Tản văn: Vấn đề của nhân sinh
Tác giả Hồ Thích
Đôi nét về tác giả:
Hồ Thích (12/1891 –2/1962) là người dân tộc Hán, quê ở tỉnh An Huy, ông là học giả, nhà thơ, nhà sử học, nhà văn, nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc. Ông là người có ảnh hưởng trong phong trào Ngũ Tứ, là một trong những người lãnh đạo của phong trào Tân Văn hóa, đồng thời cũng là Chủ tịch Đại học Bắc Kinh. Ông được đề cử giải Nobel Văn học năm 1939, là người có những đóng góp to lớn cho cải cách ngôn ngữ ở Trung Quốc, tác phẩm của ông thường mang triết lý sâu xa, ông và Trần Độc Tú, đều là nhân vật quan trong của phong trào Ngũ Tứ, là nhân vật có ảnh hưởng quan trọng trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Sau đây, mời quý vị và các bạn nghe bài Vấn đề của nhân sinh, tác giả Hồ Thích.
Năm 1903, tôi mới 12 tuổi, ngày 17 tháng 12 năm đó, anh em nhà Wright Mỹ lần đầu tiên tiến hành bay thử, họ đã bay thành công bằng động rất cơ đơn giản, bởi vậy mà Mỹ lấy 17 tháng 12 hằng năm làm Ngày Phi hành. Mà ngày 17 tháng 12 lại đúng vào ngày chào đời của tôi, tôi cảm thấy mình kiếp trước đã có duyên phận với phi hành.
Cách đây mười năm về trước, tôi từng có dịp đáp máy bay 12 ngày ở Quảng Tây, lúc bấy giờ, tôi có sáng tác bài từ "Ca ngợi phi hành", đây được coi là một bài từ sớm nhất của tôi mang nội cung về phi hành. Các bạn đã từng bay qua Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, năm 30 Dân Quốc (năm 1941), tôi cũng đã bay qua 40 nghìn dặm Anh, điều này chứng tỏ tôi không có rào cản gì lắm với các bạn.
Hôm nay, tôi muốn nói với các bạn về vấn đề nhân sinh, đây là đề bài do các bạn đưa ra, tôi xin nộp bài.
Đây là vấn đề rất lớn, trước hết tôi xin định nghĩa, nhưng định nghĩa này không phải của tôi, mà là do ông Ngô Trĩ Huy, vị tiền bối trong giới Tư tưởng định nghĩa. Ông Ngô Trĩ Huy nói: Loài người chính là sinh linh của muôn vật, như vậy là nghĩa làm sao? Một là, con người có thể làm việc bằng đôi bàn tay. Hai là, khối óc của con người to hơn của tất cả loài động vật, không những to hơn cả loài động vật có vú, mà còn to hơn cả khối óc của loài vượn, tổ tiên của loài người. Có đôi tay có thể làm việc và có khối óc to hơn tất cả các loài động vật, cho nên có thể nói loài người chính là sinh linh của muôn loài.
Vậy nhân sinh là gì? Nhân sinh chính là con người biểu diễn, ca hát tuồng kịch trên sân khấu. Xem biểu diễn sân khấu có cách xem khác nhau, có nghĩa là nhận xét đối với nhân sinh thì gọi là nhân sinh quan. Thế nhưng, nhân sinh có ý nghĩa gì? Vở kịch nào hay? Vở kịch nào dở? Tôi thường nghĩ: Ý nghĩa của nhân sinh chính là chúng ta có sự nhìn nhận như thế nào đối với nhân sinh? Ý nghĩa lớn nhỏ nông cạn đối với nhân sinh, hoàn toàn là do đôi bàn tay và khối óc của chúng ta quyết định. Cuộc đời con người rất ngắn ngủi, tuổi thọ thường không quá trăm tuổi, thời gian để làm việc bằng đôi tay và khối óc chẳng qua chỉ mấy chục năm. Có người nói, nhân sinh là một giấc mộng, đó là giấc mộng rất ngắn ngủi. Có người nói, nhân sinh chẳng qua như bong bóng xà phòng. Thực ra, đó là cách nói bi quan nhất, cũng chứng thực cho điều nhân sinh có ý nghĩa hay không như tôi đã nói trên đây, hoàn toàn dựa vào nhận xét của chúng ta đối với nhân sinh. Cứ cho là nằm mơ đi, thì cũng phải mơ giấc mơ đẹp, náo nhiệt và rầm rộ, chứ đừng mơ giấc mơ bi quan. Đã đành phải lên sân khấu biểu diễn vất vả rồi, thì nên diễn cho tốt ca cho hay, biểu diễn cho đâu ra đấy, chứ đừng có như bào long sáo (nhân vật cầm cờ chạy trên sân khấu). Nhân sinh không đơn độc, con người chính là động vật của xã hội, con người có thể trông thấy và tưởng tượng những gì mà mình không trông thấy, con người có khả năng trông thấy trên hàng triệu năm, dưới xuống trăm đời con cháu. Bất kể là trước đây, hiện nay hoặc sau này, con người cũng đều không thể thoát khỏi mối quan hệ giữa người với người. Ví dụ như một cốc nước trà đã bao hàm biết bao sự đóng góp của mọi người, tuy rằng chúng ta không trông thấy họ, song từ công việc trồng cây trà, cho đến sàng lọc, rồi dùng nước để pha trà, trong nước pha trà lại bao hàm cả điện lực ... biết bao sự đóng góp của mọi người, điều này có thể thấy được ý nghĩa của xã hội. Mỗi một cử chỉ hành động của chúng ta, cũng đều mang ý nghĩa của xã hội, ví dụ nếu như tôi khạc nhổ bừa bãi, bãi nhổ của tôi sau khi bị phơi khô, một làn gió thổi đến, nếu tôi là người bị mắc bệnh lao, gió có thể thổi vi khuẩn bệnh lao đến vô số người khỏe mạnh khác. Có lẽ có người không để ý đến lời nói của tôi hôm nay, có lẽ có người cho rằng không nghĩa lý gì, có lẽ cho rằng ông Hồ Thích đúng là hồ thuyết (nói ẩu), nhắm mắt nói mò, có lẽ có người nghe tôi nói rồi đi tìm sách về đọc, có lẽ vì đó mà chịu sự ám ảnh. Một lời nói, một câu cách ngôn, đều có thể ảnh hưởng đến con người.
Tôi lại đưa ra một ví dụ cực đoan, cách đây 2500 năm trước, một nơi cách Nepan không xa, một người ăn mày bị chết ở dọc đường, thi thể đã bị thối rữa. Lúc này, Thái tử trẻ tuổi tên là Gotama đi đến nơi, về sau Ngài chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài sinh ra và lớn lên trong Cung đình, không am hiểu mấy về nghèo khổ, Ngài vừa nhìn thấy đầu xác chết, hỏi đây là cái gì? Người cùng đi nói, đây là cái chết. Ngài nói: Ồ, thì ra cái chết là như thế này, chúng ta đều không thể không chết hay sao? Thái tử cao quý này trở về suy nghĩ về vấn đề này, về sau Ngài lại vào sâu trong rừng suy nghĩ, như vậy sau khi đã suy nghĩ mấy năm liền, Ngài đi ra khỏi rừng rậm rồi tuyên truyền Học thuyết của Ngài, đây chính là Phật học. Việc xác chết bị thối rữa mà đã có sự ảnh hưởng lớn như vậy rồi. Chiếc máy bay mà anh em nhà Wright dùng để bay thử, ban đầu chỉ là thứ rất đơn giản, trải qua 40 năm dày công cải tiến, cần đến biết bao tài trí thông minh của mọi người mới phát triển được đến này hôm nay. Mỗi cử chỉ hành động, mỗi lời ăn tiếng nói của chúng ta, cho dù chỉ là một hành động nhỏ cũng sẽ mang lại sự ảnh hưởng mãi mãi không phai nhòa. Cuộc chiến tranh kéo dài đã mấy năm nay, là thảm họa đến từ cuốn sách mang tên "Phấn đấu của tôi" của Hít-le, cuốn sách này đã làm hại biết bao nhiêu người? Ngược lại, có một câu nói tốt đẹp, cũng có thể làm ảnh hưởng đến vô số người. Tôi xin kể một câu chuyện như sau: Vào năm Nguyên niên Dân quốc (năm1911) , có một người Anh đến trường chúng tôi diễn thuyết, nội dung rất trống rỗng, nhưng phát âm chữ O của ông ấy lại khác với người bình thường, tiếng cứ nhọn lên, từ đó cũng đã ảnh hưởng đến tôi khi phát âm chữ O, nhiều học sinh đã chịu sự ảnh hưởng của tôi. Cách đây 40 năm, một hôm tôi đến chơi nhà một người nước ngoài, lúc ra về dây giầy tôi bị tuột, người bạn nước ngoài nhắc nhở tôi, ông bảo cho tôi biết khi buộc dây giầy, xoay một vòng phía dưới chỗ thắt thì dây sẽ không bị tuột, tôi nhớ kỹ câu này, và lại mách cách này cho nhiều người biết, nay người bạn nước ngoài này đã qua đời, nhưng câu nói của ông ấy đã mang lại sự ảnh hưởng không thể xóa bỏ. Nói chung, từ những việc rất nhỏ cho đến những việc lớn như chính trị, kinh tế, tôn giáo, ... mỗi một cử chỉ động tác của chúng ta đều có sự ảnh hưởng không thể bị dập tắt, mặt dù không nhìn thấy, nhưng ảnh hưởng vẫn còn. Khi Khổng Tử còn nhỏ, có một người nước Lỗ nói: Nhân sinh có ba bất hủ, đó là lập đức, lập công, lập ngôn. Lập đức là nhân cách vĩ đại nhất, như Chúa Giê su, Khổng Tử, ... Lập công chính là sự đóng góp cho xã hội. Lập ngôn bao gồm tư tưởng và văn học, tư tưởng vĩ đại nhất và văn học đều là bất hủ. Song chúng ta không nên coi câu nói này một cách quý tộc hóa, mà phải xem với góc độ rất bình dân, ví dụ như các hiện tượng như buộc dây giầy làm sao cho không bị tuột, khạc nhổ, phát âm chữ O, đều là bất hủ cả. Có nghĩa là, không những cái tốt bất hủ, mà cái xấu cũng bất hủ, thiện bất hủ mà ác cũng bất hủ. Một cây nói hay có thể ảnh hưởng đến vô số con người, một câu nói xấu có thể hại chết vô số người. Điều này cho chúng ta một tiêu chí về nhân sinh, chúng ta tiêu cực nhưng không nên hại người, phải nắm bắt được hành động của mình. Tích cực sẽ tăng thêm sự tốt lành cho xã hội này, phải làm cho người khác có được một chút tốt đẹp đến từ chúng ta.
Nói đi thì cũng phải nói lại, cho dù nhân sinh chính là nằm mơ, thì cũng phải mơ một giấc mơ ra hồn. Nhà chính trị đời Tống Vương An Thạch viết bài thơ nhan đề "Mộng". Rằng: "Tri thế như mộng vô sở cầu, vô sở cầu tâm phổ định tịch, hoàn tựa mộng trung tùy mộng cảnh, thành tựu hà sa mộng công đức". Nghĩa là: "Biết rằng sự đời như giấc mơ, con người nên có tấm lòng không cầu gì cả. Sự đã như giấc mộng rồi thì, tu hành công đức chẳng phải là những việc trong mơ hay sao". Không nên buông bỏ giấc mơ như vậy, mà phải mơ giấc mơ cho đẹp. Cho dù hát tuồng đóng kịch thì cũng phải biểu diễn cho tốt.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |