Đôi nét về tác giả:
Bà Tịch Mộ Dung là nhà thơ, nhà tản văn và là họa sĩ. Bà sinh năm 1943 tại Trùng Khánh, quê ở Kỳ Cha-ha-ơ-mênh-minh-an, bà ngoại của bà là công chúa vương tộc. Năm 13 tuổi bà Tịch Mộ Dung bắt đầu làm thơ, 14 tuổi vào học tại chuyên ngành Nghệ thuật trường Sư Phạm Đài Bắc, về sau lại thi đỗ chuyên ngành Nghệ thuật trường Đại học Sư Phạm Đài Loan. Năm 1964, bà đi du học tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Brúc-xen Bỉ, sau khi tốt nghiệp bà về dạy học tại Đài Bắc, từng mấy chục lần tổ chức triển lãm hội họa cá nhân.
Bà Tịch Mộ Dung sành về làm thơ và viết tản văn, phần lớn là viết về các đề tài tình yêu, nhân sinh và hương sầu, câu văn mượt mà, trữ tình sinh động, chan chứa tình cảm chân thành đối với sinh mệnh. Có sức ảnh hưởng đối với quá trình trưởng thành của cả một thế hệ Trung Quốc.
Tản văn: Có một bài ca
Tác giả Tịch Mộ Dung (Đài Loan Trung Quốc )
Tôi chưa đầy năm tuổi đã vào học lớp một tại một trường tiểu học ở gần thôn mới Dật Tiên Nam Kinh, tôi chẳng biết gì cả, nhưng lại biết hát một bài hát cô giáo dạy:
Một hai ba bốn năm sáu bẩy
Bạn bè của em đâu thế nhỉ
Ở Thượng Hải, Ở Nam Kinh
Bạn bè của em ở đây này
Nhiều năm đã trôi qua, tôi không những còn ghi nhớ bài hát này, mà còn nhớ cả ánh nắng ấm áp rọi trên nền nhà trong lớp học, và cả nụ cười của bà ngoại ở ngoài cửa sổ nhìn tôi mỉm cười. Con gái tôi học mẫu giáo tại Tân Trúc, nó mới hơn ba tuổi, sáng nào cũng đi mẫu giáo hai ba tiếng đồng hồ, chẳng qua là đến đó để ăn uống mà thôi, rồi mặc cho nó vui chơi ca hát ở đó. Bởi vậy mà buổi chiều hôm đó, khi con gái tôi bảo là hát một bài cho tôi nghe, tôi đang vùi đầu trước bàn viết, không để tâm cho lắm, chẳng qua cũng như ngày thường, buột miệng trả lời nó mà thôi.
Thế nhưng đứa con gái nhỏ bé của tôi lại rất nghiêm chỉnh cất giọng non nớt hát:
Một hai ba bốn năm sáu bẩy
Bạn bè của em đâu thế nhỉ
Ở Thượng Hải, Ở Nam Kinh
Bạn bè của em ở đây này
Chỉ trong khoảnh khắc, mối lo lắng cho đất nước, tất cả những phiêu bạt, tất cả những nỗi chua cay trong suốt mấy chục năm qua cứ ào về trong lòng tôi, tôi suýt nữa kêu thốt lên. Con gái tôi không nghe thấy tiếng nghẹn ngào của tôi, nó hớn ha hớn hở vừa hát vừa chạy đi chơi với đám bạn trẻ con của nó, một mình tôi đứng ở giữa nhà, phát hiện nước mắt đã chảy giàn giụa.
Tôi nghĩ, đây cũng chính là nguyên nhân vì sao mà tôi thèm muốn các cháu học tại ngôi trường nho nhỏ dưới gốc cây Dầu Đồng nở đầy hoa ở đằng sau ngọn núi.
Đầu tháng 5 năm nay, giáo viên và học sinh Chuyên ngành Mỹ thuật Trường Sư phạm Tân Trúc chúng tôi về làng quê, đến trường tiểu học Nam Trang huyện Miêu Lật tổ chức hoạt động mang tên "Nghệ thuật phục vụ xã hội".
Trường Tiểu học Nam Trang nằm sát ven núi quả là rất nhỏ bé. Xung quanh đều là núi, trồng đầy cây Dầu Đồng, những chùm hoa trắng đang nở rộ, khi làn gió thổi tới, những cánh hoa màu trắng liền rụng lả tả, có những cánh hoa bay lên cả mái nhà của người dân trên núi, có những cánh hoa rụng xuống sân trường.
Chúng tôi được mời đến hành lang chính đối diện với sân trường, xem các em học sinh học trung học biểu diễn thể thao nghệ thuật, sau đó xem các em lớp dưới múa bài Khăn tay, cuối cùng xem các em học sinh lớp trên biểu diễn múa Vùng núi.
Những em học sinh này lớn lên tại vùng núi, có lòng tin như các em sống ở thành phố vậy, các em nhảy múa rất hay. Trong khi các em nhảy theo nhịp điệu bản nhạc, thì những người sống ở sau ngọn núi cũng ra ngoài rồi đứng từ trên cao nhìn xuống chỗ chúng tôi. Có cụ già, có chị em phụ nữ ẵm con, có nông dân cầm cuốc đi qua, họ đều dựa vào lan can bên đường, ai nấy đều mỉm cười nhìn xuống, lại còn chỉ chỉ chỏ chỏ nữa.
Những em lớn lên trong thế giới nhỏ bé trồng đầy cây hoa Dầu Đồng trên đồi, biết bao hạnh phúc mà các em không thể cảm nhận ra nhỉ? Thế nhưng không nhất định, ngược lại, các em có thể sẽ tìm ra một lô những khuyết điểm, chúng cảm thấy nơi đây quá hẻo lánh, quá cấm cung, cuộc sống quá ư đơn điệu cứng nhắc, quá thiếu sự thay đổi, bởi vậy, sau khi các em lớn thành thiếu niên, bầu không khí yên tĩnh và im lìm như vậy ngược lại sẽ khiến các em cảm thấy bực bội và buồn tẻ, các em mong làm sao có thể thoát ra bên ngoài, đến với một thế giới khác rộng lớn bao la, đi làm một người lang thang thoải mái.
Thế nhưng các em đâu có biết rằng, có biết bao người lang thang khát vọng mong có thể tìm được một góc nho nhỏ yên tĩnh và tươi đẹp như nơi đây? Có biết bao người lang thang với trái tim tiều tụy mà không tìm được nơi có thể nghỉ chân?
Trong lòng tôi, luôn có một bài ca.
Tôi không biết tên gọi của bài ca đó là gì, tôi cũng không nắm được hết giai điệu của nó, thế nhưng, tôi biết bài ca đó ở đâu, nó nằm trong một góc cõi lòng sâu thẳm nhất, mềm mại nhất của tôi. Vào mỗi đêm có vầng trăng sáng tỏ, hay vào lúc hoàng hôn mang theo gió cát rất mạnh, hay là đi đến chỗ rẽ trên đường núi, đi đến đồng cỏ bạt ngàn mọc đầy hoa dại, hay là khi thành phố vừa lên đèn, khi đoàn tàu bắt đầu từ từ chuyển bánh rời sân ga; Vào khoảnh khắc đặc biệt, có một nỗi thương cảm rất đỗi quen thuộc ùa vào lòng tôi, và rồi giai điệu chậm chạp và quen thuộc ấy sẽ vang lên đúng thời điểm, tôi biết, đây là bài ca chỉ thuộc về người lang lang---Bài ca của tôi.
Tôi không oán trách cha mẹ tôi, tôi cũng không oán trách xã hội, thế nhưng, vận mệnh cho tôi biết bao thứ sắp xếp kỳ lạ. Tôi có một tên gọi bằng tiếng Hán rất hay, thế nhưng, đó chẳng qua chỉ là tên gọi được phiên âm từ tiếng Mông Cổ mà thôi, tôi có một tên gọi bằng tiếng Mông cổ rất hay, thế nhưng lại không bao giờ có cơ hội để sử dụng tên gọi này. Tôi biết nói tiếng Phổ thông Trung Quốc, tiếng Quảng Đông Trung Quốc, tiếng Anh và tiếng Pháp, có thể nói rất lưu loát, thậm chí biết hát bằng những thứ tiếng đó nữa, thế nhưng tôi lại không thể hát hết một bài ca bằng tiếng Mông Cổ. Tôi đọc thuộc lịch sử của nhiều nước, tôi từng đặt chân đến thành phố của rất nhiều nước, thậm chí tôi còn đi qua Ấn Độ và Nê-pan, thế nhưng tôi lại chưa từng thấy qua quê hương tôi.
Kỳ Cha-ha-ơ-mênh-minh-an, một nơi xa xôi biết nhường nào. Cha tôi nói rằng, trong tiếng Mông cổ, Minh - an là chỉ hàng ngàn con cừu, có nghĩa đó là một nơi hết sức trù phú, ở đó có rất nhiều cừu, cỏ mọc rậm rạp.
Thế nhưng đêm nay, dưới ánh đèn, tôi không thể nào cầm lòng được, cứ trăn trở mãi, nếu như tôi sinh ra và lớn lên trên đồng cỏ giàu đẹp mênh mông, thì vận mệnh ngày nay của tôi sẽ như thế nào nhỉ?
Trong cõi lòng tôi, phải chăng sẽ có một bài ca khác hẳn? Vẫn cứ là, có lẽ tôi cũng như những đứa trẻ lớn lên trong thế giới nho nhỏ mọc đầy cây Dầu Đồng trên núi, cảm thấy ngày tháng quá đơn điệu, sinh hoạt quá tầm thường, do thế mà không thể nén được sự nông nổi đối với mọi thứ ở bên ngoài, thậm chí, trong giấc mơ cũng mong mình có thể biến thành một người lang thang mãi mãi nhỉ?
Giấc mộng và hiện thực, liệu đâu là thứ có thể khiến ta hài lòng nhỉ?
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |