Hôm nay đúng rằm tháng Giêng, là Tết Nguyên Tiêu, một trong những ngày Tết cổ truyền của Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc thường nói: "Rằm tháng Giêng vui Tết Nguyên Tiêu, thắp đèn treo hoa cùng ăn Tết", rằm tháng Giêng Tết Nguyên tiêu, đầu đường cuối phố đều treo đèn màu, mọi người cùng nhau ra phố ngắm đèn, đốt pháo hoa, ca hát vui mừng đón Tết Nguyên Tiêu cũng là ngày Tết cuối cùng trong cả dịp Tết Xuân.
Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Nguyên Tịch, Nguyên Dạ hay tết Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo âm lịch. Đêm hôm đó, trong dân gian TQ từ trước đến nay đều có tập tục treo đèn lồng, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết "Hoa Đăng".
Ngắm đèn ăn bánh trôi là hai nội dung chính trong ngày tết Nguyên Tiêu. Vậy tại sao Tết Nguyên Tiêu lại treo đèn? Nghe nói, năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn- nhà vua đời Tây Hán của TQ được lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng Giêng. Để chúc mừng, vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng Giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm tháng Giêng, nhà vua đều ra khỏi cung đi dạo cùng chung vui với người dân. Ngày hôm đó, nhà nào nhà nấy, trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình nghìn vẻ để mọi người thưởng thức. Đến năm 104 trước công nguyên, tết Nguyên Tiêu đã chính thức trở thành ngày tết lớn của nhà nước. Quyết định này khiến quy mô của ngày tết Nguyên Tiêu được mở rộng hơn nữa. Theo quy định, ở những nơi công cộng, nhà nào nhà nấy đều phải chăng đèn kết hoa, nhất là những khu phố đông đúc và trung tâm văn hóa phải tổ chức hội Hoa Đăng, triển lãm Hoa Đăng rất long trọng; Già trẻ gái trai đi xem Hoa Đăng, đoán câu đối trên Hoa Đăng, múa đèn Rồng thâu đêm v.v, về sau năm nào cũng vậy, dần dần thành thói quen và truyền từ đời này sang đời khác. Theo ghi chép, năm 713 trước công nguyên, ở kinh thành Trường An đời nhà Đường Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi cũng là một tập tục lớn. Vào khoảng đời nhà Tống Bánh trôi phát triển đến ngày nay đã có đến gần 30 loại, nhân bánh trôi gồm có sơn tra, thập cẩm, vừng, kem sữa ca cao, xô-cô-la .... Phong vị bánh trôi của mỗi địa phương cũng không giống nhau, bánh trôi của tỉnh Hồ Nam màu trắng, trong suốt, thơm, ngon và ngọt; ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang ở miền Đông gói bằng nhiều nhân, vỏ mỏng; bánh trôi như trứng chim bồ câu của Thượng Hải trông xinh xắn, ăn mát, ngon, ngọt; bánh trôi nhân Sơn tra, nhân vừng, nhân kem sữa v.v. của Bắc Kinh cũng có hương vị độc đáo
Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí. như đi cà kheo, múa ương ca, múa sư tử v.v.. Đặc biệt là múa sư tử, ngoài ở TQ ra, các nơi trên thế giới có người Hoa cư trú, mỗi khi vào dịp tết đều tổ chức múa sư tử. Múa sư tử của TQ được chia thành hai phái là "phái Nam" và phái Bắc" . Múa sư tử của phái miền Nam thì chú trọng về thay đổi động tác và kỹ xảo, thường là với hình thức hai người múa là chính, điệu múa linh hoạt và biến đổi khôn lường; Múa sư tử phái Bắc coi trọng khí thế, thường là mười mấy người, thậm chí mấy chục người cùng múa. Khi múa có đệm nhạc mang đậm đặc sắc vài giai điệu dân gian TQ, bất kể là người múa hay là người xem đều hào hứng tham gia, thể hiện sự náo nhiệt của bầu không khí ngày rằm tháng giêng.
Sau đây mời các bạn thưởng thức bài dân ca Sơn Tây "Náo Nguyên Tiêu", hay gọi là "Vui tết Nguyên Tiêu", bày tỏ niềm hân hoan phấn khởi của mọi người trong ngày Tết. Những chiếc đèn màu trong ngày tết Nguyên Tiêu, thường làm bằng giấy nhiều màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, hoa cỏ, chim muông,... trong đó đèn ngựa bay có đặc sắc của TQ nhất. Đèn ngựa bay là một trò chơi, nghe nói đã hơn một nghìn năm lịch sử. Trong đèn này có lắp một bánh xe, khi thắp nến, nhiệt độ trong đèn lên cao khiến bánh xe quay, qua đó đẩy những vó ngựa giấy trên bánh xe chạy. Bóng ngựa hiện lên chụp đèn, nhìn từ bên ngoài thấy ngựa như đang phi nước đại, trông rất sống động.
Tại Trung Quốc, tết Nguyên Tiêu còn được gọi là "Ngày Tình yêu" lãng mạn. Trong xã hội phong kiến cổ đại các chị em phụ nữ thường không được ra khỏi nhà đi dạo chơi tự do, thế nhưng vào đêm Nguyên Tiêu, họ được cha mẹ cho phép ngoài đi chơi ngắm đèn hoa với bạn bè, và đây cũng là dịp để các cô cậu trẻ tuổi quen biết phải lòng nhau. Nguyên Tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt, chính mùa trăng tròn lung linh sắc màu hoa đăng rực rỡ, do vậy Tết Nguyên Tiêu cũng chính là mùa Valentine phương Đông.
Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức bài hát "Người hẹn sau Hoàng hôn", lời bài hát này chính là từ bài thơ "Sinh tra tử - Đêm Nguyên Tiêu" của nhà thơ Âu Dương Tú thời nhà Đường, do chị Đặng Lệ Quân trình bày:
Sinh tra tử - Đêm Nguyên Tiêu
(Người dịch: Nguyễn Xuân Tảo)
Năm ngoái đêm Nguyên Tiêu
Chợ hoa đèn sáng rực
Ngọn liễu mảnh trăng treo
Hoàng hôn người hẹn ước
Năm nay đêm Nguyên Tiêu
Trăng với đèn như trước
Chẳng gặp người năm qua
Tay áo đầm lệ ướt
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |