Di chỉ thành cổ Thạch Gia Hà rộng khoảng 8 ki-lô-mét vuông cùng 40 thôn làng phụ thuộc ở xung quanh là di chỉ các thôn làng thời tiền sử đã biết có diện tích rộng nhất, được bảo tồn hoàn chỉnh nhất, thời gian tồn tại liên tục dài nhất trong vùng trung du sông Trường Giang. Di chỉ thành cổ Thạch Gia Hà được phát hiện trong công tác xây dựng kênh mương thập niên 50 của thế kỷ 20. Dự án "Nghiên cứu tổng hợp nguồn gốc và sự phát triển trong thời kỳ đầu của nền văn minh Trung Hoa" triển khai từ năm 2001-2016 đã tiến hành điều tra hệ thống và khai quật trọng điểm đối với khu vực rộng 150 ki-lô-mét vuông với di chỉ Thạch Gia Hà là trung tâm, xác nhận 73 di chỉ thời tiền sử.
Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu khảo cổ văn vật tỉnh Hồ Bắc, Nghiên cứu viên Mạnh Hoa Bình cho biết, ở di chỉ Thạch Gia Hà đã phát hiện kiên trúc lớn, đồ đồng, đồ ngọc, ký hiệu khắc, vạch, di chỉ lễ tế, v.v. chứa đựng thông tin văn minh thời tiền sử phong phú, những thứ này đều là nội dung quan trọng trong công tác khám phá tiền trình nền văn minh Trung Hoa. Ông nói:
"Trong đó, di chỉ quan trọng nhất là di chỉ thành cổ Thạch Gia Hà, hiện nay đang triển khai nhiều công việc liên quan, cơ bản phản ánh quá trình phát triển và biến đổi của di chỉ Thạch Gia Hà từ khoảng 5.500 năm về trước đến 4.000 năm về trước. Ở đây phát hiện rất nhiều văn vật quan trọng các thời kỳ, chẳng hạn như vạc đồng trên có ký hiệu khắc vạch, đá lông công, v.v. Ngoài ra, còn phát hiện một lượng lớn đồ ngọc và nặn gốm nghệ thuật tinh xảo thuộc thời kỳ văn hóa hậu Thạch Gia Hà".
Đồ ngọc hình chim phượng được tôn vinh là "Đồ hình chim phượng số 1 Trung Hoa" là văn vật cấp 1 Quốc gia được cất giữ tại Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, chính là văn vật thời tiền sử khai quật từ di chỉ Thạch Gia Hà. Đồ ngọc hình chim phượng có lịch sử khoảng 4.000 năm này có kích cỡ nhỏ, đường kính chỉ là 4,7 cen-ti-mét, điêu khắc bằng công nghệ khắc nổi, thể hiện trình độ chế tác đồ ngọc cao siêu. Đồ ngọc này đại diện cho trình độ cao nhất về công nghệ chế tác đồ ngọc ở Trung Quốc, thậm chí khu vực Đông Á thời tiền sử. Ông Mạnh Hoa Bình nói:
"Đồ ngọc hình chim phượng này có tạo hình đẹp, trình độ công nghệ chế tác cao. Nó đại diện cho trình độ công nghệ chế tác đồ ngọc khá cao trong thời kỳ đó. Hình ảnh này cũng cung cấp manh mối rất tốt cho chúng tôi nghiên cứu nguồn gốc của văn minh Kinh Sở tiếp theo".
Trong khi đó, hình ảnh chim phượng và rồng chính là tô tem của dân tộc Trung Hoa trong thời kỳ viễn cổ.
Công tác khảo cổ phát hiện, tiến trình của nền văn minh Trung Hoa không phải một hệ thống chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau. Thực ra, cách đây khoảng 8.000 năm về trước, đã cùng lúc hình thành 6 vùng miền văn hóa thời kỳ Đồ Đá Mới gồm khu vực Trung Nguyên, khu vực Hải Đại, khu vực Cam Thanh, Khu vực Tây Liêu Hà, vùng trung du sông Trường Giang và vùng hạ dụ sông Trường Giang liên quan chặt chẽ với nguồn gốc của nền văn minh Trung Hoa phát triển liên tục đến ngày nay. Trong đó, di chỉ Thạch Gia Hà cùng văn hóa Thạch Gia Hà đại diện cho trình độ phát triển cao nhất của văn hóa thời tiền sử ở khu vực trung du sông Trường Giang. Di chỉ Thạch Gia Hà không những là một trong những nguồn gốc quan trọng của văn hóa Tam Tinh Đôi, văn hóa Sở, mà còn chiếm vị thế hết sức quan trọng trong lịch sử bắt nguồn và phát triển nền văn minh Trung Hoa.
Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu khảo cổ văn vật tỉnh Hồ Bắc, Nghiên cứu viên Mạnh Hoa Bình cho rằng, di chỉ Thạch Gia Hà là kho tàng hiện vật để nghiên cứu sản xuất xã hội, đời sống xã hội, tính chất xã hội, kết cấu xã hội, phân bố dân số, diễn biến thôn làng, sự bắt nguồn của văn minh, sự phát triển nổi lên của thời kỳ thành bang, có giá trị nghiên cứu văn hóa lịch sử không thay thế được. Ông nói:
"Hiện nay, ở nhiều khu vực đã phát hiện một số chứng cứ chứng minh nền văn minh Trung Hoa có lịch sử 5.000 năm. Di chỉ Thạch Gia Hà đã cung cấp một mẫu mới và rõ nét hơn để nghiên cứu tiến trình nền văn minh Trung Hoa. Mối liên hệ giữa di chỉ Thạch Gia Hà với bên ngoài, với văn minh khu vực Trung Nguyên ngày càng gắn bó hơn, phản ánh sự giao lưu, hội nhập và phát triển giữa văn hóa các vùng miền, phát huy vai trò bổ sung và giải thích rất tốt cho công tác nghiên cứu tiến trình nền văn minh Trung Hoa. Chương trình khám phá nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa thông qua những công tác này, từng bước làm rõ tiến trình tổng thể tiến tới văn minh, cuối cùng hình thành triều đại đời nhà Hạ, Thương và Chu, đến đời nhà Tần và Hán thống nhất toàn quốc".
Hiện nay, quy hoạch bảo tồn văn vật ở di chỉ Thạch Gia Hà đã được phê chuẩn, phương án quy hoạch công viên di chỉ khảo cổ Thạch Gia Hà đang trong quá trình xây dựng. Cùng với công tác khảo cổ tiếp tục đi vào chiều sâu, vai trò của di chỉ Thạch Gia Hà trong khám phá tiến trình nền văn minh Trung Hoa cũng sẽ trở nên rõ nét hơn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |