Được biết, tại các hiệu sách ở Thái Lan và Việt Nam, những tác phẩm văn học mạng Trung Quốc được dịch sang tiếng Thái Lan hoặc tiếng Việt hầu như đã chiếm trên một nửa Bảng xếp hạng các đầu sách bán chạy. Trong số các tác phẩm văn học tiếng Trung mà Việt Nam du nhập vào, văn học mạng chiếm trên 80%.
Trước hiện tượng văn học mạng Trung Quốc gây sốt Đông Nam Á, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn học mạng thuộc Hiệp hội Mạng Internet Thanh niên Bắc Kinh, ông Ngô Trường Thanh cho rằng, đây là vì các nước Đông Nam Á có bối cảnh văn hóa rất giống Trung Quốc trong chừng mực nhất định, sự đồng thuận trên bình diện văn hóa đã giúp bạn đọc Đông Nam Á giảm độ khó khi đọc tác phẩm văn học mạng của Trung Quốc.
Kỹ sư xây dựng người Dăm-bi-a Oscar từng say mê đón chờ xem truyện tranh Trung Quốc "Yêu Thần Ký". Anh Oscar nhớ, một lần đến tình tiết mấu chốt, anh chờ mãi mà vẫn chưa có phiên bản tiếng Anh. Qua lưu bút của một người bạn, anh Oscar biết được phiên bản tiếng Việt đã có sẵn, anh rất ngưỡng mộ. Anh cho biết, hồi đó anh mới biết có rất nhiều truyện tranh Trung Quốc ngoài những tác phẩm được dịch sang tiếng Anh, hơn nữa, đa số truyện tranh phiên bản tiếng Anh chuyển thể từ tiểu thuyết mạng thú vị hơn.
Số người sử dụng tiếng Việt trên toàn thế giới ít hơn nhiều so với số người sử dụng tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, tuy nhiên, về tốc độ phiên dịch tiểu thuyết mạng Trung Quốc, tình hình lại ngược lại. Một cư dân mạng Nga và một cư dân mạng Tây Ban Nha cho biết, vì không chịu nổi tốc độ chậm chạp phiên dịch tiểu thuyết mạng Trung Quốc sang tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, họ đã chuyển sang truy cập trang mạng tiếng Anh. Bên cạnh đó, tốc độ cập nhật phiên dịch tiểu thuyết mạng Trung Quốc sang tiếng Việt lại nhanh hơn nhiều so với trang mạng tiếng Anh.
Sở dĩ có "tốc độ Việt Nam" nhanh như vậy là vì tiểu thuyết mạng Trung Quốc đã gây sốt tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Ông Ngô Văn Huy, Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn Duyệt Văn, mặt bằng sản xuất văn học mạng lớn nhất Trung Quốc cho biết, về các thị trường chính xuất khẩu tiểu thuyết và các đầu sách xuất bản của tập đoàn, trước tiên là Hồng Công và Đài Loan, tiếp theo là Đông Nam Á, Hàn Quốc, sau đó mới là châu Âu và Mỹ.
Trong số bạn đọc của tiểu thuyết mạng Trung Quốc phiên bản tiếng Anh, bạn đọc đến từ Đông Nam Á cũng rất đông. Cuối năm 2016, website "Thế giới Kiếm hiệp"—trang mạng phiên dịch văn học mạng Trung Quốc sang tiếng Anh có quy mô lớn nhất toàn cầu đã công bố tình hình bạn đọc đến từ các nước, có 2 nước Đông Nam Á trong Top 4 nước có lượng bạn đọc nhiều nhất.
Học viên cao học, người Việt Nam Lê Thị Nguyên học chuyên ngành Văn học Trung Quốc. Tại nhà trường, chị Nguyên đi theo giáo viên hướng dẫn nghiên cứu bộ sách "Tùy Tưởng Lục" của nhà văn Ba Kim cũng như văn học đề tài vết thương; ngoài giờ học, chị Nguyên làm thuê cho nhà xuất bản, phiên dịch tiểu thuyết mạng Trung Quốc. Chị Nguyên cho biết, trên thực tế, chị chẳng thích văn học mạng, mà thích tác phẩm của nhà văn Ba Kim và Mạc Ngôn. Chị Nguyên phiên dịch tiểu thuyết mạng là vì mục đích kiếm tiền. Thù lao phiên dịch của chị là 100 đồng Việt Nam/chữ, chị Nguyên làm cả ngày có thể kiếm được 300-400 nghìn đồng.
Tiểu thuyết mạng Trung Quốc thâm nhập Việt Nam từ năm 2007. Hồi đó, dịch giả Việt Nam Trang Hạ từng du học ở Trung Quốc đọc tiểu thuyết "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" của tác giả tiểu thuyết mạng Trung Quốc Bảo Thê, tiểu thuyết này kể lại những từng trải khúc khuỷu của một người phụ nữ. Chị Lê Thị Nguyên cho biết, vì cho rằng tác phẩm này sẽ thu hút nhiều bạn đọc, chị Trang Hạ đã dịch tiểu thuyết này sang tiếng Việt và được xuất bản tại Việt Nam. Tiểu thuyết này rất ăn khách ở Việt Nam, bán ra hơn 5.000 cuốn chỉ sau 3 ngày. Chị Nguyên cho biết, bạn đọc Việt Nam rất thích cuốn tiểu thuyết này. Sau khi tác phẩm của tác giả Tào Đình được dịch sang tiếng Việt, rất nhiều tiểu thuyết ngôn tình thuộc dòng văn học mạng Trung Quốc đã được dịch sang tiếng Việt.
Mạng Tân Hoa từng đưa tin cho biết, trước năm 2007, lượng đầu sách Trung Quốc được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam đã chiếm một nửa tổng lượng đầu sách mới xuất bản hàng năm, tuy nhiên, hồi đó chưa có bóng dáng của văn học mạng Trung Quốc. Sau năm 2007, tiểu thuyết mạng Trung Quốc nhanh chóng ấm lên trong ngành xuất bản Việt Nam. Phiên bản quốc tế của tờ "Nhân Dân Nhật báo" Trung Quốc đưa tin cho biết, từ năm 2009 đến năm 2013, Việt Nam đã phiên dịch và xuất bản 841 đầu sách Trung Quốc, trong đó có 617 đầu sách thuộc dòng văn học mạng Trung Quốc.
10 năm qua, Việt Nam cũng xuất hiện website văn học mạng, trong khi đó, Top 100 tác phẩm được hoan nghênh nhất đều là văn học mạng Trung Quốc. Một cư dân mạng Trung Quốc đã truy cập, tìm hiểu tình hình website văn học mạng ở Việt Nam, cảm thán rằng trang mạng Việt Nam "phiên dịch tức thời", "Bài văn được dịch sang tiếng Việt chỉ sau nửa tiếng đăng trên trang mạng Trung Quốc". Một số bạn đọc Việt Nam sốt ruột thậm chí truy cập trực tiếp website văn học mạng Trung Quốc, dựa vào phần mềm phiên dịch để tìm hiểu nội dung vừa cập nhật, tuy phiên dịch không thông suốt, không chính xác; sau khi trang mạng Việt Nam phiên dịch xong nội dung, thì đọc lại lần nữa.
Hiện nay, các tác giả văn học mạng Trung Quốc như Diệp Lạc Vô Tâm, Noãn Tình Thiên, Đạo Tình, v.v. rất được bạn đọc Việt Nam ưa thích, tác phẩm của họ chủ yếu là tiểu thuyết ngôn tình.
Cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á có thể đọc trực tiếp tiểu thuyết mạng Trung Quốc, một số bạn đọc còn sáng tác văn học bằng tiếng Trung. Ban đầu, nhiều tác giả văn học mạng ở Đông Nam Á đều đăng ký, đăng bài trên các website lớn của Trung Quốc như qidian.com, zhulang.com. Người làm nghề xuất bản Ma-lai-xi-a Lạc Thế Tuấn cho biết, một số tác giả Đông Nam Á từng đăng bài trên những website lớn của Trung Quốc, nhưng ít người quan tâm, sau đó họ đã không đăng bài thứ hai trên website Trung Quốc nữa. Vì website văn học mạng Trung Quốc cập nhật nhanh, tác giả đông, cạnh tranh quyết liệt.
Năm 2014, anh Lạc Thế Tuấn đã lập trang mạng qidian.com phiên bản Ma-lai-xi-a. Thoạt nhìn, trang mạng này có đủ các đề tài văn học như huyền huyễn, lịch sử, thanh xuân vườn trường, v.v., điều khác biệt lớn nhất là đây là website văn học mạng tiếng Trung "hạng nhẹ". Ở Trung Quốc, tác giả văn học mạng viết 3.000 chữ/ngày là chuyện bình thường. Trong khi đó, trên website qidian.com phiên bản Ma-lai-xi-a, anh Lạc Thế Tuấn ban đầu chỉ yêu cầu tác giả phải cập nhật tối thiểu 1.500 chữ/ngày, sau đó lại giảm xuống còn 800 chữ.
Trang mạng do anh Lạc Thế Tuấn lập rất nhanh đã thu hút tác giả sáng tác văn học mạng bằng tiếng Trung đến từ các nước Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Mỹ, Anh, v.v., dần dần trở thành website văn học mạng tiếng Trung lớn nhất ở nước ngoài.
Tác giả văn học mạng Ma-lai-xi-a Alice Thái là học sinh lớp 9, bắt đầu sáng tác tiểu thuyết mạng sau khi được gợi ý từ tiểu thuyết đề tài Hồ Tiên đăng trên trang mạng của Trung Quốc. Tiểu thuyết do Alice Thái sáng tác kể lại câu chuyện một chàng cáo biết nói từ Mỹ đến Ma-lai-xi-a, ở bên cạnh một nữ sinh trung học phổ thông. Alice Thái đã dùng sáng tác văn học để sánh cùng cuộc sống trung học phổ thông của mình. Alice Thái mong ước học chuyên ngành văn học Trung Quốc tại đại học.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |