Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, chúng tôi giới thiệu các bạn thưởng thức hai bài tản văn ngắn được sáng tác vào những năm 20 – 30 thế kỷ trước, tuy đã gần một thế kỷ, nhưng hai bài tản văn này vẫn được đông đảo độc giả Trung Quốc yêu thích. Hai bài tản văn này một bài là "Khổ nhất và vui nhất" của học giả nổi tiếng Trung Quốc Lương Khởi Siêu và bài "Tặng ngôn" của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Chu Tự Thanh.
Nhắc đến học giả Lương Khởi Siêu thì hầu như người Trung Quốc nào cũng biết đến, bởi ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất đối với lịch sử cận đại Trung Quốc. Ông ra đời vào năm 1873, ngay từ nhỏ đã thông minh hơn người, đồng thời lại ấp ủ hoài bão chính trị và lòng yêu nước nồng nàn. Năm 16 tuổi, Lương Khởi Siêu đã thi đỗ trung cử, năm 1898, vua Quang tự trẻ tuổi thời nhà Thanh ra lệnh tiến hành cuộc cải cách chính trị theo đường lối tư bản chủ nghĩa, trong lịch sử gọi là "Biến Pháp Mậu Tuất", Lương Khởi Siêu là một trong những lãnh tụ của cuộc cải cách này, năm đó ông mới 26 tuổi.
Ông Lương Khởi Siêu không những là nhà hoạt động Chính trị, nhà khải mông tư tưởng , mà còn là nhà giáo dục, nhà sử học và nhà văn nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong bốn đại giáo sư Học viện Quốc học trường Đại học Thanh Hoa. Ông đã tiến hành sự đột phá quan trọng về nội dung cũng như hình thức của tiểu thuyết, thơ ca, tản văn. Sau đây mời các bạn thưởng thức tản văn "Khổ nhất và vui nhất" của ông Lương Khởi Siêu ra mắt bạn đọc vào tháng 8 năm 1922.
Tản văn "Khổ nhất và vui nhất"
Tác giả Lương Khởi Siêu
Thứ đau khổ nhất của cuộc đời là gì nhỉ? Phải chăng là nghèo nàn? Không phải. Phải chăng là thất vọng? Không phải. Phải chăng là già yếu? Là chết? Đều không phải. Tôi nói cái thứ khổ nhất của cuộc đời, đó là không gì khổ bằng chưa hoàn thành trách nhiệm đang gánh vác. Nếu con người có lòng dễ thoả mãn, thì tuy nghèo cũng không khổ; nếu có thể an phận (không có tham vọng quá đáng), thì tuy có thất vọng cũng không khổ; tuổi già và chết chóc là việc không thể tránh được của sự sống, người có tấm lòng cởi mở coi những việc rất bình thường, cũng không cho là khổ gì cả. Chỉ có con người bình thường sống trên đời này, thì thường có việc đáng làm của một ngày. Việc đáng làm nhưng chưa hoàn thành, thì sẽ cảm thấy như có ngàn cân đè nặng lên vai, không gì khổ hơn thế nữa. Tại sao lại vậy? Bởi vì phải chịu sự trách móc của lương tâm, muốn trốn tránh cũng không có chỗ nào mà trốn được.
Nhận lời làm hộ việc gì cho một người nào đó mà không hoàn thành, nợ tiền người khác mà không trả, nhận ơn rồi nhưng chưa đền đáp, phải tội người khác mà không đền lại, thì ngay cả mặt người đó cũng không dám mà đi gặp; đã đành không gặp mặt người đó, thì ngay cả trong giấc mơ cũng hình như thấy hiện lên bóng hình của người đó ám ảnh mình. Tại sao vậy? Bởi vì cảm thấy mình thật không phải với người đó. Bởi vì mình có trách nhiệm với người đó, mà vẫn chưa giải tỏa được. Không những chỉ riêng đối với một người là vậy, mà đối với gia đình, đối với xã hội, đối với đất nước, mà ngay cả đối với bản thân mình cũng như vậy. Phàm là ai đã mang lại cái lợi ích cho tôi, thì tôi liền có trách nhiệm đối với người đó. Phàm những việc mà tôi cần phải làm, mà khả năng có thể làm được, thì tôi đã có trách nhiệm đối với việc đó rồi. Phàm việc gì đó mà tôi có ý định phải làm, thì hiện nay và trong tương lai phải lập một khế ước cho chính bản thân mình, thế là mình đã có thêm một phần trách nhiệm cho chính bản thân mình. Có trách nhiệm như vậy rồi, thì lúc nào lương tâm cũng theo sát đằng sau, nếu một ngày cần hoàn thành trách nhiệm mà vẫn không hoàn thành, thì đêm đến thật là trôi qua trong đau khổ; trách nhiệm của một đời người vô cùng vô tận, cho nên đến chết mà vẫn phải mang theo đau khổ xuống dưới nấm mồ. Nỗi đau khổ này còn khổ hơn cả nghèo nàn, tuổi già và chết chóc. Cho nên tôi nói, cuộc đời đã không có đau khổ thì thôi, nếu có đau khổ thì tất nhiên là không gì đau khổ bằng nỗi đau không hoàn thành trách nhiệm.
Nói đi thì cũng phải nói lại, việc gì là việc vui vẻ nhất? Tất nhiên đó chính là đã hoàn thành trách nhiệm, đây chính là chuyện vui nhất của cuộc đời. Câu nói của người xưa rất hay, đó là "đã trút gánh nặng"; tục ngữ cũng có câu: "Tảng đá đè nặng trong lòng đã rơi xuống đất". Đến giây phút này, niềm vui nhẹ nhõm thoải mái, thật khó có thể hình dung bằng thứ ngôn ngữ nào. Trách nhiệm càng lớn, thì quãng ngày gánh vác trách nhiệm sẽ càng dài lâu, cho đến khi đã hoàn thành trách nhiệm, thì trời cao biển rộng, trong lòng thoải mái, thì niềm vui phải nhân lên gấp mấy lần. Mọi việc trong thiên hạ, nếu niềm vui sau khi đã từng trải qua đau khổ rồi có được thì mới coi là niềm vui thật sự. Trên đời này, cần phải biết rằng có sự đau khổ bởi gánh vác trách nhiệm, thì mới có được niềm vui sau khi đã hoàn thành trách nhiệm. Sự tuần hoàn giữa đau khổ và niềm vui như vậy, mới là điều thú vị của trần gian đầy sức sống.
Ông Lương Khởi Siêu đã trình bày lý lẽ về "con người phải làm tròn trách nhiệm" từ hai mặt "khổ nhất" và "vui nhất", các câu văn rất bình dị, nhưng tư tưởng lại rất sâu sắc. Đây là bài tản văn tinh túy hiếm có. Thảo nào mà bài tản văn này đã được chọn đưa vào sách giáo khoa giảng văn của học sinh trung học phổ thông Trung Quốc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |