Nói đến nguồn gốc của nhạc Nam Âm, những người di cư từ khu vực Trung Nguyên trong các triều đại Tây Hán, Đông Hán, Tấn, Đường, Bắc Tống, Nam Tống, v.v. mang theo âm nhạc văn hóa đến khu vực nói tiếng Mân Nam với Tuyền Châu là trung tâm, hòa hợp với âm nhạc dân gian địa phương, hình thành nhạc Nam Âm—hình thức biểu hiện văn hóa mang đậm phong độ, ý vị của âm nhạc khu vực Trung Nguyên thời cổ đại. Làn điệu của nhạc Nam Âm đã lưu giữ làn điệu dân tộc cổ xưa truyền thống trước đời nhà Đường, trong đó, nhiều ngôn ngữ cổ đại và âm vận ở khu vực Trung Nguyên được bảo tồn hoàn hảo đến ngày nay. Những năm qua, giá trị của nhạc Nam Âm đã thu hút sự chú ý của chuyên gia, học giả các nước. Giáo sư Trường Đại học Sư phạm Nam Kinh Lịch Ba nói:
"Xét từ góc độ âm nhạc học, nhạc Đại Khúc đời Đường, Từ đời Tống, Tản Khúc đời Nguyên, cho đến các vở kịch Nam Hý đời Tống và Minh, thực ra đều liên quan chặt chẽ tới nhạc Nam Âm. Vì vây, nhạc Nam Âm có thể nói là lịch sử văn hóa âm nhạc lập thể của Trung Quốc, chiếm vị trí hết sức quan trọng"!
Hình thức biểu diễn nhạc Nam Âm của Tuyền Châu là người biểu diễn ở bên phải gảy đàn tỳ bà, đàn tam, người biển diễn ở bên trái thổi sáo trúc, chơi đàn nhị, người biểu diễn ở giữa cầm phách và hát. Hình thức biểu diễn này hoàn toàn tương đồng với nhạc Tương Họa Ca đời nhà Hán, đó là nhạc cụ dây và nhạc cụ hơi bằng tre hòa hợp với nhau, người biểu diễn cầm phách và hát.
Nhạc cụ phách mà người biểu diễn ở giữa cầm trong tay được gọi là "Tứ Bảo", vì phách "Tứ Bảo" này làm bằng tre, không phải là kim loại, cũng không phải là gỗ, nên nó có thể hòa hợp với các nhạc cụ gõ khác. Cụ Tô Thống Mưu 78 tuổi là Cố vấn trưởng nghệ thuật Đoàn Nghệ thuật nhạc Nam Âm Tấn Giang tỉnh Phúc Kiến, cụ bắt đầu học biểu diễn nhạc Nam Âm từ năm 7-8 tuổi, đóng góp suốt cuộc đời cho việc kế thừa nhạc Nam Âm. Bất kể nhạc cụ hay phương pháp biểu diễn về nhạc Nam Âm, cụ Tô Thống Mưu đều kể vanh vách:
"Chất liệu làm phách Tứ Bảo này đòi hỏi nhất thiết phải là gỗ từ cây cổ thụ. Chẻ gỗ thành mấy miếng, ngâm vào dầu, ít nhất phải ngâm 3 lần, còn phải không ngừng đánh bóng bằng nước. Người học gõ phách Tứ Bảo, ngoài đòi hỏi có kỹ năng cơ bản ra, nếu chỉ biết gõ phách cho phát ra âm thanh, thì coi như là chưa biết gõ, phải gõ cho hay, mới được biểu diễn khúc nhạc. Nếu chưa thuộc, chưa học tập, thì sẽ xuất hiện tình trạng gõ sai".
Để tránh khỏi xuất hiện tình trạng gõ sai, hát sai, công tác kế thừa nhạc Nam Âm trở nên đặc biệt quan trọng. Ngay từ thập niên 80 của thế kỷ 20, dưới sự chủ đạo của Sở Văn hóa địa phương, nhạc Nam Âm đã được đưa vào lớp học trường tiểu học và trung học. Tính đến nay, đã có 200 trường học dạy nhạc Nam Âm, và đã đào tạo 200 nghìn người biết hát nhạc Nam Âm sau hơn 20 năm. "Nụ hoa" năm tháng xưa, hiện nay đã "nở rộ", trở thành đội quân sinh lực kế thừa nhạc Nam Âm. Năm 2006, nhạc Nam Âm được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đợt đầu. Năm 2009, nhạc Nam Âm tỉnh Phúc Kiến chính thức được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Sau khi nhạc Nam Âm được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, công tác kế thừa nhạc Nam Âm đã được coi trọng hơn nữa, thành phố Tấn Giang tổ chức nhiều cuộc thi biểu diễn nhạc Nam Âm dành cho thiếu nhi, đã xuất hiện nhiều thiếu nhi biểu diễn nhạc Nam Âm xuất sắc, giống như Đại Tân sinh trong tầng đá cổ, để mọi người nhìn thấy hy vọng.
Chị Hồng Hiểu Hà, giáo viên âm nhạc Trường Tiểu học Trung tâm Lựu Tân thị trấn Trì Điếm là một thành viên trong đội ngũ giáo viên dạy nhạc Nam Âm. 2 năm trước, chị bắt đầu giảng dạy và đào tạo nhóm nhạc "12 em gái biểu diễn nhạc Nam Âm", uốn nắn sai lầm của trẻ em trong biểu diễn từ tư thế, ý vị, phát âm, gõ phách, để trẻ em học giỏi, hát hay trong thời gian ngắn nhất. Học sinh của chị Hồng Hiểu Hà đã đoạt được nhiều giải thưởng trong cuộc thi biểu diễn nhạc Nam Âm. Chị nói:
"Hàng ngày, sau khi tan học, tôi đều đôn đốc trẻ em phải tập luyện nhạc cụ tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. Trong quá trình đôn đốc, tôi kịp thời uốn nắn những sai lầm của trẻ em trong biểu diễn, để trẻ em nắm bắt tốt kỹ năng chơi nhạc cụ trong thời gian ngắn nhất. Nhạc Nam Âm là âm nhạc quê hương tôi, tôi rất vui mừng đóng góp cho công việc kế thừa nhạc Nam Âm, tôi sẽ dạy càng nhiều trẻ em học biểu diễn nhạc Nam Âm, để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác".
Hiện nay, ở nước ngoài, nhạc Nam Âm được tôn vinh là tài sản quý báu trong âm nhạc cổ điển phương Đông. Nhạc Nam Âm Tuyền Châu được truyền bá trong khu vực rất rộng, cùng với dấu chân của những người nói tiếng Mân Nam, nhạc Nam Âm được truyền bá đến Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan và các nước Đông Nam Á. Ở Đông Nam Á có hơn 80 câu lạc bộ nhạc Nam Âm, trong đó, ở Phi-li-pin có 30, ở Ma-lai-xi-a có 27, ở In-đô-nê-xi-a có 13, ở Xin-ga-po có 12, ở Bru-nây có 1, ở Mi-an-ma có 4. Trong cộng đồng Hoa kiều có quê quán Tuyên Chầu định cư ở Việt Nam và Thái Lan cũng có kế thừa nhạc Nam Âm.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |