vnct-160613
|
TÌNH CHA
Tác giả Lý Á Bằng
Thành phố Vô tích tỉnh Giang Tô Trung Quốc bước vào tháng 6, cũng đúng vào mùa mưa phùn.
Vào lúc 4 giờ rạng sáng, tôi từ trên giường ngồi dậy nhè nhẹ, nghe tiếng mưa rơi tí tách bên ngoài cửa sổ đang bốn bề im lặng, tôi nhắm mắt lại và cảm thấy hơi run run. Tôi gắng sức tìm kiếm một cách cẩn thận trong đầu óc mình cảnh tượng trong giấc mơ vừa rồi. Tôi cứ nhớ lại hết lần này đến lần khác, cứ thế mà trùng lặp hết lần này đến lần khác.
Nước mưa vẫn rơi tí tách xuống mặt đất, chiếc kim đồng hồ bên đầu giường vẫn tứ chạy tích tắc không ngừng, tôi ngồi trên giường, đầu hơi cúi xuống, hai bàn tay đặt lên đùi, rồi bất động, thỉnh thoảng có một cánh chim nào đó ríu rít bay qua cửa sổ. Thế giới bên ngoài bắt đầu thức tỉnh, cả ngôi lầu cũng bắt đầu trở nên ồn ào, đoàn làm phim phải xuất phát rồi. Tôi phải đi làm, đành phải từ biệt khung cảnh trong giấc mơ... thế rồi nước mắt bắt đầu chảy xuống, màn nước mắt mông lung che mờ đôi mắt tôi, trong màn nước mắt trong vắt nhưng lại mông lung này, tôi mặc quần áo, đánh răng rửa mặt, tôi ngắm mình trong gương, một lần nữa lau khô nước mắt, mở cửa bước ra ngoài đi quay phim.
Hãy tha thứ cho cái tính yếu đuối của tôi—tôi nằm mơ thấy cha tôi, hiện nay, đây là điều kiện duy nhất để tôi có thể gặp lại cha, gặp cha trong mộng.
Ngày 6 tháng 12 ngoái, khi tôi đang bận quay bộ phim "Phấn khởi là hay", đây là bộ phim hài mừng năm mới. Sáng hôm đó tôi nhận được điện thoại của anh trai, báo tin cha đã mất bởi cơn đau tim đột ngột, hưởng thọ 57 tuổi.
Tôi kiên trì quay nốt đoạn phim trong hai ngày cuối, kiên trì nói những câu thích nhất trong kịch bản, rồi nở nụ cười mà mọi người mến mộ. Trong một tiếng đồng đồ trước khi ra sân bay, mỗi khi quay một đoạn phim, là tôi lại chạy vào nhà vệ sinh để tránh xa mọi người, vuốt mạnh khuôn mặt mình, cắn mạnh đầu lưỡi... lên máy bay, tôi đeo kính râm, rồi mặc cho nước mắt bắt đầu chảy xuống lã chã ... trong buổi lễ truy điệu vĩnh biệt cha, tôi thay mặt mọi người trong gia đình phát biểu rằng: "Người đang lặng lẽ nằm yên ở đây, chính là người cha cao lớn của tôi ..." vừa nói xong câu này, tôi liền ngã nhào xuống đất. Một lần nữa xin tha lỗi cho cái tính mềm yếu của tôi, bởi vì tôi đã bị mất người cha là một người quá tốt.
Ngay từ hồi còn rất nhỏ, tôi đã bắt đầu giúp việc cho cha, tôi giúp cha cắm những linh kiện điện tử vào tấm điện mạch, rồi xem cha làm việc, dưới ánh đèn sáng mờ mờ, hai cha con không nói gì nhiều, cứ như vậy mà bận rộn hết đêm này đến đêm khác, chờ cho đến khi cha làm xong chiếc TV trắng đen mang đi cho nhà hàng xóm rồi, thấy họ rất phấn khởi là cha lại mỉm cười. Cha lặng lẽ cười một mình. Tôi rất lấy làm hãnh diện, tôi bắt đầu biết rằng, công việc có thể đổi lấy lòng tôn trọng của mọi người.
Cha tôi và mẹ tôi đều từ nội địa đến Tân Cương vào năm mới có 15 tuổi, không phải cha mẹ hưởng ứng lời kêu gọi gì cả, mà bởi vì cả hai đều xuất thân trong gia đình bị coi là không lấy gì làm hay ho cả, đều bị mọi người khinh rẻ, thế là thôi thì khoác ba lô lên đường, đi đến đâu thì ở đến đó, về sau hai người tình cờ gặp nhau tại Tân Cương, cảm thấy rất gần gũi nhau, rồi về sau hai người nên vợ nên chồng. Về sau nữa, cha mẹ tôi cùng động viên lẫn nhau, cha tôi trở thành kỹ sư điện tử, mẹ tôi trở thành một bác sĩ khoa nhi... có lẽ chính vì vậy mà khi tôi và anh trai lần lượt tốt nghiệp phổ thông cơ sở rồi, cha liền lần lượt tiễn hai anh em tôi trở về nội địa đi học. Tôi mang theo câu nói của cha ra đi, đó là: "Làm người không được kiêu ngạo, nhưng không được thiếu khí phách".
Trong suốt 14 năm sống xa nhà, tết năm nào tôi cũng về thăm thân, kể lại cho cha biết trong một năm qua tôi đã làm những việc gì, mỗi đêm Giao thừa, là cha, anh trai và tôi đều uống chút rượu, chuyện trò rất lâu với nhau, bàn với nhau chuyện gia đình nhà tôi gặp phải những vấn đề gì, kể cả cha có chuyện gì nữa, ba cha con cứ như là ba người bạn thân vậy. Sự tin cậy lẫn nhau như vậy khiến tôi biết được rằng, làm một người đàn ông phải gánh vác hết thảy trách nhiệm đối với gia đình, đối với bè bạn. Thật là hay biết nhường nào, cha của tôi, cũng chính là niềm kiêu hãnh của tôi
Những chuyện dĩ vãng quá nhiều, khó mà có thể kể hết được.
Điều làm cha tôi thất vọng nhất, đại thể là tôi không đỗ vào trường Đại học Cáp Nhĩ Tân mà thi đỗ vào Học viện Hý kịch Trung ương. Vì việc này mà suốt một quãng thời gian khá lâu, cha không nói nhiều, nhưng rồi thì rốt cuộc cha là một người thông thoáng, về sau cha dặn dò tôi rằng: "Đã lựa chọn chuyên ngành này rồi thì phải làm cho tốt". Chỉ có điều là những năm trở lại đây, cha rất ít hỏi han đến công việc của tôi, có lẽ cha quả thật là không có cảm hứng đối với cái nghề làm văn nghệ.
Điều làm cho cha cảm thấy kiêu hãnh nhất, có lẽ là năm 1993 tôi trù bị tổ chức buổi liên hoan ca nhạc rock, có các tiết mục Triều Đường, Rắn hổ mang nữ, Vương Dũng... quy mô chưa từng có, đã tạo nên rất nhiều cái "lần đầu tiên". Lúc bấy giờ kinh phí rất ít, lại không có mối quan hệ xã hội gì, vậy mà chỉ chạy chọt bận rộn có ba tháng lại thành việc. Năm đó tôi 22 tuổi, tôi còn nhớ như in là, cha tôi cũng đến hiện trường đón xem. Sau buổi biểu diễn, tôi còn bận điều khiển mọi người làm các công việc, cha tôi đến bảo là cha về trước đây, tôi nói: Vâng, con biết rồi ạ. Cha giơ tay cho tôi, tôi chững một cái. Đó là lần lần đầu tiên hai cha con tôi bắt tay nhau như người lớn, làm tôi suốt đời không bao giờ quên.
Điều làm tôi cảm thấy đáng tiếc nhất là, tôi đã xây dựng gia đình tại Bắc Kinh, cha mẹ đến thăm tôi, trước khi ra về, cha nói: "Bố mẹ không có việc gì, thôi thì đáp tàu hỏa về Tân Cương nhé". Tôi không đắn đo liền đồng ý ngay, khi tiễn chân cha mẹ ra sân ga, trên tàu rất đông hành khách. Nghĩ đến cha mẹ đã tuổi cao mà phải đáp tàu hỏa những ba ngày mới về tới Tân Cương, là tôi ân hận quá đi thôi, tôi nói lần sau bố mẹ vẫn nên đáp máy bay thì hơn. Sau khi về Tân Cương mới được có hai tuần, vậy mà cha đã qua đời. Tôi không còn có cơ hội nào nữa rồi. Khi về nhà, tôi liền mua một tấm vé máy bay, rồi tận tay đút tấm vé vào trong túi áo của cha, coi như có thể bù đắp phần nào cho sự sơ xuất của tôi.
Tôi cứ kiên trì phải đích thân chôn cất cha. Tôi biết rằng, tôi cần phải làm một nghi lễ như vậy để từ biệt cha tôi lần cuối, tôi đứng trước tấm bia mộ cha rất lâu, mặc cho gió đã thổi khô nước mắt, tôi bỗng có một cảm giác, tinh thần của cha đã ngấm vào cơ thể tôi, không phải là miêu tả một cách hư vô, mà là trong một thoáng đó, tôi thật sự cảm giác được như vậy. Tôi sẵn sàng, sẵn sàng đón nhận cảm giác đó. Cách đây 28 năm, tôi đã đón nhận cơ thể do cha mang lại, hôm nay, tôi xin đón nhận tinh thần cha truyền lại cho tôi, đó là kế thừa một thứ di truyền, một thứ luân hồi, một thứ truyền thống, tôi không biết, tôi mong có ngày tôi cũng sẽ có thể trở thành một người cha tốt.
Cha ơi, con yêu cha mãi mãi.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |