Ngọc Ánh: Các bạn thính giả và các bạn cư dân mạng thân mến, nhiều năm qua, tin rằng, các bạn thường xuyên theo dõi chương trình văn nghệ cuối tuần của đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, đều đã có dịp quen với các bạn lưu học sinh Việt Nam hiện nay đang học tập tại các trường đại học nổi tiếng của Trung Quốc, tin rằng các bạn đó để lại cho các bạn một số ấn tượng rất sâu sắc. Văn nghệ cuối tuần của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc hôm nay, Ngọc Ánh lại mời một bạn nữ sinh, đang lưu học tại Học viện văn học trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc. Sau đây xin mời bạn tự giới thiệu mình! Xin chào!
Minh Thương: Xin chào quý vị thính giả! Tôi là Nguyễn Thị Minh Thương, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Viện văn học, Đại học Nhân Dân Trung Quốc, rất vui khi hôm nay được đến Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc giao lưu cùng quý vị thính giả!
Ngọc Ánh: Vậy Minh Thương có thể giới thiệu với các bạn thính giả và các bạn cư dân mạng biết rằng hiện nay Minh Thương đang học tại Viện văn học của Đại học Nhân Dân Trung Quốc thì Minh Thương học chuyên ngành gì?
Minh Thương: Hiện nay em đang học chuyên ngành văn học Trung Quốc đương đại ạ.
Ngọc Ánh: Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa có bề dày rất sâu, tin rằng văn học hiện đại Trung Quốc có ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ bạn trẻ, vậy thì xin hỏi Minh Thương, Minh Thương có thể chia sẻ với các bạn thính giả, các bạn cư dân mạng Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam đang theo dõi chương trình là Minh Thương đang nghiên cứu về lĩnh vực văn học hiện đại, đối tượng cụ thể là ai, và những mảng Minh Thương nghiên cứu là những gì? Có thể chia sẻ với các bạn?
Minh Thương: Hiện nay chuyên ngành của em là văn học Trung Quốc đương đại, vì vậy đối tượng quan tâm là nền văn học Trung Quốc đương đại, bắt đầu từ năm 1949 đến nay, em đặc biệt quan tâm đến các tác giả văn học gần đây, đặc biệt là các tác giả có ảnh hưởng đến đời sống văn học Việt Nam như Giả Bình Ao, Dư Hoa, Vương An Ức, Diêm Liên Khoa, Mạc Ngôn, trong đó luận án tiến sĩ của em đang nghiên cứu sâu về tác giả Mạc Ngôn, đây là tác giả được độc giả Việt
Ngọc Ánh: Vâng, chính vì tác giả Mạc Ngôn, người đạt giải Nobel văn học năm 2012 vừa qua, những tác phẩm của ông đã có mặt rất nhiều trên các kệ sách của các nhà sách ở Việt Nam, và rất được các độc giả yêu thích, thậm chí cũng được rất nhiều các nhà văn của Việt Nam yêu thích, cho nên, nếu nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông thì có lẽ có rất nhiều các nhà văn và những người làm công tác nghiên cứu văn học đều có ưu ái và nghiên cứu đến ông. Vậy thì Minh Thương không cảm thấy đây là một áp lực hay sao?
Minh Thương: Đây quả là một thử thách đối với người nghiên cứu văn học đương đại, và đặc biệt với một lưu học sinh khi mà ở Trung Quốc và dùng tiếng Trung để viết luận án thì thử thách này lại càng nhân lên gấp bội. Hơn nữa, việc nghiên cứu Mạc Ngôn cần phải đặt trong mối tương quan với việc nghiên cứu các tác giả văn học khác. Có thể nói việc nghiên cứu văn học Trung Quốc ở Việt
Ngọc Ánh: Tin rằng trong quá trình nghiên cứu Mạc Ngôn thì Minh Thương phải đọc khá nhiều tác phẩm của ông, đúng không?
Minh Thương: Vâng ạ.
Ngọc Ánh: Mạc Ngôn từng trả lời với các phóng viên, các nhà báo rằng những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng nhất định với làng văn học Việt
Minh Thương: Ở đây, câu nói của Mạc Ngôn cho rằng tác phẩm của ông ảnh hưởng khá nhiều đến các nhà văn, làng văn của Việt Nam, làng văn ở đây theo như em hiểu, đó là giới sáng tác văn học. Em nghĩ điều này có thể bắt nguồn từ một thực tế mà Mạc Ngôn cũng cảm nhận được rất rõ, đó là tác phẩm của ông rất được hoan nghênh ở Việt
Ngọc Ánh: Cảm ơn Minh Thương đã giới thiệu một cách rất phong phú về sự nhìn nhận của mình đối với nhà văn Mạc Ngôn và giới văn học Việt
Xin hỏi Minh Thương, Minh Thương có thể bật mí cho Ngọc Ánh và các bạn biết rằng, hiện nay Minh Thương là học sinh, cũng là tiến sĩ, không hiểu là hiện nay Minh Thương đã có người yêu chưa, đã lập gia đình chưa, hay là thế nào?
Minh Thương: Em hiện nay cũng đã kết hôn, chồng em trước đây cũng đã du học ở Trung Quốc, cũng học tại Đại học Nhân Dân.
Ngọc Ánh: Ôi, hai vợ chồng lại có duyên với trường Đại học Nhân Dân, thế hiện nay anh ấy đang ở đâu? Anh ấy còn học ở Trung Quốc không hay đã về nước rồi, hay như thế nào?
Minh Thương: Anh ấy hiện nay cũng đã tốt nghiệp, hiện nay đang ở Hàn Quốc giảng dạy.
Ngọc Ánh: Hai vợ chồng du học và công tác ở hai nước, tin rằng nhớ nhau lắm nhỉ!
Minh Thương: Vâng, đúng ạ.
Ngọc Ánh: Minh Thương phải chăng muốn bày tỏ niềm thương nỗi nhớ của mình bằng một bài hát gì mà Minh Thương biết, ví dụ như một bài hát Trung Quốc chẳng hạn?
Minh Thương: Nếu có thể thông qua chương trình văn nghệ cuối tuần để gửi đến anh ấy một ca khúc thì em rất muốn nhờ chương trình gửi đến cho người chồng đang công tác ở Hàn Quốc của em ca khúc "Nhớ anh thật da diết", tên tiếng Trung là 真的好想你
Ngọc Ánh: Vậy thì, Minh Thương trong quá trình đọc tác phẩm của Mạc Ngôn, ví dụ như "Báu vật của đời" chẳng hạn, Minh Thương đã đọc chưa?
Minh Thương: Vâng, em đã đọc ạ.
Ngọc Ánh: Hiện nay Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đang giới thiệu bộ tiểu thuyết "Báu vật của đời" của nhà văn Mạc Ngôn, trong quá trình diễn đọc, cảm thấy những miêu tả trong tác phẩm, con người với tính con người, với hoàn cảnh lịch sử, đặc biệt là với điều kiện sống lúc bấy giờ, những miêu tả đó rất cụ thể, khác hẳn với những bộ tiểu thuyết khác, như trước đây chúng ta đọc những tiểu thuyết khác nói về anh hùng, nói về Cách mạng, bao giờ cũng rất rực rỡ, sáng ngời, rất vinh quang, nhưng trong tác phẩm của Mạc Ngôn, hình như làm nổi bật lên tính cách của con người, bất kể họ là anh hùng hay là phản diện, vậy thì từ góc độ của người nghiên cứu về Mạc Ngôn, em có nhìn nhận như thế nào với việc miêu tả con người trong ngòi bút của Mạc Ngôn?
Minh Thương: Vấn đề miêu tả con người trong ngòi bút của Mạc Ngôn, có thể nói phương diện miêu tả nhân vật là phương diện làm nên thành công trong tác phẩm của Mạc Ngôn, không chỉ "Báu vật của đời" mà trong các tác phẩm khác, mỗi nhân vật mà ông khắc họa đều in đậm dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Đúng như chị cảm nhận, việc Mạc Ngôn đã xây dựng những hình tượng nhân vật khắc sâu trong lòng người đọc, như hình tượng người mẹ, người chị, hay những nhân vật không phải nhân vật chính diện cũng để lại ấn tượng rất sâu đậm. Ông luôn đặt nhân vật của mình trong tương quan với lịch sử để miêu tả sắc nét, hiện thực mà ông miêu tả luôn là những hiện thực tàn khốc nhất, đẩy nhân vật vào bước khốn cùng nhất để từ đó nhân vật bộc lộ ra những lựa chọn và suy nghĩ của mình.
Ngọc Ánh: Có lẽ đặc điểm, phong cách sáng tác này gây nên sức hấp dẫn, thu hút với độc giả, có phải vậy không?
Minh Thương: Vâng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc nhìn chung là đại đồng tiểu dị, điểm tương đồng rất lớn, ngay cả văn học Việt Nam và Trung Quốc cũng vậy, văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam đều trải qua một thời kì, gọi là văn học phục vụ chính trị, khi ấy văn học dường như chỉ ngợi ca một phía, và chúng ta thấy hiện lên là những nhân vật anh hùng và hiện thực được tô hồng, điều này trong văn học Việt Nam cũng có và văn học Trung Quốc cũng đã có một khoảng thời gian như vậy. Nhưng đến Mạc Ngôn, độc giả Việt
Ngọc Ánh: Cảm ơn Minh Thương đã có sự giới thiệu phong phú và toàn diện đối với tác giả Mạc Ngôn. Ngọc Ánh cũng xin hỏi Minh Thương, trong quá trình nghiên cứu văn học Trung Quốc, khó khăn trước mắt đặt ra với Minh Thương là vấn đề gì?
Minh Thương: Điều khó khăn, có lẽ là điều khó khăn lớn nhất với em, cũng như với lưu học sinh nói chung, đó là vấn đề ngôn ngữ, vì khi đi du học, không phải dùng tiếng mẹ đẻ của mình để đọc và viết nữa, mà phải dùng ngôn ngữ khác, cụ thể ở đây là Hán ngữ, để đọc được một khối lượng tài liệu rất đồ sộ, từ đó lại chắt lọc ra, sử dụng những phương diện nào, đặc biệt là viết lại những gì mình thu hoạch được trở thành sản phẩm của mình. Với Mạc Ngôn, rất may là tác phẩm của ông phần lớn đã được dịch ra tiếng Việt, vì vậy em có thể tìm đọc những bản dịch tiếng Việt, tuy nhiên, lượng nghiên cứu về tác phẩm của ông cũng rất nhiều, với một nhà văn có khối lượng tác phẩm đồ sộ, tư tưởng sâu sắc, bút pháp nghệ thuật đáng được nghiên cứu như Mạc Ngôn thì việc xử lí tài liệu, đọc tài liệu là một khó khăn.
Ngọc Ánh: Xin hỏi Minh Thương bắt đầu tiếp xúc với tiếng Trung Quốc, cụ thể hơn là Hán ngữ bắt đầu từ thời gian nào?
Minh Thương: Em bắt đầu học Hán ngữ từ 2009, sau khi ra trường, so với các bạn học chuyên tiếng Trung thì thời gian học Hán ngữ chưa được nhiều, nhưng càng học thì lại càng cảm thấy yêu thích Hán ngữ. Vì bắt đầu học từ một nguyên nhân rất đơn giản, đó là thích các tác phẩm văn học Trung Quốc và các bộ phim Trung Quốc được trình chiếu ở Việt
Ngọc Ánh: Cảm ơn Minh Thương, có một bài hát rất quen thuộc với đông đảo công chúng của Trung Quốc và cả ở Việt Nam nữa, do chị Đặng Lệ Quân trình bày, đó là bài hát 月亮代表我的心, tiếng Việt Nam gọi là "Ánh trăng bày tỏ lòng em", hoặc là "Ánh trăng bày tỏ lòng tôi", xin mời các bạn thưởng thức, và cũng xin tặng bài hát này cho những đôi bạn trẻ đã yêu, đang yêu, hoặc đã thành vợ nên chồng nhưng phải sống xa nhau một bài hát để bày tỏ tình cảm của mình qua vầng trăng treo trên không trung bao la. Xin mời các bạn thưởng thức!
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |