướng dẫn nhân sinh cho tôi, đó là cuốn "Lịch sử Triết học Trung Quốc", tác giả là ông Phùng Hữu Lan người Trung Quốc. Triết học phương Đông khác với Triết học phương Tây chú trọng logic và luận chứng, ở chỗ là đòi hỏi sự lãnh ngộ. Cuốn "Lịch sử Triết học Trung Quốc" của ông Phùng Hữu Lan, nhà Triết học mang tính đại diện Trung Quốc nhất đã tiềm ẩn đạo lý làm người và trí tuệ chiến thắng gian nan cuộc đời, đã khiến tôi lãnh hội được mình nên như thế nào để có thể nghiêm chỉnh làm người, làm thế nào để mình có thể sống một cách lương thiện và ngay thẳng.
Cũng như biệt hiệu của tôi là "Công chúa Bút ký" vậy, bất kể gặp gỡ ai, nghe được những chuyện gì, tôi đều ghi lại tất cả các nội dung mình đã chứng kiến, ngay cả khi đọc sách cũng làm như vậy.
Khi đọc cuốn "Lịch sử Triết học Trung Quốc", tôi đều ghi lại những câu mà tôi có sự đồng cảm, ghi lại những lãnh hội vào trong cuốn sổ bút ký của mình, tôi tìm được và khắc ghi chân lý ẩn náu hàm xúc trong những câu những chữ vào tận cõi lòng mình. ngày nay, thỉnh thoảng tôi lại giở những cuốn bút ký trước đây để ôn lại những cảm nhận của mình lúc bấy giờ.
"Con đường tu thân tốt nhất không phải là làm bộ làm điệu mà là làm thuận theo tự nhiên. Đây chính là vô vi vô tâm của Đạo gia".
"Dùng cái tâm của mình để suy nghĩ hộ cái tâm của người khác, đó chính là cái 'Nhân'".
"Ngồi trong gian phòng kín mít, như đang đi trên con đường rộng bốn phương tám hướng, chi phối trái tim nhỏ bé của mình, như đang cầm cương điều khiển sáu con tuấn mã vậy, làm được như vậy sẽ có thể tránh được cái sai trái." Câu nói này vẫn ghi sâu trong lòng tôi và làm tôi rung động.
Kể từ khi gặp gỡ cuốn "Lịch sử Triết học Trung Quốc", tôi đã khôi phục lại sự phẳng lặng trong cõi lòng mình, tôi đã vỡ lẽ ra nhiều điều mà trước đây không thể hiểu được. Cái gọi là nhân sinh, không phải là cuộc đấu tranh với người khác, là cuộc đấu tranh với chính bản thân mình. Để cuộc đấu tranh này giành được thắng lợi, điều quan trọng là nội tâm mình nhất định phải kiên quyết, phải kiểm soát được tình cảm và tham vọng của mình. Tôi vỡ lẽ ra đạo lý tuy bình thường nhưng lại rất quý giá, đó là: Tiền bạc, danh dự và quyền lực đều như đám tro tàn tan biến như mây khói trong nháy mắt, chỉ có nhân sinh ngay thẳng mới có giá trị nhất. Từ đó những nỗi khổ đau của dòng đời trở thành những người bạn động viên cho mình, chân lý trở thành ngọn hải đăng soi sáng con đường ở phía trước.
Dòng suối có những hòn đá cuội mới phát ra tiếng nước chảy róc rách giòn giã, cuộc đời cũng như vậy, gặp phải những hòn đá cuội đau khổ mới có thể ca ngợi cuộc sống. Tôi cũng đã trải qua thời gian đau khổ, mới khiến giá trị nhân sinh hoàn toàn mới mẻ bén rễ ăn sâu vào trong cõi lòng tôi. Khi tôi bị lún sâu trong tuyệt vọng bởi đã mất đi hết thảy, thì ngược lại, tôi đã trông thấy niềm hy vọng mới mẻ.
Nếu cho rằng phải vứt bỏ, chi bằng suy nghĩ đắn đo lần nữa đối với sứ mệnh và trách nhiệm mà vận mệnh đã phó thác; bất kể là lớn bé nặng nhẹ, chi bằng suy nghĩ lần nữa về lý do tồn tại của bản thân. Nếu như coi trắc trở là người bạn hiền, coi chân lý là ngọn hải đăng, thì bất kể phải đương đầu với khó khăn gì đi nữa cũng đều có thể tìm kiếm được biện pháp để mà khắc phục.
Cuốn "Lịch sử Triết học Trung Quốc" của ông Phùng Hữu Lan đã khai quật và đã đánh bóng di sản tinh thần Phương Đông bị ẩn sâu đã lâu ngày, khiến chúng trở thành những viên đá quý phát ra những tia sáng lấp lánh, khiến chúng ta hiểu được rằng làm thế nào để dấn thân trong thế giới phồn hoa một cách kiên định. Đối với tôi mà nói, sự gặp gỡ cuốn sách này, chính là cái duyên phận hết sức quý giá.
La Thành: Bài viết "Triết học phương Đông--- Ngọn Hải đăng tôi gặp trên đường đời" của bà Park Geun-hye, Tổng thống đương kim Hàn Quốc. Bà Park Geun-hye đã làm cho mình có thể bình tâm lại trong Triết học phương Đông. Từ đó về sau, tất thảy lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động của bà đều thể hiện những dấu ấn phức tạp đan xen giữa trí tuệ Triết học Trung Quốc với những tác dụng bởi sự từng trải đau khổ của mình. Trong sinh hoạt đời thường, bà nghiêm chỉnh tuân theo thuyết dưỡng sinh của Đạo gia, vận trang phục đơn giản nhất, ăn uống đạm bạc nhất, và không bao giờ ăn no. Bà đã tìm lại sự phẳng lặng thật sự cho mình, không quá vui mừng bởi vật chất, không để bản thân mình phải đau buồn.
Ngọc Ánh: Trong giao tiếp, bà Park Geun-hye tuân theo đạo nghĩa trung dung của nhà Nho, ăn nói từ tốn không nhiều lời, không quá vồn vã mà cũng không lạnh nhạt. Vào giữa những năm 90, nền kinh tế Hàn Quốc bị suy thoái, các luồng tư tưởng tràn lan, nhân dân cảm thấy Chính phủ bất lực, trước bối cảnh như vậy đã tiến hành cuộc điều tra ý dân về "vị Tổng thống nào có sự ảnh hưởng nhất trong lịch sử Hàn Quốc", thì cha bà là tổng thống Park Chung-hee đã chiếm trên 70% số phiếu bầu, nhân dân Hàn Quốc tưởng nhớ ông đã làm nên kỳ tích về phát triển kinh tế.
La Thành: Trong thời gian này, bà Park Geun-hye ở ẩn tu luyện đã lâu ngày, liền nhằm trúng thời cơ, thừa thế tham gia tranh cử Nghị sĩ Hàn Quốc, và bà đã giành được phần thắng, từ đó bà trải qua nhiều cuộc tranh cử, và đều giành số phiếu rất cao, cho đến năm 2012 bà đã tham gia tranh cử và đã thành công nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc.
Ngọc Ánh: Các bạn đang nghe bài hát "Hải Đăng" do Giọng hát hay Trung Quốc Đinh Đinh trình bày, đại ý lời ca như sau:
Tôi từng nhịn nước mắt uất ức bởi bị hiểu lầm
Từng tuyệt vọng trước thế giới bởi mất đi tín ngưỡng
Bạn là ngọn hải đăng sáng nhất trong đời tôi
Làm tôi ấm áp dũng cảm bay lên vượt lên
Đinh Đinh
La Thành: Các bạn thân mến, chúng tôi cũng mong những bạn đang trong giai đoạn còn thấp kém, có thể may mắn gặp được ngọn hải đăng trên đường đời, nhanh chóng bứt ra khỏi hoang mang và buồn chán, tìm kiếm được niềm hy vọng mới trong tuyệt vọng.
Ngọc Ánh: Cuối cùng mời các bạn thưởng thức bài Hy Vọng, bài hát chủ đề trong bộ phim Nàng Dae Jang Geum Hàn Quốc, đã rất đỗi quen thuộc đối với các fan mê phim truyện truyền hình Hàn Quốc.
Bộ phim Nàng Dae Jang Geum
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |