Trung Quốc triển khai công tác khai quật và nghiên cứu khảo cổ tại di chỉ Nhị Lý Đầu ở thành phố Yển Sư, tỉnh Hà Nam trong gần 60 năm qua. Di chỉ nằm tại ruộng lúa mì hiện có diện tích 3 triệu mét vuông. Phó đội trưởng Đội chuyên trách di chỉ Nhị Lý Đầu, Phòng nghiên cứu triều đại Hạ-Thương-Chu, Sở Nghiên cứu Khảo cổ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Triệu Hải Đào cho biết, di chỉ chia thành khu trung tâm và khu hoạt động bình thường. Hệ thống đường xá ở khu trung tâm là mạng lưới các đường chính hình chữ "Tỉnh" sớm nhất Trung Quốc, trên đường có vết bánh xe của xe hai bánh sớm nhất Trung Quốc. Kết quả khai quật nền tảng số 5 của di chỉ cho thấy, bộ phận này gồm tối thiểu 4 dãy nhà. Ông Triệu Hải Đào cho rằng, đây là mô hình ban đầu của kiến trúc cung đình Trung Quốc, nguồn gốc mô hình kiến trúc "nhiều dãy nhà" với đại diện là Tử Cấm Thành có thể ngược dòng lịch sử hơn 3.000 năm trước. Ông nói:
"Sau đời nhà Thương và Chu, dòng chính của kiến trúc cung điện Trung Quốc là nhiều dãy nhà, cho đến Tử Cấm Thánh đời nhà Minh và Thanh đều là dòng chính của kiến trúc cung điện. Xét từ hiện nay, nguồn gốc có thể ngược dòng lịch sử hơn 3.000 năm trước".
Ở di chỉ Nhị Lý Đầu còn phát hiện rất nhiều di tích và cổ vật, chẳng hạn, những đồ dùng nghi lễ và nhạc cụ làm bằng đồng đen sớm nhất, xưởng chế tác đồ đồng đen sớm nhất, đồ ngọc lam hình rồng có giá trị lịch sử, nghệ thuật và khoa học cực cao, v.v. Ông Triệu Hải Đào cho biết, những phát hiện này nói lên di chỉ Nhị Lý Đầu là di chỉ kinh đô của triều đại sớm nhất Trung Quốc. Ông nói:
"Ở di chỉ Nhị Lý Đầu có rất nhiều phát hiện quan trọng, những phát hiện này nói lên đây là di chỉ cấp kinh đô, hơn nữa, niên đại, nơi sở tại của di chỉ này khớp với tình hình thời kỳ giữa và cuối đời nhà Hạ được ghi chép trong sử sách. Cũng có học giả cho rằng, di chỉ này có khả năng đã bước vào đời nhà Thương. Di chỉ Nhị Lý Đầu là di chỉ then chốt nghiên cứu triều đại nhà Hạ và Thương cũng như phân chia hai triều đại nhà Hạ và Thương".
Trong quá trình triển khai dự án "Nghiên cứu tổng hợp về nguồn gốc và sự phát triển trong thời kỳ đầu của nền văn minh Trung Hoa" từ năm 2001-2016, các nhà khảo cổ học còn phát hiện một loạt "phát minh" quan trọng và những quan niệm chính trị được thể hiện trong những "phát minh" này ở di chỉ Nhị Lý Đầu. Chẳng hạn, vũ khí, công cụ, đồ ngọc v.v. trong thời kỳ sớm hơn có chức năng thực dụng bị "suy yếu", bắt đầu trở nên có kích cỡ lớn hơn, được giao phó tính chất nghi lễ nhiều hơn, những đồ này không phải là công cụ, cũng không phải là vũ khí, lại chứa đựng quan niệm chính trị và chế độ nghi lễ của một triều đại ở vùng Trung Nguyên. Một ví dụ nữa, cả bộ đồ đựng bằng đồng đen được khai quật từ di chỉ Nhị Lý Đầu cho thấy một phát minh mang tính chính trị là thể hiện sự khác biệt về đẳng cấp qua số lượng đồ đồng đen, nguồn gốc chính là di chỉ Nhị Lý Đầu. Các chuyên gia nói thẳng thắn rằng, điều này hoàn toàn vượt quá sự tưởng tượng của họ.
Ngày 28/5, tại buổi họp báo diễn ra ở Bắc Kinh, Nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu Khảo cổ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc Vương Nguy nói:
"Xét từ thời gian, không gian, quy mô và sức ảnh hưởng của nó đối với toàn quốc Trung Quốc, theo các nhà khảo cổ, những hiện tượng này là 'khí tượng' của một triều đại. Đối chiếu với nội dung ghi chép trong văn hiến, văn hóa di chỉ Nhị Lý Đầu rất có thể là di chỉ triều đại nhà Hạ. Tuy hiện nay chưa phát hiện chứng cứ đích thực bằng văn tự, nhưng chúng tôi không thể lấy cớ này không tiến hành khảo sát thời gian, không gian, quy mô, tính chất của di chỉ này, cũng như giai đoạn lịch sử và chính trị với di chỉ này là đại diện".
Các nhà khảo cổ học cho rằng, sự xuất hiện của kinh đô Nhị Lý Đầu và "nhà nước" đặt tại Nhị Lý Đầu nói lên lịch sử Trung Quốc từ thời đại thành bang bước vào thời đại vương quốc. Nó cũng mở màn và đặt nền móng cho văn minh đồ đồng đen, văn minh chế độ nghi lễ, văn minh vương quốc đời nhà Thương và Chu phồn thịnh và trình độ cao.
Hiện nay, từ di chỉ Nhị Lý Đầu đã khai quật ra gần 10.000 cổ vật, tuyệt đại đa số trong số đó là đồ gốm. Kỹ sư Sở Nghiên cứu Khảo cổ Quách Thần Quang chủ yếu phụ trách công tác phục chế đồ gốm được khai quật ra. Ông cho phóng viên biết, phục chế một đồ gốm khó hơn nhiều so với tưởng tượng, phải trải qua 3 bước gồm nhặt, ghép và dán. Ông nói:
"Phải chọn ra một miếng từ hàng nghìn miếng mảnh gốm, vì từ một hầm khai quật ra rất nhiều mảnh gốm khác nhau, trước tiên phải nhặt ra theo họa tiết, chất gốm và sắc màu, rồi ghép từng mảnh, trường hợp khó phải mất 2-3 ngày mới ghép thành một chiếc đồ gốm".
Kỹ sự cao cấp Sở Nghiên cứu Khảo cổ Vương Hồng Chương nói thẳng thắn rằng, khai quật di chỉ kinh đô cách đây hơn 3.000 năm về trước tuyệt đối không phải là chuyện dễ dàng, ảnh hưởng của hoạt động của con người đối với di chỉ là không thể coi nhẹ. Ông nói:
"Sau khi cung điện bị bỏ hoang, có dấu vết bị phá hoại bởi người. Chẳng hạn, đến đời nhà Hán, một rãnh thoát nước rộng 3 mét đã ngăn cách di chỉ ở phần giữa. Khi chúng tôi tiến hành khai quật, theo niên đại sớm và muộn, tiến hành khai quật từ niên đại muộn đến niên đại sớm. Vì di chỉ Nhị Lý Đầu có địa hình khá phức tạp, nên công tác khai quật khó hơn các công tác khai quật khác của cơ quan văn vật địa phương".
Trung Quốc hiện đang xây dựng Viện bảo tàng di chỉ Nhị Lý Đầu, dự kiến sẽ khánh thành và mở cửa đón khách vào tháng 10 sang năm. Đồ trưng bày và đồ sưu tầm ở viện bảo tàng chủ yếu đến từ những cổ vật khai quật từ di chỉ và khu vực văn hóa Nhị Lý Đầu trong gần 60 năm qua cũng như tài liệu văn tự, ảnh và video đến từ hai dự án nghiên cứu học thuật lớn là dự án nghiên cứu phân chia triều đại Hạ-Thương-Chu và dự án nghiên cứu nguồn gốc văn minh Trung Hoa, tổng số hiện vật dự kiến đạt gần 40.000 chiếc. Công viên di chỉ khảo cổ Nhị Lý Đầu rộng khoảng 41-héc-ta theo quy hoạch cũng sẽ xây dựng đồng bộ với viện bảo tàng. Công viên di chỉ sẽ trưng bày mang tính bảo hộ tường thành cung đình, cụm nền tảng kiến trúc cung điện, đường xá hình chữ "Tỉnh", di tích xưởng đúc đồng, di tích xưởng làm đồ ngọc lam, v.v., để khán giả cảm nhận hơn nữa sức cuốn hút của di chỉ lịch sử.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |