Khu Tự trị Tây Tạng là một trong 5 khu tự trị dân tộc thiểu số của Trung Quốc, có diện tích rộng hơn 1 triệu 200 Km vuông, dân số hơn 2 triệu 800 người, có nền văn hóa dân tộc Tạng, phong cảnh vùng tuyết và lịch sử sán lạn có một không hai, khiến muôn vàn con người phải hướng vọng. Ngày 23 tháng 5 cách đây 60 năm, Tây Tạng đã thực hiện giải phóng hòa bình.
60 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân các dân tộc Tây Tạng đã mở ra tiến trình lịch sử phi thường, đó là giải phóng hoà bình, cải cách dân chủ, xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải cách mở cửa, đã thực hiện từ chế độ nông nô phong kiến đến chế độ xã hội chủ nghĩa, bộ mặt xã hội của Tây Tạng đã có sự thay đổi long trời lở đất. Để kỷ niệm ngày Tây Tạng giải phóng hòa bình tròn 60 năm, hôm nay, chúng tôi xin mời các bạn thưởng thức chương trình văn nghệ cuối tuần đặc biệt nhan đề "Thiên lộ dẫn tôi đến với La sa".
Tây Tạng là nơi non nước hữu tình, tươi đẹp,độc đáo và huyền bí, có đỉnh núi Chô-mô-lung-ma nổi tiếng cao nhất thế giới, có thung lũng Ya-lu-chang-pu hoành tráng nhất thế giới, có Núi thần Hồ Thánh, có rừng nguyên thuỷ rì rào, có Cung Pô-pa-la nguy nga tráng lệ, có các cụm kiến trúc chùa chiền mang phong cách độc đáo, có nền văn hóa nghệ thuật lâu đời, có thuần phong mỹ tục riêng biệt, có các loài động thực vật cao nguyên quý hiếm. Chính cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân văn rất riêng biệt này đã tạo nên cho Tây Tạng có nguồn du lịch khác hẳn so với bất cứ nơi nào trên thế giới.
Mặt trời rực rỡ sáng muôn nơi
Chim ưng cất cánh bay tung trời
Mao Chủ Tịch là mặt trời đỏ
Nô lệ chuyển mình cất tiếng ca
Tiếng hát hạnh phúc vọng bốn phương
Đây là bài hát "Nông nô chuyển mình cất tiếng ca" do chị Chai-tan-chô-ma trình bày, đây là một trong những bài hát trong vở trường ca "Đông phương hồng" nổi tiếng được dàn dựng vào năm 1965. Rất nhiều thính giả đứng tuổi Việt Nam đều rất đỗi quen thuộc đối với bài hát này. Chị Ngọc Ánh, lúc bấy giờ đã là giữa thế kỷ 20 rồi mà tại sao ở Tây Tạng vẫn còn nông nô hả chị?
Cái từ "Nông nô" được bắt nguồn từ cách gọi nô lệ của người La mã cổ đại. Năm 1959, trước khi Tây Tạng tiến hành cải cách dân chủ, bao lâu nay, Tây Tạng nằm trong chế độ phong kiến nông nô, chính giáo hợp nhất, tăng lữ và quý tộc chuyên chính, nông nô chiếm trên 90% dân số của Tây Tạng cũ. Năm 1959, sau khi dẹp yên phiến loạn, Chính phủ Nhân dân Trung ương Trung Quốc đã thuận theo nguyện vọng của nhân dân Tây Tạng, thực hiện cải cách dân chủ tại Tây Tạng, phế bỏ chế độ nông nô.
Sau khi hàng triệu nông nô và nô lệ được giải phóng chuyển mình, họ không còn là tài sản riêng của bọn chủ nông nô có thể đem đi mua bán, chuyển nhượng, trao đổi và thế chấp nữa, và cũng không còn bị chủ nông nô cưỡng bức lạm lụng vất vả nữa, từ đó bà con nông nô được hưởng quyền tự do. Đây chính là cuộc cải cách vĩ đại mang tính thời đại trên lịch sử Tây Tạng.
Năm 1951, trước ngày Tây Tạng được hoà bình giải phóng, miền đất Tây Tạng hết sức tiêu điều, kinh tế lạc hậu, đời sống neo đơn. 60 năm sau ngày giải phóng hòa bình, sức sản xuất của tây Tạng đã được phát triển chưa từng có, đến năm 2010, theo giá cả có thể so sánh, GDP của cả khu tự trị Tây Tạng đã tăng 84 lần so với năm 1959. Tốc độ tăng trưởng của Tây Tạng tăng trên 20% liên tục trong 8 qua.
Đặc biệt là vào hồi 9:00 giờ sáng giờ Bắc Kinh ngày 1 tháng 7 năm 2006, đường sắt Thanh Tạng thông xe toàn tuyến, đã mang lại cơ hội phát triển mới cho Tây Tạng. Tuyến đường sắt này từ thành phố Tây Ninh tỉnh lỵ tỉnh Thanh Hải đến thành phố La sa thủ phủ Khu Tự trị Tây Tạng, tổng chiều dài 1956 km, là tuyến đường sắt có độ cao nhất thế giới so với mặt biển, kỹ thuật thi công khó nhất, tổng số vốn đầu tư cho tuyến đường này là 33 tỷ nhân dân tệ. Chị Ngọc Ánh, mọi người thường gọi tuyến đường này là Thiên lộ, mời chị giải thích cho các bạn thính giả cùng nghe nào.
Hai chữ "Thiên lộ" mang hai ý nghĩa, một là, bởi vì nó độ cao nhất so với mặt biển, giáp với nền trời nhất, hai là, tuyến đường này có độ thi công khó nhất trên thế giới, đó là vì tuyến đường sắt Thanh Tạng nằm trên địa bàn môi trường sinh thái yếu đuối, vùng cao giá lạnh thiếu ô xy và kết cấu địa chất đất đông lạnh nhiều năm, khó thi công đến nỗi mọi người cho rằng chỉ có ông trời mới có thể thi công được chứ con người không thể nào chinh phục được.
Tuyến đường sắt Thanh Tạng được ví là thiên lộ, Bài hát "Thiên Lộ" không những lưu truyền rộng rãi tại Trung Quốc, mà cũng lưu truyền tại Việt Nam. Ngọc Ánh nhớ là trong cuộc thi chung kết "Tiếng hát hữu nghị" 2010, bạn Dương Thị Cẩm Tú đến từ khu vực thi Quảng ninh Việt Nam đã đoạt giải nhì với bài "Thiên Lộ", mời các bạn thưởng thức bài hát "Thiên lộ" do Dương Thị Cẩm Tú trình bày tại trường quay Đài truyền hình Quảng Tây vào ngày 16 tháng 11 năm 2011
Trong bài hát này, Cẩm Tú hát tròn vành rõ chữ đã chinh phục các thành viên ban chấm thi cũng như đông đảo khán giả tại hiện trường,
Đó là tuyến thiên lộ thần kỳ
Chở ấm áp của Tổ quốc đến biên cương
Từ nay núi không còn cao vời vợi
Tuyến đường không còn xa tít tắp
Tiếng hát hạnh phúc truyền khắp nơi
Chị Ngọc Ánh, như lời bài hát này còn có câu "Đó là tuyến Thiên Lộ thần kỳ Chở chúng ta đến thiên đường trần gian"
Hành khách đáp chuyến tàu lên cao nguyên Thanh Tạng, nóc nhà thế giới, không những có thể ngắm nhìn phong cảnh tươi đẹp bên ngoài, mà còn được nếm những món ăn đậm đà hương vị dân tộc Tạng.
Kể từ ngày tuyến đường sắt Thanh Tạng thông xe đến nay, môi trường đất đông lạnh, thảm thực vật, đất ngập nước, phong cảnh thiên nhiên, chất nước sông ngòi đều được bảo hộ một cách có hiệu quả, môi trường sinh thái trên cao nguyên Thanh Tạng không bị ảnh hưởng sấu đi. Các du khách đáp tàu tốc hành xuất phát từ ga Tây Ninh, đến khu phong cảnh đầu tiên là hồ Thanh Hải, đây là hồ nước mặn lớn nhất và nổi tiếng của Trung Quốc, hồ cao 3260 mét so với mặt biển, mặt hồ rộng mênh mông sóng nước bồng bềnh, ven hồ là thảo nguyên mọc đầy hoa dại. Từ tháng tư đến tháng bảy hàng năm, đảo chim trên hồ tập trung mấy trăm ngàn con chim di trú, chúng tung cánh trên bầu trời trong xanh, hoặc nô vờn trên mặt hồ, hoặc đậu trên bãi cát ven hồ, tiếng chim kêu đinh tai, xa hàng mấy km vẫn có thể nghe thấy, thật là hoành tráng.
Đi qua hồ Thanh Hải, phía trước là sa mạc Gô bi mênh mông vô tận, rồi đến dải núi tuyết Côn Lôn triền miên.
Nói đến Núi Côn Lôn, có lẽ nhiều bạn Việt Nam rất thích đọc truyện võ hiệp của nhà văn nổi tiếng Kim Dung có lẽ không xa lạ đối với núi Côn Lôn, trong trường phái võ hiệp có trường phái Côn Lôn, cùng sánh tên với các trường phái võ Thiếu Lâm Tự, Võ Đương Sơn, Hoa Sơn và Nga Mi sơn vv...
Ngọc Ánh chợt nghĩ ra rồi, trong tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc thường nhắc đến núi Côn Lôn, hoặc Côn Lôn sơn. Vậy phong cảnh thiên nhiên của núi Côn Lôn được miêu tả như thế nào nhỉ? Ngọc Ánh nghĩ đến câu ngạn ngữ: "Đã đến núi Côn Lôn, dòng lệ không hề cạn; lên núi Thang-cu-la, giơ tay lên chạm trời."
Thế nhưng khu phong cảnh thiên nhiên dọc tuyến đường sắt Thanh Tạng rất khắc nghiệt. Từ dải núi Côn Lôn cho đến núi Thang-cu-la, dọc đường đều có độ cao trên 4500 mét so với mặt biển, dọc đường là vùng thiếu ô xi cao và lạnh, núi non hiểm trở, thế nhưng, phong cảnh lại tươi đẹp đến mê hồn, hoành tráng hết sức độc đáo. Bầu trời cao nguyên luôn thay đổi trong khoảnh khắc, lúc thì trong xanh không một gợn mây, lúc thì mây mù kéo đến ùn ùn, có thể ví bầu trời dọc tuyến này là "tuyết bay trong tháng sáu, bốn mùa đổi trong ngày"
Sau khi vượt qua cửa núi Thang-cu-la, là đến đồng cỏ Chiang - thang phía bắc tây Tạng mênh mông bất tận. Nơi đây có Shen-zha, là vương quốc của chim muông, còn có Song Hồ, là khu vui chơi của động vật hoang dại, có cảnh quan địa nhiệt thánh hồ Na-mu-chô và Dương bát tỉnh, còn có khu phong cảnh nhân văn tường xương cốt Tô-tô-kha và ngày tết đua ngựa Na-qu.
Ba chữ "Na-mu-chô" trong Tạng ngữ có nghĩa là "thiên hồ", tức hồ trời, là một trong ba thánh hồ lớn nhất của Tây Tạng, hồ có độ cao 4718 mét so với mặt biển, từ đông sang tây rộng 70 Km, từ bắc đến nam rộng 30 Km, diện tích mặt hồ rộng khoảng 1920 km vuông, là hồ lớn nhất của khu tực trị tây Tạng, và là hồ nước mặt lớn thứ hai của Trung Quốc, là hồ nước có độ cao nhất so với mặt biển trên thế giới. Đối với mỗi người dân Tây Tạng mà nói, hồ Na-mu-chô hết sức thiêng liêng, vào mỗi dịp Tết Lịch Tạng, các tín đồ từ xa hàng nghìn dặm đến Na-mu-chô hành hương. Đến lúc đó, các tín đồ từ khắp nơi đến đây dạp mình xuống mặt đất, đứng dậy, rồi lại sấp dạp mình cứ thế mà tiến lên, tạo nên quang cảnh động thái hết sức độc đáo.
Phong cảnh vùng tuyết của Tây Tạng tươi đẹp thần kỳ, nền văn hóa Tạng phong phú sán lạn, là nơi đất thánh trong lòng của muôn vàn du khách trên thế giới, và cũng là nguồn sáng tác và đối tượng ca ngợi của các nhà nghệ sĩ Trung Quốc. Sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát "Trở về La sa " do giọng ca nổi tiếng Trung Quốc Trịnh Quân trình bày, bài hát này thịnh hành tại Trung Quốc vào thập niên 90 thế kỷ trước, vô số các bạn trẻ Trung Quốc sau khi nghe bài hát này liền vác ba lô cất bước sài dài đến cao nguyên Thanh Tạng hùng vĩ.
Trở về La Sa
Trở về La Sa
Về với cung Pu-pa-la
Dòng sông Ya-lu-chang-pu gột sạch tâm hồn tôi
Đỉnh núi tuyết cao vời vợi gọi linh hồn tôi thức tỉnh
Lên đường, cùng trở về La sa
Về với quê hương xa cách đã nhiều năm...
Không khí thành phố La-sa rất trong lành, trong nội thành La sa, mọi người cảm thấy tầm mắt của mình nhìn xa hơn rất nhiều so với ở các nơi khác, hô hấp rất dễ chịu, đi trên đường phố mấy ngày liền cũng không cần phải đánh si giày. Các chùa chiền tại La-sa phần lớn màu hoàng kim, ví dụ như mái chùa đỉnh tháp mầu màu vàng, ống quay niệm phật màu vàng, khiến La Sa như được dát lên một lớp màu vàng huyền bí.
Tây Tạng là nơi trên trái đất gần với nền trời nhất, trời xanh mây trắng, chùa chiền cổ kính, tuyết trắng mênh mông, nước hồ trong suốt, khiến nơi đây toát lên bầu không khí siêu nhiên thuần khiết. Rất nhiều du khách sau khi đặt chân đến Tây Tạng đều có một cảm giác là trong người mình trở nên đơn giản hơn, thuần khiết hơn, tinh thần cũng trở nên phong phú hơn.
Đúng vậy, bất cứ ai đến Tây Tạng, cũng mang trên mình một La-sa trong lòng trở về. Tuy thành phố La sa còn nhiều bất cập, tuy nhiều người không lựa chọn La-sa là nơi định cư lâu dài của mình, thế nhưng La-sa là nơi lựa chọn là điểm đến của nhiều du khách, họ đến đây để cảm nhận một phương thức sinh hoạt hoàn khác hẳn với sinh hoạt mà mình đang sống.
Cuối cùng mời các bạn thưởng thức bài hát "Chô Ma", do giọng ca dân tộc Tạng nổi tiếng Á Đông thể hiện. Chô Ma là tên gọi của các nàng thiếu nữ người Tạng, mang ý nghĩa là "nữ thần xinh đẹp"
Nàng Chô Ma xinh đẹp
Như chén rượu nồng say đắm
Làm say mặt trời say cả vầng trăng
Nàng như bài ca du mục du dương
Làm đẹp núi tuyết đẹp cả thảo nguyên
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |