Quốc ca Trung Quốc - "Nghĩa dũng quân Tiến hành khúc"
Quốc ca
"Nghĩa dũng quân tiến hành khúc" Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhạc Điền Hán, lời Nhiếp Nhĩ. Bài hành khúc này vốn là bài hát chủ đề trong bộ phim truyện "Người con Phong vũ". Ngày 21 tháng 9 năm 1949, Hội nghị Toàn thể Hiệp thương Chính trị Trung Quốc triệu tập tại Bắc Kinh, rất nhiều đại biểu đề nghị lấy bài "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc" làm Quốc ca Trung Quốc
Thế nhưng nhiều người cho rằng, nước Trung Hoa mới đã ra đời, mà lời bài hát có câu "Dân tộc Trung Hoa đã đến lúc hiểm nguy" thì không hợp thời cuộc, và chủ trương nên sửa lại lời bài hát. Thế nhưng Chủ tịch Mao Trạch Đông và Phó Chủ tịch Chu Ân Lai lại rất tán thành tư tưởng lúc "bình an không nên quên hiểm nguy".
Ngày 27 tháng 9 năm 1949, Hội nghị Toàn thể Hiệp thương Chính trị Trung Quốc lần thứ nhất đã nhất trí thông qua bốn dự thảo nghị quyết: Một là, Thủ đô Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đặt tại Bắc Bình, từ đó thành phố Bắc Bình đổi tên là Bắc Kinh; Hai là, Niên kỷ của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Công nguyên; Ba là, trước khi chưa chính thức ấn định Quốc ca, lấy "Nghĩa dũng quân tiến hành khúc" làm Quốc ca Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Bốn là, Quốc kỳ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Cờ đỏ Năm sao, biểu tượng của khối đại đoàn kết nhân dân cách mạng Trung Quốc.
Vậy bài Quốc ca đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện từ bao giờ?
Nói đến nguồn gốc bài Quốc ca đầu tiên của Trung Quốc thì có câu chuyện như sau: Tháng 3 năm 1896, vị trọng thần thời nhà Thanh Lý Hồng Chương được Từ Hy Thái Hậu bổ nhiệm làm Đặc sứ toàn quyền Nước Mãn Thanh, đi tham gia lễ đăng quang của Sa Hoàng Nga, và nhân dịp này đi thăm các nước Âu- Mỹ. Trong cuộc hành trình suốt 190 ngày này, ông Lý Hồng Chương 73 tuổi đã lần lượt thăm 8 quốc gia, kể cả năm nước lớn là: Nga, Đức, Anh, Pháp Mỹ. Lúc bấy giờ, Lý Hồng Chương là Đặc sứ ngoại giao đầu tiên trong các vị thần của triều đình nhà Thanh đi thăm nhiều nước như vậy. Những nước này trong khi hoan nghênh ông Lý Hồng Chương, đều phải dạo Quốc ca Trung Quốc. Vậy thì Quốc ca Trung Quốc lúc bấy giờ là bài gì nhỉ? Để ứng phó với việc này, ông Lý Hồng Chương liền chọn tạm một bài thơ thất ngôn tuyệt cú phù hợp với triều đình nhà Thanh cải biên, rồi phối một bản nhạc cổ để làm Quốc ca tạm thời. Về sau, mọi người gọi bài Quốc ca tạm thời của Nhà Thanh là "Lý Trung Đường nhạc". Mà Lý Trung Đường là cách gọi của mọi người đối với Lý Hồng Chương.
Năm 1911, Phổ Nghi, đời vua cuối cùng nhà Thanh đã hạ chỉ cải biên Quốc ca, không bao lâu, bản nhạc "Củng Kim Âu" do Hoàng thân người Mãn tên là Phổ Đồng và nhà phiên dịch nổi tiếng tên là Nghiêm Phục sáng tác đã được tuyên bố làm Quốc nhạc. Ngày 4 tháng 10 năm 1911, bản nhạc "Củng Kim Âu" chính thức được lấy làm Quốc ca của triều đình Mãn Thanh, đây cũng chính là Quốc ca pháp định đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Đáng tiếc là, sau đó có sáu ngày, đã nổ ra cuộc khởi nghĩa Vũ Xương Cách mạng Tân Hợi nổi tiếng, sau đó bốn tháng, đời vua cuối cùng nhà Thanh Phổ Nghi tuyên bố từ chức, chấm dứt chế độ phong kiến hơn hai nghìn năm của Trung Quốc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |