Chương trình kỳ này gặp gỡ các bạn đúng và rằm trung thu, thì hôm sau mồng 1 tháng 10 lại đúng vào kỷ niệm 63 năm Quốc Khánh Trung Quốc, do vậy mà người Trung Quốc gọi hai ngày vui lớn là Trung Thu- Quốc khánh "vui gặp nhau", trong dịp này, tất cả các nhân viên tại chức và tất cả học sinh trong cả nước được nghỉ tám ngày, đây là dịp rất hiếm có. Nghỉ liền tám ngày đó là bao gồm một ngày nghỉ tết Trung thu, ba ngày nghỉ Quốc khánh, và bốn ngày nghỉ đầu tuần trước và sau. Hơn nghỉ Tết Nguyên Đán một ngày.
Trung thu là một trong những ngày tết truyền thống, đã có lịch sử đâu đời của Trung Quốc cũng như Việt Nam. Chế độ lễ giáo Ngày xưa là mùa xuân cúng mặt trời, mùa thu cúng mặt trăng. Về sau, các văn nhân mặc khách đã phỏng theo, cớ vào dịp trung thu, mọi người đều ngẩng đầu ngắm vầng trăng tròn, cầu khấn thưởng thức và nhờ ánh trăng mang đi niềm thương nỗi nhớ. Những hoạt động cúng bái cầu khấn ngắm trăng trong dân gian dần dần hình thành tập tục truyền thống. Đến thời nhà Đường, phong tục cúng trăng ngày càng được người dân coi trọng, Trung thu đã trở thành ngày tết truyền thống cố định, và cũng trở thành ngày một trong ngày lễ quan trọng của nhân dân Trung Quốc.
Trong nhiều ngày tết ngày lễ truyền thống của Trung Quốc, Trung thu là một trong những ngày tết đầy ý thơ nhất. Mùa thu, tiết trời trở nên mát mẻ, vầng trăng rằm trung thu tròn trịa trong sáng treo lơ lửng trên không trong màn đêm , mọi người cùng ngẩng đầu ngắm trăng, hoặc cùng ăn cơm đoàn tụ, hoặc thưởng thức mâm ngũ quả thơm ngon, hoặc cùng bạn bè ngâm thơ ca hát, vui biết mấy, lãng mạn biết mấy.
Bài hát đã rất đỗi quen thuộc củ công chúng hai nước Trung-Việt: "Vầng trăng nói hộ lòng tôi" do chị Đặng Lệ Quân và giọng ca Việt Nam Hữu Hạnh trình bày bằng hai thứ tiếng Trung-Việt rất đặc biệt và hợp với đêm trung thu. Mời các bạn đón nghe trực tuyến.
Trong các bài thơ cổ viết về vầng trăng trung thu, thì phải kể đến bài từ "Thủy điệu ca đầu", "Minh nguyện kỷ thời hữu" của Tô Đông Pha thời Bắc Tống Trung Quốc. Tô Đông Pha đã viết bài từ này vào đêm trung thu để gửi gắm nỗi nhớ của mình đối với người em trai xa cách nhau đã bảy năm.
Bài từ này về sau được phổ nhạc thành bài hát "Mong cho người dài lâu", bài này được thể hiện qua các giọng ca nổi tiếng, trở thành bài hát kinh điểm, được lưu truyền nhanh chóng và rộng rãi trong đông đảo công chúng say mê ca nhạc.
Thuỷ điệu ca đầu – Trung thu
Tác giả Tô Đông Pha
Minh nguyệt kỷ thời hữu ?
Bả tửu vấn thanh thiên.
Bất tri thiên thượng cung khuyết,
Kim tịch thị hà niên.
Ngã dục thừa phong quy khứ,
Hựu khủng quỳnh lâu ngọc vũ,
Cao xứ bất thắng hàn.
Khởi vũ lộng thanh ảnh,
Hà tự tại nhân gian.
Chuyển chu các,
Đê ỷ hộ,
Chiếu vô miên.
Bất ưng hữu hận,
Hà sự trường hướng biệt thời viên.
Nhân hữu bi, hoan, ly, hợp,
Nguyệt hữu âm, tình, viên, khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.
Đán nguyện nhân trường cửu,
Thiên lý cộng thiền quyên.
Dịch thơ Thủy điệu ca đầu
Tác giả Tô Đông Pha
Trăng có từ thuở nào?
Nâng chén hỏi trời cao.
Cung khuyết trên trời chẳng rõ,
Đêm nay vốn thuộc năm nào.
Muốn cưỡi gió về nơi đó,
Lại sợ lầu quỳnh gác ngọc,
Cao quá nên lạnh lẽo.
Cùng múa với bóng trăng,
Nhân gian thích hơn nhiều.
Vòng quanh gác tía,
Luồn qua song lụa,
Soi kẻ không ngủ.
Không nói là hận,
Sao cứ tròn lúc biệt ly.
Người có buồn, vui, ly, hợp,
Trăng có mờ, tỏ, tròn, khuyết,
Chuyện từ xưa há thể vẹn tòan.
Chỉ mong người sống mãi,
Ngàn dặm bên dáng yêu kiều.
Giọng ca Vương Phi đã trình bày bài hát này được phổ theo lời từ "Minh nguyệt kỷ thời hữu "của Tô Đông Pha cách đây hơn 900 năm. Qua đó có thể thấy, biết bao năm qua, tết trung thu đoàn tụ gia đình bạn bè, đã trở thành địa vị tiêu chí ấm áp trong lòng mọi người.
Sau Trung thu là lại đến Quốc Khánh, do vậy mà người Trung Quốc gọi hai ngày vui lớn là Trung Thu Quốc khánh "vui gặp nhau".
Kể sau cuộc chiến tranh Nha Phiến, Nước Trung Hoa cũ liền trở thành nước nửa phong kiến nửa thuộc địa, các chí sĩ yêu nước và quần chúng nhân dân như những đợt sóng cồn hết đợt này đến đợt khác tiến lên không cam tâm để nước nhà bị diệt vong, họ đã vùng lên kháng chiến, lớp này ngã xuống lớp người sau vượt lên, nhưng rồi cũng đều bị thất bại. Năm 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời, mang lại ánh sáng cho nhân dân, từ đó sự nghiệp Cách mạng của nhân dân Trung Quốc đã đi lên con đường đầy hy vọng. Sau đây, mời các bạn nghe bài hát "Không có Đảng cộng sản không có nước Trung Hoa mới" đã rất đỗi quen thuộc đối với người dân Trung Quốc.
Lời ca có đoạn:
Không có Đảng cộng sản không có nước Trung Hoa mới
Đảng cộng sản vất vả vì dân tộc
Đảng Cộng sản một lòng cứu Trung Quốc
Người kiên trì kháng chiến tám năm
Người làm thay đổi đời sống nhân dân
Người xây dựng khu căn cứ địch hậu
Người thực hiện dân chủ nhiều ái lợi
Năm 1949, Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, nhân dân Trung Quốc sau khi trải qua cuộc chiến tranh bể râu, khổ đau và lạc hậu cuối cùng đã vùng đứng lên. 63 năm thấm thoắt thoi đưa, 63 năm đất nước Trung Hoa trải qua cuộc bể dâu, đặc biệt là sau cuộc cải cách mở cửa, nước Trung Hoa mới đã thay da đổi thịt, long trời lở đất, bài hát "Ca ngợi Tổ quốc" có địa vị hết sức quan trọng tại Trung Quốc, bản nhạc bài hát này thường được vang lên trong các cuộc chào cờ quan trọng.
Lời ca có đoạn:
Cờ đỏ năm sao phấp phới tung bay
Tiếng hát thắng lợi âm vang cất lên
Ca ngợi Tổ quốc thân yêu của chúng ta
Từ nay đi lên con đường phồn vinh giàu mạnh.
Hằng năm cứ đến Quốc Khánh, cũng là mùa thu trời cao lồng lộng, ánh nắng chan hòa, gió thu mát dịu, cây cỏ hoa lá xanh đỏ vàng muôn màu tô sắc, mây trắng bập bềnh trôi, là mùa phong cảnh đất trời Bắc Kinh đẹp nhất, khiến lòng người ngây ngất. Các khu phong cảnh nổi tiếng như Cố cung, Thiên đàn, Di hoà viên, Vạn lý Trường thành vv đông nghịt du khách chen chúc nhau như nêm như kiến.
Đúng vậy, những nơi cũng đông đúc không kém là Quảng trường Thiên an Môn. Hàng ngày mỗi buổi sáng, khi ánh bình minh nhô lên từ chân trời là trên Quảng trường Thiên lại tổ chức lễ chào cờ, đặc biệt là cứ vào các ngày 1 ngày 11 ngày 21 và ngày 31 hằng tháng là lễ chào cờ sẽ được tổ chức long trọng hơn vì có đoàn Quân nhạc đến dạo dưới cột cờ, nhưng long trọng nhất phải kể đến lễ trào cờ được diễn ra vào sáng mồng 1 tháng 10 Quốc khánh. Hằng ngàn hàng vạn du khách trong và ngoài nước sau khi chứng kiến lễ chào cờ là bắt đầu đi dạo trên quảng trường, đến mười giờ đêm mà các đợt du khách trên Quảng trường vẫn đông.
Bài hát "Cờ đỏ tung bay" do giọng ca nổi tiếng Tôn Nam trình bày, bài hát này rất được công chúng Trung Quốc hoan nghênh và thích hát.
Lời ca có đoạn:
Cờ đỏ năm sao
Người là niềm kiêu hãnh của con
Cờ đỏ phấp phới
Trái tim trẻ trung sẽ không già
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |