Trẻ nhỏ học nói rất nhanh, không cần phải cố tình ngồi học, mà chỉ cần nghe vài lần thôi là biết nói ngay. Hồi nhỏ ở Hà Nội, cha tôi và các đồng nghiệp Phân xã Tân Hoa xã học nói tiếng Việt, tôi vừa chơi vừa nghe, bất giác đều biết nói; do vậy khi tôi vào học trường mẫu giáo ở phố hàng Buồm, là có thể nói chuyện với các bạn nhỏ trong trường, nghe hiểu cô giáo giảng bài;
Tôi thích nhất những câu chuyện được cha kể cho nghe về tình yêu thương mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho các cháu nhi đồng. Những câu chuyện ấy sau này đã giúp tôi hiểu được vì sao Bác Hồ đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, để nhân dân Việt Nam được hạnh phúc, ấm no. Tấm lòng nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao la rộng lớn đã khiến cho tâm hồn non nớt của một đứa trẻ như tôi vô cùng cảm động, từ đó tôi rất kính trọng và yêu quý Bác. Có lần tôi đòi cha : "Ba nhất định phải cho con đến gặp Bác Hồ để con được nói lời yêu quý với Bác". Cuối cùng cơ hội đã đến với tôi, đó là ngày một vị Nguyên soái của Liên Xô sang thăm Việt Nam. Hôm ấy, tất cả Đại sứ và phóng viên báo chí của các nước ở Hà Nội đều ra sân bay Gia Lâm để dự lễ đón. Cha nói với tôi: "Có lẽ hôm nay Bác Hồ cũng đến sân bay đón khách, con đi cùng với ba nhé." Tôi vô cùng sung sướng và chạy vội ra vườn hoa trước cửa nhà, ngắt một bông hoa hồng vẫn còn đọng những giọt sương long lanh và tôi là người đầu tiên lên xe ô-tô của Sứ quán Trung Quốc để ra sân bay. Cùng ra sân bay hôm ấy có bác Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam La Quý Ba và phu nhân của bác ấy là bà Lý Hàm Trân. Vì cha phải bận đi phỏng vấn, làm tin, cho nên tôi được cùng bác phu nhân Đại sứ đứng ở hàng bên cạnh đội danh dự.
Tôi nhớ hình như hôm đó trời mưa, cho nên máy bay đến muộn. Tôi cầm hoa trong tay nhìn phải nhìn trái, bỗng nhiên thấy mọi người vỗ tay hoan hô nói: "Bác Hồ đến rồi, Hồ Chủ Tịch đến rồi!". Quay mặt nhìn theo hướng chỉ của người lớn, tôi thấy bước đi trên nền sân bay còn đọng nước mưa là một cụ già có mái tóc và bộ râu bạc trắng, vừa đi vừa giơ tay vẫy chào thân thiết mọi người. A! Bác Hồ đến thật rồi! Tôi nhẩy cẫng lên. Vừa nhẩy vừa reo, vừa vẫy hoa. Tôi nghĩ Bác Hồ nhất định sẽ tranh thủ thời gian ngắn ngủi này để chào hỏi mọi người. Một lát sau thì Bác bước đến trước mặt chúng tôi, trò chuyện thân mật với bác Đại sứ La Quý Ba và cầm tay tôi hỏi bằng tiếng Trung Quốc: "Cháu mấy tuổi rồi? Biết nói tiếng Việt Nam không?", rồi Người dắt tay tôi bước ra khỏi đám đông. Tôi nhìn Bác và chợt thấy sao Người giống ông nội có gương măt hiền từ của tôi thế. Tôi nói liền ba câu tiếng Việt duy nhất mà tôi biết cho Bác nghe: "Ăn cơm chưa ?" "Ăn rồi", " Xin chào đồng chí". Bác nghe xong cười rất to rồi cúi đầu hỏi: "Cháu có thích Việt Nam không?" Tôi không nghĩ ngợi liền trả lời ngay: "Cháu thích Việt Nam, cháu cũng yêu Bác Hồ!". Bác nghe xong liền ôm tôi vào lòng và hôn nhẹ lên má tôi. Lúc đó tôi cảm thấy mình là một đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế giới này, vì tôi đã được gặp một người mà ngày đêm hằng ao ước. Tôi lại là một cô bé Trung Quốc được Bác Hồ yêu quí nữa chứ! Tôi nhớ các chú phóng viên bấm máy liên tục và sau đấy những tấm ảnh quý giá đó đã được đăng tải trên các báo của Việt Nam. Chú Tạ Sĩ Phong, phóng viên báo "Tân Việt Hoa báo" đã tặng bố tôi hai bức ảnh mà ông chụp được để làm kỷ niệm. Khi gần 7 tuổi, tôi phải về nước để đi học. Vì chưa bao giờ phải sống xa cha mẹ nên tôi không muốn về nước. Nhưng khi nghe nói Bác Hồ sắp sang thăm Trung Quốc, đi cùng với Bác là Đại sứ La Quý Ba, nếu tôi về nước sẽ được đi cùng chuyến chuyên cơ với Bác và Đại sứ. Nghe thấy thế, tôi vui vẻ đồng ý ngay. Trước khi lên máy bay, bố tôi dặn: "Nhớ học cho giỏi mai sau sẽ quay trở lại Việt Nam gặp Bác Hồ".
Hơn 40 năm qua tôi vẫn giữ mãi tấm ảnh quý giá mà tôi được chụp với Bác Hồ ngày nào. Chính ký ức tốt đẹp này đã cất giữ mãi trong lòng tôi, khiến tôi tuy sống trong môi trường không nói tiếng Việt, nhưng tôi không bao giờ quên ba câu tiếng Việt mà tôi nói với Bác Hồ tại sân bay Gia Lâm. Hễ́ gặp người Việt Nam là tôi lại chào hỏi họ bằng ba câu nói trên, chính ba câu tiếng Việt này luôn luôn khiến tôi nhớ lại những kỷ niện thời thơ ấu sống tại Hà Nội, nhớ những phút giây được ở bên Bác Hồ, chính những khung cảnh đó đã gắn kết tình cảm nồng nàn giữa tôi với Hà Nội.
Tôi luôn ước ao một ngày nào đó được trở lại mảnh đất thân yêu - đất nước Việt Nam tươi đẹp, được tận mắt chứng kiến sự phát triển và những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã đạt được. Tôi cũng ước ao có cơ hội được viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi yên nghỉ của người bạn chân thành mà nhân dân Trung Quốc yêu mến và kính trọng"
Những mong ước của chị Vương Phong cuối cùng đã trở thành hiện thực. Tháng 10 năm 2000, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh sang thăm và làm việc tại Trung Quốc. Đoàn đã gặp và mời chị trở lại thăm Việt Nam. Chị nhận lời và tham gia một chuyến du lịch xuyên Việt chào Thiên niên kỷ mới. Lần ấy, chị đã được tận mắt chứng kiến sự thay da đổi thịt của đất nước và con người Việt Nam, đất nước của Bác Hồ kính yêu.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |