Ánh: Thật là tình cờ , chương trình Văn nghệ cuối tuần trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc gặp gỡ các bạn thính giả và các bạn cư mạng Việt Nam vào đúng ngày quốc khánh mồng 2 tháng 9.
Hùng Anh: Đúng vậy, hôm nay là kỷ niệm chào mừng 67 năm Quốc khánh Việt Nam, từ Bắc Kinh xa xôi, toàn thể anh chị em Ban tiếng Việt Nam Đài phát Thanh Quốc tế Trung Quốc xin chúc đất nước Việt Nam:
Ngày một phát triển
Đời sống của nhân dân Việt Nam ngày một khá giả hạnh phúc.
Ánh: Hùng Anh ơi, lúc này đây Ngọc Ánh chợt nhớ là giai điệu bài hát Việt Nam "Đêm trường Sơn nhớ Bác" mà năm 2010 Ngọc Ánh cùng nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng sang thăm Việt Nam, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh chỉ huy cho các nghệ Nhà hát tuổi trẻ Việt Nam biểu diễn trong buổi liên hoan Đoàn cán bộ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 12 năm 2010.
HA: Ngọc Ánh này, Hùng Anh đề nghị với Ngọc Ánh việc này nhé.
Ánh: Việc gì vậy Hùng Anh?
HA: Nhân dịp Quốc khánh Việt Nam, Ngọc Ánh giới thiệu lại quang cảnh buổi liên hoan đó có được không?
Ánh: Vâng, Ngọc Ánh cũng có ý định như vậy, buổi liên hoan này diễn ra trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, sau đây Ngọc Ánh xin chia sẻ với các bạn những phút giây xúc động và vui mừng nhất của buổi liên hoan:
Ánh: Một lần nữa xin chúc đất nước Việt Nam ngày một phát triển. Mong tình bạn giữa Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc với các bạn thính giả và cư dân mạng Việt Nam ngày một gắn bó.
Ánh: Hùng Anh ơi, Chương trình Văn nghệ kỳ này gặp gỡ các bạn vào đầu tháng 9 cũng là thời điểm bước vào năm học mới của đông đảo học sinh hai nước Trung- Việt.
HA: Đúng rồi. Trung Quốc mùng 1 tháng 9 là ngày khai giảng niên khóa năm học mới của tất cả các trường học, là ngày các học sinh quen biết bạn mới gặp lại bạn cũ, tin rằng rất vui, mà vui nhất phải là các học sinh nhí lớp một rồi.
Ánh: Đúng vậy, ngoài các học sinh nhí lớp một ra, còn có các em học sinh lớp bảy phổ thông cơ sở và lớp chín phổ thông trung học, lại còn các sinh viên năm thứ nhất nữa chứ. Đối với họ, thứ gì cũng mới mẻ, trường lớp mới, thầy mới, bạn bè mới.
HA: Cũng chưa hẳn thế đâu, đã là học sinh dù mới hay cũ cũng đều có những điều phiền muộn khác nhau.
Ánh: Hùng Anh nói vậy là nghĩa là sao nhỉ?
HA: Cách đây mấy hôm, Hùng Anh vô tình đọc một bài viết kể về hiện tượng một số phụ huynh kêu khổ trước năm học mới của con cái, và gọi khai giảng năm học mới là "mùa đốt tiền".
Ánh: Ngọc Ánh cũng có ấn tượng đối với bài viết này, và đây cũng là đầu đề câu chuyện của một số phụ huynh Trung Quốc ngày nay. Bài viết này giới thiệu rằng, trong những ngày giáp khai giảng năm học mới, các bạn sinh viên vừa đỗ vào đại học tới tất bật mua sắm các mặt hàng điện tử thời thượng và thông dụng như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy ảnh... trang bị rất đầy đủ để mang đến trường đại học. Những trang thiết bị điện tử sịn này, thường phải đốt đến hàng mười nghìn đồng Nhân dân tệ, đối với một gia đình làm công ăn lương mà nói thật khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu.
HA: Vâng quả là khoản tiền không nhỏ, đấy là chưa kể học phí của một năm học chị nhỉ?
Ánh: Vâng, học phí một năm học cho một sinh viên nhập học của trường đại học chính quy thường vào khoảng 5000 Nhân dân tệ, trang bị cho một sinh viên mới thường phải tốn khoảng 7000 Nhân dân tệ, nếu cộng thêm tiền tàu xe, sinh hoạt phí ... thì phụ huynh phải bỏ ra khoảng 15 nghìn Nhân dân tệ cho con em mình trong mùa khai giảng năm học mới. Một số gia đình giàu có thậm chí còn sắm ô tô con cho con mình nữa.
HA: Thật là mùa đốt tiền. Hùng Anh nhớ một bài viết kể rằng, có một nữ sinh vừa thi đỗ đại học, thế là nàng ta có lý do đòi mẹ mình phải mua iPhone4s、iPad3 và Macbook mà người Trung Quốc thường gọi là "Apple bộ ba", ba thứ đó cộng lại phải tốn khoảng hơn mười nghìn Nhân dân tệ, mẹ nàng nói là không đủ tiền để mua nhiều thế, thế là cô nàng liền trách rằng: "Mẹ mà không mua đủ con thì mẹ cứ việc để con bẽ mặt trước các bạn trong trường đại học đi". Bà mẹ đáng thương nọ chỉ có thể ngồi lặng lẽ ở góc mà âm thầm rơi nước mắt.
Ánh: Vâng, bài viết này đã gây xôn xao trong đông đảo các cư dân mạng Trung Quốc, nhiều học sinh và phụ huynh cho rằng, trường hợp đua đòi như cô nữ sinh trên chỉ là cá biệt mà thôi, chứ phần lớn các phụ huynh không chủ trương như vậy, họ rất bình tĩnh.
HA: Chuyên gia giáo dục Trung Quốc cho rằng, các phụ huynh chi tiêu trong mùa khai giảng năm học mới cho con em mình nên tỉnh táo, nếu quá chiều chuộng con cái dần dần rồi chúng sẽ có tính so bì. Nên dạy con cái biết rằng, là học sinh phải có đức tính tiết kiệm tiền của, không nên đua đòi so bì giàu nghèo với các bạn cùng lứa.
Ánh: Đối với các sinh viên vùng sâu vùng xa cảnh nhà không dư dật thì càng nên biết tiết kiệm, nhưng làm cha mẹ cũng nên cố gắng làm sao sắm sửa cho con em mình một số đồ dùng sinh hoạt cần thiết, giảm đến mức tối đa tâm trạng mặc cảm tự ti.
HA: Nhưng dù thế nào đi nữa, mong các bạn trẻ nên cảm thông sự vất vả tần tảo của mẹ cha, nên bồi dưỡng đức tính giản dị về vật chất nhưng phong phú về tinh thần mới không uổng những năm tháng của đời sinh viên, Ngọc Ánh nhỉ?
Ánh: Vâng, Hùng Anh nói rất đúng. Sau đây xin tặng các bạn trẻ Trung-Việt bài hát "Có một thứ tình thương gọi là buông bỏ" do giọng ca nổi ytiếng Trung Quốc A Mộc trình bày.
Đại ý lời ca như sau:
Nếu lãng mạng trở thành gò bó
Tôi sẽ vì bạn trở về với cô đơn
Có một thứ tình thương gọi là buông bỏ,
Kết thúc ngày lâu tháng dài vì tình thương
Ôi ra đi để bạn có được tất cả
Tôi ra đi vì tình thương chân thành
Ca khúc trên đây tuy là bài tình ca, nhưng cũng rất phù hợp với tình thương của cha mẹ dành cho con cái. Khi con cái đã đến độ tuổi 18 và trở thành sinh viên, cha mẹ nên buông tay, không nên đáp ứng quá đầy đủ vật chất, nên tạo điều kiện rèn luyện cho con cái có tinh thần tự lực cánh sinh nhiều hơn, như vậy mới là tình thương thực tế nhất quý báu nhất của cha mẹ dành cho con cái.
Ánh: Ngày thường Ngọc Ánh nhận được thư của nhiều bạn trẻ bày tỏ rất yêu thích đón nghe tản văn qua "Chương trình văn nghệ cuối tuần", bản thân Ngọc Ánh cũng rất tâm đắc với những bài tản văn hay, mỗi khi chọn lọc và phiên dịch chuyển ngữ tản văn của các nhà văn nổi tiếng Trung Quốc là tâm hồn Ngọc Ánh như được gột rửa một lần, và tăng thêm sự trải nghiệm của mình đối với cuộc sống hiện thực.
HA: Vâng, Hùng Anh cũng có dịp đọc những bức thư như vậy. Văn hóa Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng của đạo Nho Khổng Tử, cũng như Trung Quốc, người Việt Nam cũng đề xướng đức tính cần cù tiết kiệm. Sau đây, mời các bạn và nhất là các bạn trẻ đang có mặt bên máy thu thanh nghe chị Ngọc Ánh đọc tản văn "Ba việc không thể tiết kiệm của nhân sinh" của nữ nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Tốt Thục Mẫn. Tại sao nhà văn Tốt Thục Mẫn lại nói có ba việc không thể tiết kiệm được, đó là ba việc gì nhỉ? Sau đây chúng ta cùng nghe chị Ngọc Ánh giới thiệu nhé.
Ba việc không thể tiết kiệm của nhân sinh
Tác giả: Tốt Thục Mẫn
Cho dù thế gian này trở nên phồn hoa ra sao, tôi vẫn ưa chuộng đức tính tiết kiệm. Việc này đã trở thành mối quan hệ không mấy gắn bó với tiền bạc nữa. Tôi nói vậy là bởi vì những lúc tiết kiệm thường phải chỉ trả cái giá rất rẻ, chỉ cần cúi mình nhặt lấy thì đâu cũng có. Ví dụ như, tuýp kem đánh răng đầy đặn, nhưng mỗi lần dùng chỉ có thể bóp ra từ 1,5 đến 2 cm lên bàn chải đánh răng mà thôi, chứ không thể nào bóp ra dài đến hàng mét. Vì bạn không thể một lúc dùng nhiều kem đánh răng như vậy. Lại ví dụ, cho dù tủ áo của bạn treo đầy các bộ thời trang đủ kiểu, trong mùa hè nóng hầm hập, thì bạn cũng chỉ có thể mặc mỗi chiếc áo phông dệt kim mỏng thôi. Giả thử bạn khoác chiếc áo da lông thú lên mình, nếu nhẹ thì khắp mình mọc đầy rôm sẩy, nếu nặng sẽ bị cảm nóng đến ngất đi thậm chí mất mạng nữa chứ. Tiết kiệm dễ dàng hơn là xa xỉ, chỉ cần thực hiện bằng cách trực tiếp nhất và tốn kém ít nhất là có thể đạt được mục đích mà mình mong muốn.
Thế nhưng có ba việc bạn không thể tiết kiệm được.
Một là việc học tập. Học tập cần phải chi phí, ngay cả Thánh nhân Khổng Tử, khi giải đáp những điều thắc mắc nan giải cũng thu lễ vật bằng thịt khô. Khi trả chi phí cho học tập, có khác so với việc mua bán hàng hóa. Bởi vì bạn không thể biết trước được rồi mình sẽ có thể học vào bao nhiêu kiến thức, điều này không thể chỉ quyết định ở trình độ giảng dạy của giáo viên, mà còn quyết định ở trạng thái học tập của bạn. Tình trạng này chẳng khác gì như mua mèo trong bị, thậm chí còn mang tính rủi ro hơn là chơi cổ phiếu. Không ai có thể đảm bảo cho bạn rằng sau khi đã nộp học phí rồi thì bạn nhất định sẽ thi đỗ đại học, đây chẳng qua chỉ là đầu tư giai đoạn đầu mà thôi. Cơ hội như bé phù dâu cầm váy cưới cho cô dâu, nếu bạn không học tập, thì cô dâu sẽ không bao giờ xuất hiện trên lễ đường nhân sinh của bạn.
Việc thứ hai là đi du lịch. Bất kể ai khi mới chào đời cũng đều như con nòng nọc vậy, lớn lên rồi đều biến thành ếch ngồi đáy giếng. Đây không phải là sai lầm của bạn, mà chỉ là sự hạn chế của bạn. Cho nên bạn cần phải nghĩ cách để mà bù đắp chỗ rỗng của mình. Bạn phải tìm hiểu thế giới này, vậy thì phải cất bước đi xa. Mà đi du lịch tất nhiên cần tốn kém tiền bạc, điều này ai cũng biết. Cái hay của du lịch không phải chỉ đưa mắt là có thể nhìn thấy hết, mà cần có một quá trình tích lũy tiềm ẩn bên trong. Có người cho rằng, đi du lịch chẳng qua chỉ là chụp một số ảnh, mua một chút quà thủ công mỹ nghệ làm kỷ niệm, thực ra không phải như vậy. Đi du lịch là để thân thể gân cốt chúng ta cảm nhận được những làn gió thổi, những dòng nước chảy khác nhau, đầu óc chúng ta sẽ trở nên minh mẫn nhiều màu sắc do được bổ sung bởi những phong cảnh khác nhau. Ánh mắt vì thế mà trở nên sắc bén, ăn nói vì thế mà trở nên từ tốn.
Việc thứ ba là rèn luyện sức khỏe. Người cổ đại không có thói quen rèn luyện sức khỏe, nhưng vì bữa no bữa đói cho nên thân hình họ không bị phì lộn. Do nhu cầu của sinh tồn buộc họ phải không ngừng chạy nhảy săn bắn, khi nhàn rỗi thì lại giả thần lộng quỷ, hay leo lên núi tạc chữ vẽ tranh, hay nhảy múa quanh đống lửa, hết thảy đều tiêu hao thể lực, không thể tích lũy được calo thừa thãi trong cơ thể. Xã hội tiến bộ rồi, vật chất dồi dào rồi, calo không tiêu hao hết trở thành gánh nặng trong cơ thể chúng ta. Thế là cần phải có máy chạy bộ cơ đặt trên mặt đất cho chúng ta chạy, phải vùng vẫy bơi trong bể nước hòa đầy chất clo, lăn lộn trượt mình trên bãi tuyết nhân tạo và lớp băng nhân tạo, hoặc leo lên vách tường xi măng nhân tạo thay cho vách núi ... tất cả sao mà xa xỉ một cách ngu xuẩn vậy, thế nhưng chúng ta không còn cách nào khác, chỉ có thể không ngừng bỏ tiền ra như vậy mà đốt, mà tập luyện bắp cơ thớ thịt xương cốt đã bị thiếu chất, để giữ cho cơ thể có được sức mạnh và sự nhanh nhẹn tối thiểu.
Vậy thì, có cách nào để tiết kiệm tiền bạc không nhỉ? Thực ra có đấy thôi. Hãy coi nhân sinh là một tiết học, học tập tất cả mọi người, thì bạn sẽ tiết kiệm học phí. Bạn hãy cất bước ra đi, đi thật xa sẽ tiết kiệm tiền du lịch. Bạn không cần phải có bất cứ loại máy móc tập luyện nào, chỉ cần đá cầu tập thể thao ở ngay nhà, vậy là bạn có thể tiết kiệm tiền mua vé vào trung tâm tập luyện thể thao.
Thế nhưng, hết thảy đều phải tốn kém, bởi vì chúng ta đã phải bỏ ra thời gian vàng ngọc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |