Cao Sơn Lưu Thuỷ--cổ nhạc kinh điển Trung Quốc
Cao sơn lưu thuỷ gắn liền với một giai thoại về mối tình tri âm tri kỉ giữa Du Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc (năm 770 - 221 trước CN), sách Liệt Tử Thang Vấn chép: " Du Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: 'Hay thay! vời vợi tựa Thái sơn'. Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: 'Hay thay! mênh mang như sông nước'. Bất luận là chí tại cao sơn hay chí tại lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc tư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được từ đó. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc mà người chơi gửi gắm, đạo lý này vốn dĩ đã có từ ngày xưa vậy.
Vào cuối thời Chiến Quốc Trung Quốc sách Lã Thị Xuân Thu, thiên Bản vị cũng ghi lại câu chuyện tương tự: "Bá Nha chơi đàn, Chung Tử Kỳ nghe. Đàn chơi mà chí để tại Thái sơn, Chung Tử Kỳ nói: 'Hay thay tiếng đàn! Cao cao như núi Thái Sơn. Khi chí để nội dung nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: 'Hay thay tiếng đàn! Mênh mang như nước chảy. Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha quẳng đàn dứt dây đến tận cuối đời không chơi đàn, từ đó trên nhân thế không có ai có thể gọi là cầm giả nữa". Lã Thị Xuân Thu nói chung giống với sách Liệt Tử, chỉ khác kết cục này: sau Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha "đến cuối đời không chơi đàn nữa".
Nhưng nguyên nhân trực tiếp mà giai thoại này được lưu truyền là vì mối tình tri âm tương tri, tương giao giữa hai người. Tri âm đã mất, Bá Nha đương nhiên đoạn huyền tuyệt âm. Việc quẳng đàn của Bá Nha thể hiện rất rõ chí của ông ta. Thứ nhất là việc làm thể hiện sự tôn trọng đối với người bạn đã mất, thứ hai là vì tuyệt học của chính mình người đời không ai có khả năng lĩnh hội được mà biểu hiện sự buồn khổ và cô độc. Nghĩ như thế thì Bá Nha tất là người thị tài ngạo vật, trác tuyệt khác người, khúc nhạc của Bá Nha là cao khúc nhưng cũng vì thế mà cô độc, phàm phu tục tử không thể lĩnh hội được sự linh diệu của nhạc khúc. Bá Nha vì cảm thấy thấu đáo sự cô độc, vì phát hiện ra rằng tri âm nơi trần thế thực khó tìm mà nhất thời cảm khái.
Cao sơn lưu thủy sở dĩ được các chư tử thời Xuân thu chiến Quốc nhiều lần ghi chép là vì bối cảnh của nhân sĩ văn hoá đương thời. Thời Tiên Tần là giai đoạn bách gia tranh minh, nhân tài rất nhiều. Rất nhiều kẻ sĩ thời đó quan niệm rất đơn giản, hoàn toàn không nhất thiết phải trung với nước chư hầu mình sinh sống. Việc lưu động kẻ sĩ giữa các nước nhiều không kể xiết, họ luôn mong ngóng sự tri ngộ của bậc minh chủ. Họ hy vọng có thể gặp được người tri âm như mình, có thể hiểu được mộng vương công chư hầu của mình, từ đó mà phát huy sở học của mình. Đó chính là mơ ước suốt mấy ngàn năm của người đọc sách. Nhưng có mấy người có thể đạt được mục tiêu ấy? Hầu hết họ đều một đời uổng phí tài năng không gặp được tri âm mà hoàn toàn vô danh, cũng có người ẩn thân nơi chợ nghèo, người thì đợi già chốn sơn lâm.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |