vnct20130901
|
Nhân dịp khai giảng niên khóa 2013-2014, chúng tôi xin chúc tất cả các bạn học sinh Trung Quốc và Việt Nam năm học mới có nhiều tiến bộ mới, thành tích học tập không ngừng nâng cao. Trong chương trình hôm nay, xin mời quý vị và các bạn thưởng thức một số ca khúc học đường Trung Quốc, và coi đây là món quà năm học mới tặng các bạn học sinh đang có mặt bên máy thu thanh hoặc đang lướt mạng CRI.
Ca khúc "Sân trường ban mai", lời ca có đoạn:
Men theo con đường trong sân trường quen thuộc
Đọc sách dưới bóng cây ban mai
Các bạn thân mến, gốc cây con thân yêu
Chúng ta cùng tắm mình trong ban mai sương sớm
Chúng ta cùng ghi nhớ giờ phút đẹp đẽ này
Cho đến khi trưởng thành gốc cây cao lớn
Ở Trung Quốc thường gọi ca khúc học đường là ca dao sân trường. Ca khúc học đường thường được đông đảo các bạn học sinh Trung Quốc yêu thích và lưu hành trong cộng đồng học sinh ở hầu hết các trường, các ca khúc học đường thường mô tả sinh hoạt và học tập nhà trường và nội tâm cũng như sự cảm nhận của các bạn học sinh trẻ tuổi. Những ca khúc này thường có giai điệu sôi nổi, dạt dào sức sống của tuổi trẻ.
Ca khúc đọc đường xuất hiện sớm nhất tại các trường học Nhật Bản. Phần lớn âm nhạc Nhật Bản trước thời kỳ Minh Trị Duy Tân những năm 60 thế kỷ 19 thuộc loại âm nhạc cung đình, gọi là Nhã nhạc, giai điệu của loại âm nhạc này trầm ngâm kéo dài, chỉ những người quý tộc giàu có mới thừa thời gian để thưởng thức, các học sinh rất không ưa loại âm nhạc này. Về sau, Bộ Văn hóa Nhật Bản phát động phong trào xã hội sáng tác ca khúc phù hợp thị hiếu của học sinh. Thế là những ca khúc học đường phản ánh sinh hoạt nhà trường bắt đầu xuất hiện tại Nhật. Song chịu sự gò bó của âm nhạc truyền thống, cho nên loại ca khúc học đường này vẫn chưa có sự đột phá lớn.
Năm 1868, ông Wikipedia sáng tác ca khúc "A Phòng tiên sinh" với giai điệu thanh thoát, ngắn, trữ tình và mang phong cách dân ca đậm đà, ngay tức khắc đã được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vào thời kỳ Minh Trị Duy Tân, trong chiến dịch tấn công Mạc phủ Tokugawa, các chiến sĩ quân Chính Phủ Nhật đã ngân vang ca khúc "A Phòng tiên sinh" xông lên trước lửa đạn chiến dịch. Từ đó, mọi người gọi loại hình ca khúc này là "Ca khúc học đường".
Vào giữa thập niên 70 thế kỷ 20, ca khúc học đường bắt đầu xuất hiện tại Đài Loan Trung Quốc rồi phát triển rất nhanh. Ca khúc "Truyền nhân của Rồng" do nhạc sĩ Hầu Đức Kiện sáng tác, "Đường mòn thôn quê", "Vịnh Bành Hồ quê ngoại" của nhạc sĩ Diệp Gia Tu, ... đều ra mắt trong giai đoạn này. Từ năm 1974 đến năm 1980 là thời kỳ ca khúc học đường phát triển đến đỉnh cao, riêng Đài Loan xuất hiện những hơn 300 bài hát học đường, trong đó được hoan nghênh nhất và nổi tiếng nhất là ca khúc "Tuổi thơ" của nhạc sĩ nổi tiếng Đài Loan La Đại Hữu. Bài hát này kể về một học em học sinh tiểu học suốt ngày chỉ nghĩ đến các trò chơi, thầm yêu trộm nhớ cô bạn lớp bên cạnh, suốt ngày cứ mơ mơ hồ hồ, cô đơn một mình, chỉ mong tuổi thơ của mình mau mau qua đi.
Các ca khúc học đường của Trung Quốc đại lục từ ban đầu đã chịu sự ảnh hưởng trực tiếp nhất và sâu sắc nhất của các ca khúc học đường của Đài Loan Trung Quốc. Tháng 4 năm 1994, băng nhạc mang tên "Ca khúc học đường 1" do Công ty Băng đĩa nhạc Đại địa phát hành, hai ca khúc "Cô bạn cùng bàn" và "Anh bạn nằm trên giường tầng trên" trong băng nhạc này do anh Cao Hiểu Tùng, sinh viên trường Đại học Thanh Hoa nổi tiếng Trung Quốc sáng tác nhạc và lời đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho mọi người, hai bài hát này đã đưa ca khúc học đường của Trung Quốc đại lục lên đến đỉnh cao.
Ca khúc "Cô bạn học cùng bàn" do giọng ca Lão Lang trình bày có lời rất mượt mà, như một bài tản văn rất hay:
Phải chăng ngày mai em nhớ lại
Trang nhật ký em viết hôm qua
Phải chăng ngày mai em vẫn nhớ
Mình từng là cô bé hay khóc nhè
Các thầy cô đều không còn nhớ
Cô em không trả lời được vấn đề
Anh cũng chỉ vô tình giở am bum
Mới nhớ đến em, cô bạn cùng bàn.
Ai là người đã cưới em, cô bạn đa sầu đa cảm
Ai là người đã đọc trang nhật ký của em
Ai là người đã búi mớ tóc dài của em
Ai là người đã may cho em tà áo cưới.
Em cứ bảo còn lâu mới tốt nghiệp
Chỉ trong nháy mắt mà đã mỗi đứa mỗi ngả
Ai là người đã gặp em, cô bạn đa sầu đa cảm
Ai là người dỗ dành em, cô bạn hay khóc nhè
Ai là người đọc thư anh gửi cho em
Ai là người đã vứt thư anh bay theo chiều gió
Giai điệu các ca khúc học đường đơn giản, thanh thoát khoan khoái. Bất kể là mô tả về cảnh vật, hay trăng gió, hay tình yêu, ngụ ý khung cảnh trong lời bài hát thường mang lại cho người nghe một cảm giác đẹp tuyệt vời.
Ca khúc học đường thường nhấn mạnh tuổi trẻ trôi qua nhanh, bộc bạch ánh mắt quay đầu nhìn lại thời thanh xuân của các giọng ca trẻ sắp dấn thân vào xã hội. Chúng ta có thể tìm thấy bóng hình của mình trong lời ca tiếng hát, liên tưởng đến sinh hoạt nhà trường.
Thứ gì đáng quý nhất của năm tháng? Đó là đời học sinh hạnh phúc. Thứ gì đáng ghi nhất của thời giờ? Đó là đời học sinh đẹp đẽ nhất.
Năm 2000, Lư Canh Tuất, sinh viên chuyên ngành khoa học tự nhiên trường Đại học Thanh Hoa đã sáng tác bài hát "Hoa Hồ điệp", bài hát này đã được truyền đi rất nhanh trong các trường đại học ở Bắc Kinh, một dạo trở thành "Ca khúc nhà trường". Giai điệu bài hát này mang một chút nỗi buồn mang mác và thương cảm bởi thất tình, rất giống phong cách âm điệu của Ca khúc học đường.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |