Trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số gương mặt nghệ sĩ ca nhạc xuất sắc dân tộc Mông Cổ hát hay múa giỏi.
Thảo nguyên xinh đẹp nhà của tôi
Gió thổi cỏ xanh hoa đua nở
Bướm bay khoe sắc bồ câu hót
Hoàng hôn nhuộm đỏ hồ nước trong
Thảo nguyên tươi đẹp quê ta đó
Nước trong cỏ xanh ta yêu người
Thảo nguyên như mặt biển mênh mông
Lều bạt như những đóa hoa sen
Nghệ sĩ nổi tiếng dân tộc Mông cổ Tơ-tơ-ma
Trên đây là một đoạn trong ca khúc "Thảo nguyên xinh đẹp là nhà của tôi" do nghệ sĩ nổi tiếng dân tộc Mông cổ Tơ-tơ-ma trình bày. Tháng bảy và tháng tám hằng năm, là mùa mát mẻ dễ chịu nhất trên thảo nguyên Nội Mông Trung Quốc, cỏ mọc xanh rờn, nước hồ trong xanh, khách du lịch thập phương đặt chân đến đây ngắm cảnh đồng cỏ tươi đẹp mênh mông nên thơ.
Hoan nghênh các bạn lần theo giọng ca tiếng hát của các nghệ sĩ dân tộc Mông cổ trên làn sóng điện CRI để thưởng thức gián tiếp quang cảnh đồng cỏ Nội Mông xanh tươi mượt mà mênh mông vô tận.
Dân tộc Mông cổ là một trong những dân tộc chủ yếu ở miền Bắc Trung Quốc, người dân tộc Mông Cổ ngoài sống tập trung trong địa phận nước Mông Cổ ra, phần lớn tập trung cư trú tại Khu tự trị Nội Mông, Khu tự trị Uây-ua Tân Cương và các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Tân Cương, Hà Bắc, Thanh Hải, Hà Nam, Cam Túc và nước Nga. Trên thế giới có khoảng 10 triệu người dân tộc Mông Cổ, trong đó trên một nửa là sinh sống tại các địa danh trên đây của Trung Quốc.
Ban đầu danh từ "Mông Cổ" là tên gọi của một bộ tộc trong cả bộ lạc Mông cổ. Đầu thế kỷ 13, Thành Các Tư Hán dẫn dắt bộ tộc Mông Cổ thống nhất các bộ tộc trong khu vực, dần dần hình thành một khối cộng đồng dân tộc mới. "Mông Cổ" cũng từ tên gọi của bộ tộc vốn có, dần dần hình thành tên gọi của dân tộc này.
Bà con dân tộc Mông Cổ bất cứ già trẻ gái trai đều đam mê ca nhạc, dân ca Mông Cổ có nhịp điệu tự do, nhưng âm thanh lại được trình bày một cách rất chi tiết, âm điệu vang, dài và thân thiết, như đồng cỏ trên thảo nguyên mênh mông xanh rờn, nhưng lại có thể nhìn rõ từng ngọn cỏ xanh tươi, rất dễ khiến mọi người say sưa hát theo.
Dân ca Mông Cổ chia làm hai loại chính, đó là nghi lễ và du mục. Những ca khúc nghi lễ chủ yếu được trình diễn trong các tiệc cưới, những ca khúc mang nội dung về tình yêu trong trắng, ngợi ca anh hùng, ca ngợi các kỵ sỹ đoạt giải đua ngựa. Còn lại là những ca khúc có nội dung du mục, trình bày trong quá trình chăn cừu chăn bò ngựa, hoặc trên đường di trú, chủ yếu là ca ngợi quê hương đồng cỏ và nơi cư trú.
Sau đây mời quý vị và các bạn thưởng thức bài "Mục ca", có nghĩa là bài ca chăn nuôi, do nghệ sĩ dân tộc Mông cổ nổi tiếng Tơ-tơ-ma trình bày. Nghệ sĩ Tơ-tơ-ma sinh năm 1947 trên quê hương Nội Mông tươi đẹp. Năm 1979 với ca khúc "Thảo nguyên tươi đẹp là nhà của tôi" do chị trình bày đã gây tiếng vang và truyền đi khắp các nơi trong cả nước, và chị được công chúng đam mê ca nhạc mệnh danh là "Chim Sơn ca trên thảo nguyên".
Lời ca có đoạn:
Mây trắng bay trên nền trời xanh thẳm
Dưới áng mây là bầy cừu trắng như tuyết
Đàn cừu như thỏi bạc trắng lốm đốm
Rắc trên thảo nguyên đáng yêu biết nhường nào
Ở Trung Quốc có một bài thơ rất cổ xưa và rất nổi tiếng miêu tả quang cảnh thảo nguyên Nội Mông, đó là bài dân ca mang tên "Sắc lặc ca" xuất hiện vào sau thời Tam Quốc, Thời Ngụy và thời Tấn, tức vào khoảng thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ sáu công nguyên.
Sắc Lặc là một bộ tộc sinh sống trên vùng thảo nguyên Nội Mông Trung Quốc, bài dân ca này dịch từ tiếng Tiên Ti sang chữ Hán.
敕勒歌
敕勒川,阴山下,
天似穹庐,笼盖四野。
天苍苍,野茫茫,
风吹草低见牛羊。
Sắc lặc ca
Sắc Lặc xuyên, Âm sơn hạ,
thiên tự khung lư, lung cái tứ dã.
Thiên thương thương, dã mang mang,
phong xuy thảo đê kiến ngưu dương
Dòng Sắc Lặc, dưới núi Âm Sơn,
Trời như chiếc lều, bao trùm lên bốn nội.
Trời xanh xanh, nội mênh mông,
gió thổi cỏ rạp xuống thấy bò dê
Nghệ sĩ dân tộc Mông Cổ nổi tiếng Đằng Cách Nhĩ
Tiếp theo mời các bạn làm quen với giọng hát của nghệ sĩ dân tộc Mông Cổ nổi tiếng tên là Đằng Cách Nhĩ. Anh sinh năm 1960 tại Kỳ Ơ-tuo-khơ Nội Mông, ca khúc "Người Mông Cổ" do anh sáng tác và thể hiện vào năm 1986 đã nổi tiếng ngay và lưu hành khắp trời nam đất bắc đông tây Trung Quốc, từ đó mọi người biết đến tên tuổi và giọng ca của anh.
Năm 1993, Đằng Cách Nhĩ thành lập Ban nhạc Sói Trắng. Đến nay, anh đảm nhiệm Phó Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc Trung ương Trung Quốc, Uỷ viên Hội Âm nhạc Trung Quốc.
Tiếp theo mời các bạn nghe ca khúc "Người Mông cổ" do Đằng Cách Nhĩ trình bày.
Lời ca có đoạn:
Khói bếp toả lên trên mái lều bạc trắng tinh
Tôi sinh ra trong gia đình người chăn nuôi
Thảo nguyên mênh mông là chiếc nôi nuôi tôi khôn lớn
Nước sông trong vắt là dòng sữa mẹ ngọt ngào
Đó là người Mông Cổ, những người yêu mến quê hương.
Tên gọi tiếng Mông Cổ của Đằng Cách Nhĩ là Tâng Cơ ơ, có nghĩa là bầu trời. Đằng Các Nhĩ tốt nghiệp chuyên ngành sáng tác nhạc Học viện Âm nhạc Thiên Tân, anh phần lớn trình bày ca khúc do mình sáng tác. Những bài hát của anh có giai điệu phóng khoáng, vang vọng, nhưng lại thể hiện tình cảm sâu nặng nghĩa tình, đậm đà phong cách thảo nguyên, khiến người nghe cảm thấy máu trong mình sục sôi. Tiếp theo mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc "Thiên Đàng", lời ca có đoạn:
Bầu trời trong xanh
Nước hồ trong vắt
Thảo nguyên xanh rờn
Vạn mã phi đằng
Đàn cừu trắng tinh
Còn một cô gái
Đó quê hương tôi
Thiên đàng của tôi.
Trong kho tàng nghệ thuật dân gian dân tộc Trung Quốc, dân ca Mông Cổ có nội dung phong phú, đậm đà bản sắc thảo nguyên muôn màu muôn vẻ, rất được mọi người hoan nghênh và yêu mến, rất nhiều nghệ sĩ đã sưu tầm nhiều bài dân ca Mông Cổ trong biển ca bạt ngàn, khiến các bài dân ca Mông Cổ được chỉnh lý, bảo tồn và truyền bá rộng rãi.
Ngệ sĩ dân tộc Mông Cổ Ô Lan Đồ Nhã
Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức và làm quen với giọng ca dân tộc Mông Cổ Ô Lan Đồ Nhã được mọi người mệnh danh là giọng ca vọng từ không trung trên thảo nguyên. Ô Lan Đồ Nhã sinh năm 1983 trên thảo nguyên Hu-luân-bây-ơ Nội Mông tươi đẹp. Trên mình cô có phong cách giản dị, trung thành, hào phóng vốn có của người dân tộc Mông Cổ; ngoài ra, Ô Lan Đồ Nhã là một cô gái xinh đẹp, rạng rỡ và đáng yêu.
Là nghệ sĩ dân ca chuyên nghiệp, Ô Lan Đồ Nhã có giọng hát độc đáo, cơ sở chất gọng rất vững, rất đậm đà, khiến khán thính giả hễ nghe qua là không bao giờ quên. Tại Liên hoan thi Ca nhạc Truyền hình Trung ương Trung Quốc năm 2010, Ô Lan Đồ Nhã đã dự thi bằng ca khúc "Tháo mã can", từ đó được nhiều người biết đến.
Tháo mã can là cây sào dài dùng để lùa đàn gia súc của bà con dân chăn nuôi, một đầu sào buộc đoạn dây da, sào dài khoảng năm mét, có sào dài chín mét, ngoài dùng để sòng vào đầu ngựa ra, còn dùng để sòng vào đầu con cáo. Sau đây, mời các bạn nghe bài hát "Tháo mã can", do Ô Lan Đồ Nhã trình bày, ca khúc này rất hào phóng, nhiệt tình, náo nhiệt.
Lời ca có đoạn:
Cho tôi có cuộc gặp, trên đồng cỏ xanh rờn
Cho tôi một ánh mắt, sắc xảo lại nóng bỏng
Anh chàng tháo mã trai tráng vạm vỡ
Tôi muốn hòa mình vào lồng ngực anh
Theo anh tha phương tới chân trời bất tận
Tất cả tháng ngày trong lành như chính anh
Trên đây các bạn vừa thưởng thức một số dân ca Mông cổ do ba nggệ sĩ dân tộc Mông cổ trình bày, nếu như bạn có thời gian có hứng thú, hoan nghênh bạn đặt chân đến thảo nguyên Nội Mông bao la, ở đây có trà sữa thơm ngon, có thịt cừu thơm phức, có dân ca Mông cổ ngọt ngào, hào phóng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |