Bài hát "Cánh diều thám hiểm"
Dán thành một cánh diều thám hiểm
Bay qua muôn núi non trùng điệp
Bởi tôi từng có tháng ngày trẻ trung
Đừng để tôi núp trong hộp đen
Còn nhiều nếm trải trong tương lai
Mùa xuân lại đến với trần gian.
Thả Diều
Cành liễu đã bắt đầu lên xanh nõn nà, đung đưa trong làn gió xuân, vươn dài những tấm lưng cong cong của mình. Trên bầu trời trong xanh, những cánh diều đang vẫy cánh bay nô đùa vờn với những áng mây trắng đang bồng bềnh trôi, thu hút ánh mắt của mọi người ngẩng cao đầu lên ngắm nghía, mọi người như thả hồn bay lên những áng mây.
Cứ vào những lúc như vậy, tôi lại bất giác nhớ đến thầy giáo Lưu của tôi, nhớ thầy thả cánh diều lên không trung.
Thầy Lưu là giáo viên dạy môn lịch sử của lớp tôi. Bắp đùi chân phải của thầy to, rắn chắc. Nhưng đùi trái của thầy lại bị cụt từ đầu gối trở xuống. Hằng ngày, thầy phải đứng trên bục giảng suốt mấy tiếng đồng hồ để giảng dạy cho chúng tôi. Mỗi khi phải viết chữ lên bảng đen là thầy phải chống cây gậy tròn tròn, khi chân phải của thầy phải rời khỏi mặt đất, thì thân mình thầy liền quay nhanh về phía bảng đen. Sau khi viết xong nét chữ phấn trắng rất đậm và thô, thầy lại chống cây gậy làm trọng tâm, quay mặt về phía bục giảng. Thầy Lưu đã ngoài năm mươi tuổi, mỗi ngày lên lớp không biết thầy phải quay mình nhảy lên như vậy bao nhiêu lần. Mà mỗi khi thầy quay mình, là lại khiến học sinh cả lớp phải thổn thức bởi xúc động.
Thầy giảng bài rất hay. Thầy lấy làm tự hào về Lịch sử Trung Quốc. Về sau, tôi thi đỗ vào chuyên ngành lịch sử, chính là bởi chịu sự ảnh hưởng của thầy Lưu. Thế nhưng, thầy để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất, vẫn là hình ảnh thầy thả diều vào mỗi dịp mùa xuân hằng năm.
Cánh diều thầy thả muôn hình muôn vẻ: có chiếc đơn giản như dải yếm, có chiếc hình con rết dài hơn nửa mét, nhưng chiếc diều tuyệt nhất là được gắn bằng hình ba con chim én màu đen. Đôi chân thầy không thể chạy được, thế nhưng thầy lại không chịu buông bỏ niềm vui thả cánh diều lên bầu trời xanh bằng chính đôi tay của mình. Thầy thường cầm ống dây, rồi để cho con trai mình hay học sinh của mình căng cánh diều từ xa. Khi thầy hô "thả", thì dây trong ống dây thầy cầm cứ thế là không ngừng thả dài ra, chiếc diều dán hình chim én như vỗ vỗ đôi cánh, nhảy múa uyển chuyển, rồi bay lượn thẳng lên trời. Thầy ngẩng đầu nhìn áng mây đang bay, đưa mắt nhìn cánh diều chim én đang lượn trong gió, hình như trái tim thầy cũng đang nhảy nhót trên bầu trời xanh. Lúc bấy giờ, tôi thường đứng bên cạnh thầy, ngắm khuôn mặt thầy, nụ cười nở trên môi thầy sao mà ngọt ngào vậy, tôi cảm thấy, thầy chẳng già chút nào cả, mà cũng như một thiếu niên trẻ trung như tôi vậy.
Hễ làm xong bài tập trong ngày, khi màn đêm còn chưa bao trùm lên bầu trời của khuôn viên nhà trường, là thể nào cũng có cả hội học sinh ra ngoài sân trường để xem thầy Lưu thả diều. Lúc bấy giờ, thầy cảm thấy hạnh phúc nhất, tiếng cười của thầy giòn tan, thầy cười cười nói nói với chúng tôi chỉ lên cánh diều đang bay lượn trên bầu trời. Thậm chí đến nỗi, có một bận, thầy cố tình bỏ cả ống cuộn dây xuống đất, cứ thế mà để cho cánh diều bay lượn, kéo sợi dây rất dài lăn ra từ ống cuộn dây, ống dây bị cánh diều trên cao giật giật nhảy tưng tưng lăn ra phía trước. Thầy cười hớn hở, reo hò, chống cây nạng cứ thế mà nhảy về phía trước để đuổi theo ống cuộn dây diều, trên mặt thầy hiện lên vẻ trẻ trung non nớt như đứa trẻ con. Hôm ấy, hẳn là thầy thấy hạnh phúc nhất, tràn trề nhất, bởi vì thầy cảm nhận được sức mạnh khỏe khoắn của mình.
Tôi hết sức xúc động trước khung cảnh như vậy. Một thầy giáo khuyết tật đã ngoại ngũ tuần, còn có tinh thần theo đuổi cuộc sống tốt đẹp mạnh mẽ , vậy thì, một thiếu niên hoạt bát sống động nên như thế nào nhỉ?
Trung Quốc chính là xứ sở của diều
Trung Quốc chính là xứ sở của diều, chiếc diều đầu tiên trên thế giới chính là bắt nguồn từ thời Xuân thu Chiến Quốc Trung Quốc, cũng chính là thời đại của Khổng Tử, Mạnh Tử, cách nay đã hơn 2000 năm.
Trong sách cổ Trung Quốc có ghi lại rằng:
"墨子为木鸢,三年而成,飞一日而败。" có nghĩa là: "Mặc Tử làm diều gỗ, ba năm mới làm xong, bay một ngày là hỏng."
Chiếc diều gỗ do Mạnh Tử này chính là cánh diều sớm nhất trên thế giới. Mạnh Tử sinh vào năm 468 trước công nguyên, là người sáng lập trường phái Mặc gia thời Chiến Quốc. Ngoài những thành tựu về triết học và giáo dục ra, Mạnh Tử còn tinh thông về quân sự và nghề thủ công.
Đến thời Đông Hán, Thái Luân phát minh kỹ thuật làm giấy, trong dân gian Trung Quốc bắt đầu xuất hiện diều được dán bằng giấy, gọi là "Diều giấy"
Đến thời Nam Bắc Triều, diều bắt đầu trở thành công cụ truyền tin. Đến thời nhà Đường và nhà Tống, thả diều trở thành hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời của mọi người. Trong gần một nghìn năm kể từ khi phát minh ra cách diều đầu tiên, thì diều chủ yếu là để sử dụng trong chiến tranh và quân sự.
Cánh diều được sử dụng vào rất nhiều việc tuyệt vời nữa. Ví dụ như, vào cuối đời nhà Tần cách đây hơn hai nghìn năm, chính là thời kỳ Hán Sở tranh hùng, Lưu Bang và Hạng Vũ đọ sức tranh giành thắng bại với nhau, đại tướng quân Hàn Tín bên phía Lưu Bang từng ra lệnh cho làm những chiếc diều rất to, rồi gắn sáo trúc và dây đàn lên trên, cứ đến buổi tối, bèn thả cánh diều bay bồng bềnh trên vùng trời doanh trại nước Sở, khiến nó phát ra tiếng kêu kỳ quái, để là nhụt ý trí của binh lính nước Sở.
Diều còn từng được dùng làm công cụ truyền thông tin cầu cứu. Vào thế kỷ thứ sáu công nguyên, thời kỳ Lương Vũ Đế thời Nam Bắc Triều, đại tướng Hầu Cảnh gây phiến loạn, bao vây Thành đài, một đại tướng của Lương Vũ Đế bèn làm chiếc diều giấy, rồi thả cho diều bay lên không trung, cầu cứu khẩn cấp, nhưng không may bị quân phiến loạn bắn rơi, về sau Thành đài bị bao vây, Lương Vũ Đế bị đói chết, do vậy mà trong lịch sử Trung Quốc có câu chuyện cánh diều cầu cứu. Đến thời nhà Đường, diều được sử dụng trong quân sự, dần dần chuyển thành đồ chơi giải trí. Ví dụ như, các cung nữ thời nhà Đường thường ra khỏi cung điện để thả diều. Đến thời nhà Tống, thả diều được coi là hoạt động rèn luyện sức khoẻ, cứ đến dịp Thanh Minh là người dân Trung Quốc lại có hoạt động thả diều cho diều bay cao bay xa, sau đó cắt đứt dây diều đi, để diều tự do bay lượn mang đi những gì hẩm hiu không may trong một năm.
Có tư liệu ghi lại rằng, vào thế kỷ thứ 13 Marco Polos I-ta-li-a đến Trung Quốc, khi trở về châu Âu đã mang theo diều Trung Quốc, từ đó diều bắt đầu được truyền vào châu Âu.
Ngày càng nhiều người trên thế giới thích thả diều, diều không những dùng để vui chơi giải trí, mà còn có tác dụng đo trắc khoảng cách, thám hiểm và chở người.
Diều tiếp tục phát huy vai trò về mặt quân sự. Ví dụ như, vào thời kỳ nhà Minh, các binh lính dùng diều chở thuốc nổ, căn cứ nguyên lý về "va chạm giữa diều với gió", có thể giật ngòi nổ trên cánh diều, nhằm đạt mục đích tiêu diệt kẻ địch.
Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Trung Quốc, mọi người không chơi thả diều nữa, bởi vì màu sắc sặc sỡ của diều dễ gây sự chú ý cũng như dễ trở thành mục tiêu thả bom của quân địch. Trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, quân Mỹ từng thả diều để làm bia đỡ đạn di động, huấn luyện kỹ thuật bắn bia cho binh lính.
Diều của các nước trên thế giới
Bài hát "Cánh diều"
Diều và bạn rời khỏi mảnh trời xanh
Tôi mong mình là làn gió bay vờn quanh bạn
Vượt qua muôn núi ngàn sông,
Bạn thiết tha tự do
Tôi cũng hướng tới để cảm nhận tự do với bạn
Ở Trung Quốc, từ xưa đã có rất nhiều nhà thơ sáng tác thơ ca mang đề tài cánh diều. Thơ của họ thường áp dụng trong ba trường hợp: Một là, ca ngợi mùa xuân và trẻ thơ, hai là, dùng diều để ví với những người ăn nên làm ra, hoặc đài các trên cao cảm thấy nguy cơ, ba là để ví cuộc đời phiêu lãng bể dâu.
Bài thơ thất ngôn "Thôn cư" của Cao Đỉnh nhà thơ nổi tiếng thời nhà Thanh, bài thơ này mô tả quang cảnh mùa xuân ở thôn quê, và đám trẻ nhỏ sau khi tan học đang thả diều vui chơi.
《村居》
草长莺飞二月天,拂堤杨柳醉春烟。
儿童放学归来早,忙趁东风放纸鸢。
Cỏ xanh oanh lượn trời tháng hai
Liễu rủ bờ đê sắc xuân say
Đám trẻ tan học về nhà sớm
Vội đi thả diều vờn gió đông
Đại ý bài thơ này là: Tháng hai âm lịch, cỏ non khắp nơi trong thôn đang dần dần được nhuộm thành màu xanh, chim Hoàng Oanh bay đi bay lại. Trên bờ đê, những cành liễu phất phơ đung đưa trong gió, hình như chúng say ngất trong màn sương mỏng. Đám trẻ trong thôn vừa tan học. Nhân lúc gió xuân đang thổi mạnh, chúng thả cánh diều lên bầu trời xanh trong.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |