Blog "Hiểu xuân" làm sáng đầu óc các cháu
Nói đến cái tên Cốc Kiến Phấn, nhà soạn nhạc nổi tiếng Trung Quốc có lẽ nhiều bạn thính giả Việt Nam không quen biết lắm, nhưng nếu nhắc đến một số bài hát do bà sáng tác chắc một số bạn sẽ cảm thấy quen thuộc, ví dụ như "Các bạn trẻ đến xum họp", "Đó chính là con", "Tình nghĩa của lá đối với gốc cây", "Nhớ nhung", "Người mẹ trong ánh nến", "Trung Quốc- Hôm nay là sinh nhật Người", "Tiếng ca và nụ cười" v v... ngoài ra những bài hát trong bộ phim truyền hình "Tam Quốc diễn nghĩa" đều là do bà Cốc Kiến Phấn sáng tác.
Bà Cốc Kiến Phấn sinh năm 1935, năm 1952 bà thi đỗ vào Đại học chuyên ngành sáng tác nhạc, sau khi tốt nghiệp bà làm công tác soạn nhạc tại Đoàn Ca múa nhạc Trung Ương Trung Quốc, nay là Đoàn Ca múa nhạc Trung Quốc, đến nay bà Cốc Kiến Phấn đã sáng tác hơn nghìn bài hát, những bài hát do bà sáng tác có nhiều bài đã trở thành những bài hát hiện đại kinh điển đi cùng năm tháng của Trung Quốc, trong đó có gần trăm bài đoạt các giải thưởng khác nhau.
Những bài hát do bà Cốc Kiến Phấn sáng tác du dương thắm tình, có thể nói, nhiều thế hệ hâm mộ nhạc Trung Quốc đều lớn lên trong những bài hát nổi tiếng do bà sáng tác, bà còn đào tạo nhiều giọng ca xuất sắc cho làng ca nhạc Trung Quốc, trong những năm 80 của thế kỷ trước, bà đã khắc phuc nhiều khó khăn thành lập nên "Trung tâm đào đạo Thanh nhạc Cốc Kiến Phấn", tôn chỉ của Trung tâm là "xuất hiện nhân tài, xuất hiện tác phẩm hay", các giọng ca lưu hành nổi tiếng Trung Quốc như Tô Hồng, Mao A Mẫn, Vạn Sơn Hồng, Na Anh, Đoàn Phẩm Chương, Giải Hiểu Đông, Tôn Nam vv ...đều được đào tạo bồi dưỡng từ "Trung tâm đào đạo Thanh nhạc Cốc Kiến Phấn"
Vậy vì sao bà Cốc Kiến Phấn vốn sáng tác những bài hát lưu hành nhưng vào những năm về già lại bắt đầu sáng tác những bài hát thiếu nhi? Bà nói: "Các cháu ngày nay nếu muốn có được vầng trăng trên trời thì cha mẹ chúng cũng muốn đáp ứng chúng, thế nhưng, những bài hát mà các cháu thích hát thì lại quá ít." Sau khi về hưu, bà Cốc Kiến Phấn quyết định phổ nhạc cho những bài thơ cổ Trung Quốc, bà muốn những bài hát phổ bằng lời thơ cổ có thể trở thành "Bài ca học đường mới". Từ năm 2004 đến nay, bà Cốc Kiến Phấn đã sáng tác hơn 30 "Bài ca học đường mới", giai điệu rung động lòng người của những bài hát này đã làm các em thiếu nhi cảm thấy rất gần gũi, thích tập hát và kế thừa những bài thơ kinh điển của tổ tiên. 20 bài thơ cổ như "Xuân Hiểu", "Minh nhật ca", "Tương Tư", "Trường ca hành", "Tĩnh dạ tư" v v ...đã đi sâu vào lòng các em thiếu nhi Trung Quốc.
Bài hát "Du tử ngâm" do bà Cốc Kiến Phấn phổ nhạc cho bài thơ của nhà thơ Đường nổi tiếng Trung Quốc Mạnh Giao
Sợi chỉ trong tay mẹ
Tấm áo trên mình con
Kịp đi khâu nhặt mũi
Sợ về còn chậm chân
Ai bảo lòng tấc cỏ
Báo được ánh ba xuân
Những"Bài ca học đường mới" do bà Cốc Kiến Phấn sáng tác trong suốt bốn năm đã được dàn dựng thành hình thức ca múa và đưa vào DVD đã được vô số các bậc phụ huynh, các cháu thiếu nhi và các giáo viên nhà trường hoan nghênh. Để những "Bài ca học đường mới" này "Hát cho tổ tiên, hát cho tương lai" đi sâu vào lòng càng nhiều các em thiếu nhi, ngày 8 tháng 5 năm nay, bà Cốc Kiến Phấn 74 tuổi đã lập trang Blog của mình trên internet, tên của blog này mang tên "Bài ca học đường mới".
bài viết " 'Hiểu xuân' làm sáng đầu óc các cháu" trên blog của Cốc Kiến Phấn, , bài thơ "Hiểu xuân" của nhà thơ nổi tiếng thời Đường Trung Quốc Mạnh Hạo Nhiên:
Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu ?
Giấc xuân sáng chẳng biết
Khắp nơi chim ríu rít
Đêm nghe tiếng gió mưa
Hoa rụng nhiều hay ít?
Trong cả cuộc đời, tôi đã sáng tác gần một trăm bài hát, nhưng tôi sửa đi sửa lại nhiều nhất vẫn là những "Bài ca học đường mới". Mỗi bài hát này tôi ít nhất phải phổ ba lần nhạc chủ đề, thậm chí năm lần, rất ít khi phổ một lần là xong. Mỗi khi phổ xong nhạc cho bài hát là tôi lại kiểm tra lại xem có phù hợp với nội dung bài thơ hay không, có chuẩn xác hay không, đây là việc hết sức quan trọng.
Ví dụ như bài thơ "Xuân hiểu" đã thuộc như cháo chảy trong lòng mọi người rồi, nên phổ nhạc như thế nào để cho thể hay nhất? Tôi cảm thấy mùa xuân trăm hoa đua nở, cảnh vật phơi phới vươn lên, bài hát này nên trở thành tượng trưng cho sự bắt đầu của niềm tin và hy vọng.
Tôi còn nhớ khi am bum "Bài ca học đường mới" được mở rộng tại khu Đông thành Bắc Kinh, các cháu tập hát một cách say sưa, khiến tôi hết sức xúc động. Đặc biệt là tại Trường Trẻ em khuyết tật, các cháu tập hát những hai mươi bài trong am bum "Bài ca học đường mới". Những cháu nói chuyện được thì cất giọng ca vang, còn những cháu bị câm thì biểu diễn bằng các động tác tay; các cháu đều có cảm giác đối với giai điệu bài hát, nhiều cháu còn biểu diễn gõ trống, hoặc lắc nhịp điệu theo yêu cầu của các giáo viên. Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến có nhiều cháu khuyết tật ca vang và biểu diễn bài hát thơ cổ một cách tập chung như vậy, khiến tôi cảm động đến ứa nước mắt. Tôi nói với các cháu rằng: "Các cháu thân mến, bà sẽ không bao giờ lãng quên các cháu."
Ấn tượng sâu sắc nhất trong chuyến thăm Trường Khuyết tật thiếu nhi là, có một cháu bé trai bị mắc bệnh tự thị, khi tôi đến thăm cháu, thấy căn phòng không rộng, máy TV đang chiếu phim ca nhạc ồn ào rầm rộ, nhưng cháu chỉ yên lặng ngồi nghe. Cô giáo nói: "Cháu nó nghe thấy âm thanh, nhưng đều thờ ơ hết thảy, nét mặt cháu không bao giờ có sự biểu lộ khác thường." Điều không ngờ là, có một lần cô giáo mở DVD những bài hát trong tập am bum "Bài ca học đường mới", cháu nghe rất chăm chú, về nhà cháu bảo mẹ dạy cháu cách mở máy CD, lại còn vòi Micro, vừa thả nhạc vừa hát theo, cháu đặc biệt thích hát bài "Xuân hiểu ", rồi cứ thế hát theo, nghe hết bài này đến bài khác, hát theo hết bài này đến bài khác không chịu rời ra. Mẹ cháu hết sức xúc động nói: "Đầu óc con tôi bắt đầu sáng ra rồi chắc." Các giáo viên cũng không thể giải thích được biện tượng của cháu bé trai này.
Những bài hát này đã mang lại sức mạnh cho cháu, khiến tôi cảm thấy hết sức kinh ngạc, đồng thời cũng khiến tôi cảm thấy sự kỳ diệu của âm nhạc.
Tuy những cháu khuyết tật của trường này bị mất đi chức năng nào đó của cơ thể, thế nhưng các cháu vẫn có thể lãnh hội được vẻ tuyệt vời của thơ cổ, âm nhạc có tác dụng đặc biệt đã đi sâu vào cõi lòng các cháu mà người lớn khó mà hiểu được, cùng với giai điệu trầm bổng của âm nhạc, tâm hồn của các cháu đã toát nên sự sống đẹp đẽ. Trước cảnh rung động lòng người như vậy của các cháu, khiến tôi đã có được sự động viên khác thường, tôi nghĩ rằng, trong những ngày tới, tôi sẽ bỏ ra càng nhiều thời gian sáng tác những bài hát dành cho các cháu.
Các bạn thân mến, trên đây là bài Blog của nhà soạn nhạc nổi tiếng Trung Quốc Cốc Kiến Phấn nhan đề: " 'Hiểu xuân' làm sáng đầu óc các cháu", nhân đây Ngọc Ánh cũng xin chúc bà Kiến Phấn mạnh khỏe sống lâu, sáng tác càng nhiều bài hát hay cho các em thiếu nhi Trung Quốc, mong các em thiếu nhi Việt Nam cũng yêu thích những bài hát thơ cổ Trung Quốc do bà Kiến Phấn phổ nhạc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |