Ngọc Ánh đã tra cứu tư liệu, được biết hiện nay có đến hơn 14 nghìn loài bướm phân bố ở khắp nơi trên thế giới.
Nội dung của Chương trình hôm nay bắt đầu từ câu chuyện liên quan đến cánh bướm. Những cánh bướm muôn màu không những đem lại cảm giác đẹp mắt cho mọi người, mà còn là linh cảm và nguồn cảm hứng sáng tác của các nghệ sĩ, trở thành đối tượng được miêu tả và ca ngợi trong các tác phẩm.
Bài hát "Hóa Điệp":
Cỏ mọc xanh rời hoa nở rộ
Từng đôi bướm màu bịn rịn bay
Muôn thuở ca tụng tình ân ái
Lương Sơn Bá yêu Chúc Anh Đài
Trên đây các bạn vừa thưởng thức bài hát "Hóa Điệp" nổi tiếng Trung Quốc
Giai điệu bản nhạc này được sáng tác theo câu truyện truyền thuyết dân gian "Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài", đây là một trong bốn câu truyện dân gian nổi tiếng Trung Quốc, ba câu chuyện khác là "Bạch Sà truyện", "Mạnh Khương Nữ" và "Ngưu Lang Chức Nữ". Trong đó, "Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài" là câu chuyện truyền thuyết dân gian Trung Quốc có sự ảnh hưởng rộng rãi nhất trên thế giới.
Câu chuyện Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài được lưu truyền trong dân gian đã hơn 1460 năm. Tương truyền rằng, vào thời kỳ Tây Tấn Trung Quốc, anh học trò nghèo Lương Sơn Bá rời quê hương đi học xa nhà, trên đường gặp bạn học tên là Chúc Anh Đài, con gái một nhà giàu đóng giả thành trai, hai người thoạt gặp nhau lần đầu mà đã tâm đầu ý hợp như đã quen thân từ lâu, bèn kết nghĩa anh em. Hai người cùng học tập tại thư viện, suốt ngày gần gũi nhau, tình cảm ngày một gắn bó sâu sắc. Sau ba năm học tập, Chúc Anh Đài trở về quê, hai người đành phải bịn rịn chia tay nhau. Dưới sự hướng dẫn của mẹ, Lương Sơn Bá mang theo chiếc quạt chuỗi ngọc do Chúc Anh Đài để lại rồi đến nhà họ Chúc cầu hôn, nhưng lại bị từ chối. Sau khi về nhà Lương Sơn Bá uất ức lâm bệnh, cứu chữa không khỏi rồi qua đời.
Chúc Anh Đài nghe nói Lương Sơn Bá vì mình mà qua đời, nàng hết sức đau đớn. Không bao lâu, con trai của Thái Thủ tên là Mã Văn Tài đến nhà ép buộc cha mẹ Chúc Anh Đài gả con gái diệu cho mình, Anh Đài uất ức bước lên kiệu hoa. Khi đoàn đám cưới rước kiệu đi qua mộ của Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài nằng nặc đòi xuống kiệu, rồi đi vòng quanh nấm mồ Lương Sơn Bá vái lạy, nỗi thương đau của Chúc Anh Đài đã làm động lòng ông trời, ngay tức khắc trời nổi cơn mưa lớn, sấm sét ầm ầm, bỗng nấm mồ tách ra làm đôi, Chúc Ánh Đài liền nhảy luôn vào, và lạ thay sau đó mồ liền khép lại. Sau khi mưa tạnh gió ngừng, cầu vồng treo cao, Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài biến thành đôi bướm, tung cánh bay trong trần gian.
Năm 1959, Nhạc sĩ nổi tiếng Trung Quốc Trần Cương và Hà Chiếm Hào đã cùng sáng tác bản nhạc violon "Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài", vừa công diễn đã gây tiếng vang lớn và thành công rực rỡ. Nghe đến đây, chắc nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi, bản nhạc công secto này chẳng phải gọi là "Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài" hay sao? Đâu có hai chữ Bươm bướm hay là Hồ điệp cơ chứ?
Trong Trung văn quả là không có hai chữ này, thế nhưng nhiều người không biết rằng bản nhạc violon "Lương Sơn Bá và Trúc Anh Đài" dịch sang tiếng Anh thì gọi là "Butterfly Lovers" , cũng có nghĩa là Người tình Bươm bướm. Tên gọi này là do bà Takako Nishizaki, nghệ sĩ violon Nhật Bản nổi tiếng thế giới đặt như vậy trong buổi biểu diễn đầu tiên tại hải ngoại, về sau bất kể là câu chuyện truyền thuyết hay là bản nhạc "Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài", khi giới thiệu tại hải ngoại đều gọi là "Butterfly Lovers".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |