Ngọc Ánh xin giới thiệu các bạn tìm hiểu một số bài dân ca nhiều bè Trung Quốc. Dân ca nhiều bè được lưu truyền rộng rãi trong đông đảo bà con các dân tộc thiểu số Trung Quốc, hình thức biểu diễn thể loại dân ca nhiều bè này chủ yếu bắt nguồn từ truyền miệng qua nhiều thế hệ bà con các dân tộc thiểu số Trung Quốc, được gắn bó chặt chẽ với đời sống, sinh hoạt và tập tục lễ giáo truyền thống của họ.
Trong hát đối của bà con dân tộc Bu-y Trung Quốc. Một bên hát trước, rồi đến bên khác hòa sau, lời bài hát rất khiêm tốn, phản ánh nội dung và hình thức của một nghi lễ:
"Núi có cao có thấp,
cây có lớn có nhỏ.
Chúng ta là con cháu,
Như đàn chim tập hát,
Hôm nay cùng ca vang,
Không biết có hay không? "
Thả hết bài hát...
Bà con dân tộc Bu-y chủ yếu sinh sống tại một số nơi tỉnh Quý châu, Tứ xuyên, và Vân Nam, miền Tây nam TQ. Trong đời sống thường ngày của bà con dân Bu-y, dân ca chiếm một vị trí quan trọng. Lối hát nhiều bè của bà con dân tộc Bu-y được chia là "Đại ca " và "Tiểu ca". Phong cách "Tiểu ca" là một hình thức tình ca, hát nhỏ, âm thanh không lớn của những đôi bạn trẻ trốn tránh cha mẹ để đi hẹn hò tình tứ, thủ thỉ thù thì tâm sự đưa tình với nhau. Sau đây mời các bạn thưởng thức "Tiểu ca", nhan đề "Bài ca Hướng Tài", Hướng Tài là tên của một chàng trai trẻ dân tộc Bu-y, bài "Tiểu ca" này chia làm năm đoạn, kể về mối tình bi hoan ly hợp của chàng trai có cái tên Hướng Tài.
Trong thời gian dài trước đây, do ít người biết đến, cho nên rất nhiều các nhà nghiên cứu âm nhạc phương Tây cho rằng, Trung Quốc không có lối hát nhiều bè truyền thống. Bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc Trung Quốc đã đi sâu vào các thôn xóm, các bản làng tại khu vực dân tộc thiểu số ở miền Tây Trung Quốc, đã thu lượm được nhiều bài dân ca nhiều bè.
Các bạn đang thưởng thức bài dân ca "Wo rơ rơ " của dân tộc Na-xi ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Trong truyền thuyết, phong cách ca của bài dân ca này là mô phỏng tiếng gọi của người chăn cừu. Vào những ngày giỗ, họ tay trong tay vừa múa vừa hát bài hát này.
Chúng ta xum họp trên bờ đê
Tay trong tay ca múa "Wo rơ rơ"
Núi tuyết là non cao hơn cả
Nước chảy là sông sâu hơn cả
Na xi nhảy bài "Wo rơ rơ"
Nước sông cũng uốn lượn múa ca
Bà con dân tộc Động cư trú tại những miền núi trập trùng giao ranh của bốn tỉnh và khu tự trị dân tộc ở Quý châu, Hồ Nam, Quảng Tây, Hồ Bắc. Những nơi này không những phong cảnh nước non tươi đẹp hữu tình, nhân dân chất phác, mà "Đại ca" dân tộc Động, lối hát dân ca nhiều bè của bà con dân tộc Động quy phạm, lưu truyền rộng rãi, đã trở thành tượng trưng văn hóa truyền thống của nhân dân dân tộc Động Trung Quốc. Lối hát Đại ca dân tộc Động cần phải có ba người trở lên biểu diễn nhiều bè, mô phỏng tiếng chim hót rế kêu, non cao nước chảy, đây chính là đặc trưng của lối hát "Đại ca".
"Bài ca tằm xuân" dân ca dân tộc Động chính là lối hát Đại ca.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |