• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tản văn: Quen với sự mất mát

    2011-02-21 16:13:50     cri
    Các bạn thân mến, hoan nghênh các bạn thưởng thức Chương trình Văn nghệ cuối tuần Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Ngọc Ánh dẫn. Chúc các bạn đêm cuối tuần thanh thảnh và vui vẻ.

    Vậy là tết nguyên đán đã trôi qua trong sự bận rộn và vui vẻ của nhân dân hai nước Trung-Việt, trong những ngày Tết, mọi người chúc phúc cho nhau, gửi gắm hy vọng cho một năm mới tốt đẹp hơn. Sau những ngày Tết, trở lại với cuộc sống bình thường, chúng ta ai nấy đều phải đối mặt và chấp nhận hiện thực, trong khi đón nhận thành quả trong công tác hay thành tích trong học tập, bạn cũng phải ứng đối với một số mất mát và thua thiệt trong cuộc sống. Vậy trong khi vui mừng trước thành quả đã có được thì bạn có thái độ như thế nào đối với sự mất mát? Trong chương trình Văn nghệ sau đây, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn bàn tản văn nhan đề "Quen với sự mất mát" của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Chu Quốc Bình.

    Trước khi đọc bài tản văn này, Ngọc Ánh xin giới thiệu đôi nét về tác giả để các bạn có ấn tượng và làm quen.

    Trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần trước đây của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, Ngọc Ánh từng giới thiệu một số bài tản văn của ông Chu Quốc Bình và được các bạn hoan nghênh.

    Tại các trường Đại học ở Trung Quốc, các sinh viên đều lưu truyền câu nói: "Sinh viên nam phải đọc Vương Tiểu Ba, sinh viên nữ phải đọc Chu Quốc Bình". Những tác phẩm của ông Chu Quốc Bình đã chiếm được sự ái mộ của đông đảo các sinh viên Trung Quốc là vì phong cách tác phẩm văn học của ông mượt mà và giàu triết lý, bất kể là những độc giả trẻ tuổi chưa bước vào ngưỡng cửa xã hội, hay là các độc giả cao tuổi từng trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, đều có thể thu hoạch được trí tuệ và siêu nhiên từ trong những bài viết của ông.

    Ông Chu Quốc Bình sinh năm 1945 tại thành phố Thượng Hải, năm 1968 ông tốt nghiệp chuyên ngành Triết học trường Đại học Bắc Kinh, năm 1981 ông làm công tác nghiên cứu Triết học tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho đến nay. Ông Chu Quốc Bình vừa là học giả, vừa là một nhà tản văn. Tản văn của ông sành về áp dụng thủ pháp hình thức văn học để trình giải về triết học, hành văn của ông thanh thoát tự nhiên, nội hàm và trí tuệ đều sâu sắc.

    Tản văn: Quen với sự mất mát

    Tôi ra khỏi cửa mới phát hiện, chiếc xe đạp mới mua dựng trong hành lang đã không cánh mà bay. Chỉ trong hai năm, đây là chiếc xe đạp thứ ba bị mất rồi. Tôi vừa lắc đầu trước sự đời, nhưng trong lòng lại cảm thấy phẳng lặng hơn nhiều so với hai lần bị mất xe trước đây.

    Phải chăng đã trở nên quen với sự mất mát rồi?

    Có lẽ như vậy. Mấy năm qua, trong cuộc sống, tôi liên tiếp có nhiều thứ bị mất mát thậm tệ, so với trước mắt, bị mất mấy chiếc xe đạp thật chẳng đáng kể gì cả. Những mất mát thua thiệt trong cuộc sống hầu như khiến tôi vỡ lẽ ra rằng: Con người sống trên đời này, cần phải quen với sự mất mát.

    Thông thường mà nói, con người bẩm sinh vốn thường quen với sự có được, nhưng lại không quen với sự mất mát. Kể từ khi cất tiếng khóc chào đời, con người trước tiên đã có được sự sống. Và kể từ lúc đó trở đi, chúng ta không ngừng có được: Những miếng cơm manh áo, đồ chơi, tình thương và sự trìu mến đến từ cha mẹ, có được sự đào tạo nghề nghiệp và trau dồi văn hóa đến từ xã hội. Sau khi khôn lớn thành người, chúng ta dựa vào môi trường tự nhiên và qua sự cố gắng của mình tiếp tục có được: Tình yêu, người bạn đời và con cái, có được tiền của, tài sản, danh dự, địa vị, có được thành công trong sự nghiệp và có được sự công nhận của xã hội, và cứ như vậy mà có được, vv ...

    Tất nhiên, có được rồi thì tất phải có sự mất mát, trong quá trình chúng ta đã có được thì quả là cũng trải qua sự mất mát lớn nhỏ ít nhiều. Thế nhưng, chúng ta thường dễ dàng coi những gì có được là lẽ đương nhiên, là rất bình thường, còn thông thường coi sự mất mát là việc không nên, là không bình thường. Cho nên, mỗi khi bị mất mát, thường không tránh khỏi cảm thấy ấm ức bực dọc. Nếu như bị mất mát càng nhiều thì lại càng ấm ức. Chúng ta thường tự nhủ phải quyết tâm để rồi lại có được, để bù lại những gì đã bị mất. Trên sơ đồ trong lòng chúng ta, hình như đều được phác họa hàng loạt những đường nét có được mọi thứ, còn những thứ bị mất mát thì thường là xóa bỏ đi. Tóm lại, bất kể sự mất mát là hiện tượng thường xuyên thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn cứ không quen với sự mất mát.

    Lý lẽ này vốn rất đơn giản: Sự mất mát lẽ đương nhiên là hiện tượng rất bình thường trong cuộc sống. Trong cả quá trình của nhân sinh cũng chính là quá trình không ngừng có được rồi lại mất đi, xét từ kết quả cuối cùng thì, sự mất mát mới càng là bản chất của sự có được. Sớm muộn rồi thì thể nào chúng ta cũng phải mất đi món quà quý giá nhất, đó là sinh mệnh, và rồi từ đó cũng mất đi hết tất cả những gì đã từng có được trong cả quá trình của nhân sinh. Có những thứ bị mất mát xem như là rất ngẫu nhiên, ví dụ như, những tổn thất bất ngờ ập tới bởi thiên tai nhân họa gây nên, nhưng đó cũng là lẽ đương nhiên bao gồm hết thảy đã gói trong sự sống. "Nhân hữu đán tịch họa phúc", có nghĩa là, họa hoặc phúc đến với con người vào lúc sớm hoặc chiều, đã rằng sinh ra để làm con người, thì phải có tinh thần và can đảm chấp nhận cái họa hay cái phúc vào lúc sớm hoặc lúc chiều. Còn như những trắc trở hoặc mất mát trong xã hội, thì lại càng là việc rất bình thường trên con đường đời. Qua đó có thể thấy, nếu như bạn không quen với sự mất mát , thì chứng tỏ bạn còn thiếu giác ngộ đối với nhân sinh. Nếu ai chỉ mong có được mà không chịu chấp nhận sự mất mát, nhìn bề ngoài tưởng như người đó rất có tinh thần phấn đấu, thực ra lại rất yếu đuối, và rồi nếu như một khi bị mất mát thua thiệt lớn, thì người đó sẽ ủy mị mất hết tinh thần.

    Để làm quen với sự mất mát, phải chăng đôi khi chúng ta chủ động mất mát thứ gì đó. Tôn giáo của phương Đông và phương Tây đều nói ban ơn bố thí. Theo cách hiểu của tôi thì, nghĩa gốc của bố thí là dạy cho con người loại bỏ cái tâm tham lam đê tiện, từ chỗ không ra riết theo đuổi của cải, cho đến không quá để tâm ra riết theo đuổi đến hết thảy những gì ở ngoài thân thể con người, thậm chí cho đến sinh mệnh. Phật giáo chủ trương "vô ngả", có nghĩa là không có tôi, cũng có nghĩa là không tồn tại cái việc "của tôi". Không có vật gì thuộc về mình cả, ngay cả bản thân mình cũng không thuộc về mình, huống hồ là của cải vật chất. Hiểu thấu đáo nghĩa lý này rồi thì, con người ta cần gì phải lo nghĩ đến những thứ gì bị mất mát và thua thiệt?

    Những nghĩa lý trên đây là chất xúc tác nhắc nhở các bạn trẻ vừa dấn thân vào xã hội nên luôn giữ cho đầu óc tỉnh táo. Thực ra, chúng ta nên cố gắng để mình có tinh thần tích cực, thế nhưng trong thế giới nội tâm nhất định phải giữ cho mình một khoảnh siêu thoát. Có được sự siêu thoát rồi, thì chúng ta mới có thể nếm trải đủ thứ mùi vị của nhân sinh một cách ung dung, trong đó kể cả thứ vị mất mát thua thiệt.

    Từ việc bị mất chiếc xe đạp mà dẫn đến nhiều lý luận như vậy, có thể thấy tôi là người vẫn còn hơi để tâm đến sự mất mát. Nếu có ai cười nhạo tôi đó là tinh thần A .Q, thì tôi cũng vui lòng chấp nhận. Thử nghĩ mà xem, đối với mọi sự mất mát không thể tránh khỏi của nhân sinh, nói bé đi là mất đi của cải, nói lớn ra là mất đi sinh mệnh, nếu như không có tinh thần A.Q thì liệu có chịu được không? Xét từ góc độ xã hội mà nói, trộm cướp là hành động bất nghĩa, chúng ta cần phải đấu tranh với chúng theo khả năng cho phép, chứ không nên dung túng bằng thái độ triết lý. Thế nhưng, nếu như có càng nhiều người ở bên ngoài xã hội vỡ lẽ ra nghĩa lý căn bản của nhân sinh thì phải chăng nền nếp xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhỉ? Vậy thì, bài viết này của tôi có lẽ chính là sự đấu tranh với hành vi trộm cắp bất nghĩa theo khả năng cho phép của mình mà thôi.

    Các bạn có nhận xét gì đối với quan điểm trước hiện tượng bị mất mát của nhà văn Chu Quốc Bình? Riêng bản thân bạn có thái độ như thế nào trước sự mất mát thua thiệt trong sinh hoạt, trong công tác và trong học tập? Hoan nghênh các bạn viết thư cho Ngọc Ánh biết. trước khi kết thúc chương trình Văn nghệ Cuối tuần kỳ này, mời các bạn thưởng thức bài hát Trung Quốc "Chuc bạn bình an" đã rất đỗi quen thuộc với đông đảo người Trung Quốc, Ngọc Ánh rất tâm đắc với lời bài hát này, và cảm thấy rất phù hợp với trung tâm tư tưởng của bài tản văn "Quen với sự mất mát". Mời các bạn thưởng thức và chúng ta cùng động viên nhau nhé.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>