Anh Kim Chiêu Vũ cho biết, năm 2010, những bạn động nghiệp đã tham gia công tác tu bổ, bảo vệ đền Ta Keo do Trung Quốc tài trợ. Trước khi đến Cam-pu-chia, anh Vũ đã đọc nhiều tư liệu ở Trung Quốc, nhưng khi lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy ngôi đền Ta Keo, anh cảm thấy hết sức xúc động, cảm giác này khó thể miêu tả bằng từ ngữ.
Ngôi đền Ta Keo xây dựng vào cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11 là một trong những kiến trúc hùng vĩ nhất trong khu di tích Ăng-co Vát, đường nét cứng cáp, vẻ đẹp phóng khoáng khiến đền Ta Keo có phong cách độc đáo. Anh Vũ nói: "Vẻ đẹp của đền Ta Keo không thể tách ra khỏi thân thế độc đáo của nó. Là một kiến trúc chưa khánh thành, nhiều chỗ của kiến trúc này chưa kịp đánh bóng và điêu khắc. Đặc trưng cấu tạo và dấu vết thi công của nó giống như 'những lát cắt thời gian', giới thiệu với mọi người từng một công đoạn xây dựng các đền thờ Ăng-co Vát, đây cũng là giá trị độc đáo của dự án tu bổ, bảo vệ đền Ta Keo".
Chính điểm độc đáo này đã mang lại nhiều thách thức cho chuyên gia Trung Quốc. Niên đại xây dựng đền Ta Keo tương đối sớm, tuy chủ thể được bảo tồn khá hoàn chỉnh, nhưng đa số kiến trúc xây dựng bằng đá ở phần trên như tháp, sảnh, hành lang uốn khúc, chòi gác, v.v. đã sập đổ, tồn tại nhiều hiểm họa tiềm ẩn về an toàn kết cấu. Chỉ riêng số lượng viên đá rải rác do sập đổ lên tới hàng vạn, hơn nữa, rất nhiều viên đá trong số đó chưa chạm khắc, không thể phán đoán quan hệ giữa nó với các viên đá khác qua đường nét họa tiết.
Anh Vũ cho biết, đền Ta Keo rất tinh xảo, có thể nói mỗi viên đá đều là độc nhất vô nhị. Miễn là một viên đá bị lắp đặt vào vị trí không đúng, thì sẽ dẫn đến khe hở ngày càng lớn khi xây đắp lại, không thể phục chế chính xác, thì buộc phải tháo dỡ và xây lại lần nữa. Công tác cốt lõi của anh Vũ và các bạn đồng nghiệp khác là tìm được các viên đá vốn trong bộ phận hiện bị sập đổ và lắp đặt chúng vào đúng vị trí phù hợp duy nhất .
Quá trình phục chế phức tạp và dài dằng dặc. Trong 8 năm, chuyên gia của nhiều môn học như trắc đạc, địa chất, khảo cổ, kiến trúc, sinh học, v.v. đồng loạt đến hiện trường, làm việc suốt ngày đêm cho công trình tu bổ đền Ta Keo.
Để tránh khỏi máy móc không hoạt động bình thường trong nhiệt độ quá cao, công tác trắc đạc hàng ngày bắt đầu từ 5 giờ rạng sáng. Thông qua kỹ thuật định vị toàn cầu, quét laser ba chiều, chụp nghiêng bằng thiết bị quay phim flycam và do người trắc đạc, xây dựng mô hình dữ liệu hoàn chỉnh cho đền Ta Keo cả tổng thể lẫn cục bộ. Anh Vũ nói: "Chúng tôi giống như là bác sĩ của cổ vật, phải kiểm tra và chẩn đoán tường tận đền Ta Keo, thậm chí phải xây dựng hồ sơ cho từng viên đá, kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh".
Anh Vũ đã cho phóng viên xem kho dữ liệu hình ảnh và tranh 3D của các bộ phận đền Ta Keo được vẽ bằng máy tính. Anh Vũ cho biết, họ có thể dùng máy tính đo đạc chính xác kích thước mỗi viên đá và chiều rộng của mỗi khe hỏ giữa các viên đá. Thông qua mô hình trắc đạc chính xác, tìm kiếm mỗi viên đá phù hợp cho mỗi vị trí duy nhất, rồi xây đắp lại.
Tuy nhiên, trong quá trình phục chế thực tế, nhiều viên đá bị mất đã không thể tìm được, hoặc không thể phục chế, sử dụng vì vỡ nát, nứt toác, cần phải sử dụng vật liệu mới.
Anh Vũ cùng các bạn đồng nghiệp đặc biệt đến khu mỏ khai thác đá hồi xây dựng Ăng-co Vát hàng nghìn năm trước để khai thác vật liệu đá mới, đồng thời đặc biệt chú ý kiên trì nguyên tắc can thiệp ở mức tối thiểu, không thay đổi nguyên trạng cổ vật, tận khả năng phục chế trên cơ sở trạng thái vốn có, kiểm soát tỷ lệ sử dụng vật liệu mới trong cả công trình phục chế dưới 15%.
Sau khi tham quan đền Ta Keo, du khách người Pháp Surin tấm tắc khen mãi công tác của đội phục chế cổ vật của Trung Quốc. Surin nói: "Họ làm rất giỏi, giữ lại 'cái hồn' của đền Ta Keo, phục chế gần như nguyên vẹn".
Chương trình bảo tồn các đền thờ Ăng-co Vát do Trung Quốc tài trợ bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ 20, lần lượt tu bổ, phục chế đền Chau Say và đền Ta Keo. Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Cam-pu-chia Phô-ê-ung Xắc-cô-na (Phoeurng Sackona) nói: "Rất cảm ơn Trung Quốc giúp đỡ Cam-pu-chia bảo tồn di tích Ăng-co Vát. Tôi cho rằng các chuyên gia Trung Quốc có trình độ phục chế cổ vật rất cao, được công nhận trên trường quốc tế. Nhân viên phục chế cổ vật của Cam-pu-chia đã có được thêm cơ hội học tập, giao lưu thông qua hợp tác với chuyên gia Trung Quốc".
Tháng 1 năm 2018, Trung Quốc và Cam-pu-chia ký "Thỏa thuận về triển khai dự án phục chế Cung điện Hoàng gia trong khu di tích Ăng-co Vát", dự án mới sẽ được khởi động trong năm nay. Điều này có nghĩa là Chính phủ Cam-pu-chia đã trao công tác tu bổ, phục chế di tích cung điện hoàng gia—bộ phận cốt lõi trong khu di tích Ăng-co Vát cho đội công tác Trung Quốc.
Anh Vũ cho biết, dự án mới sẽ là một dự án triển khai trong 11 năm, đội công tác Trung Quốc lại có điểm khởi đầu mới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |