Trong thời gian tương đối dài, nguồn gốc và sự phát triển trong thời kỳ đầu của văn minh cổ đại phương Đông với Trung Quốc là đại diện vừa thiếu tài liệu, vừa thiếu nhận thức mang tính hệ thống. Trung Quốc là một quốc gia có truyền thống nghiên cứu lịch sử sâu xa, Trung Quốc đương đại chú trọng nghiên cứu nguồn gốc nền văn minh bằng thái độ khoa học. Là một dự án văn hóa cấp quốc gia, dự án nghiên cứu nguồn gốc văn minh Trung Hoa không những đã thu hút sự tham gia của gần 70 cơ quan nghiên cứu, đại học và cơ quan khảo cổ địa phương của Trung Quốc, mà còn được sự hỗ trợ của lực lượng nghiên cứu khoa học tổng hợp quốc gia. Từ năm 2001 đến năm 2016, đã hoàn thành công tác nghiên cứu thuộc 4 giai đoạn. Ngày 28/5, Phó Cục trưởng Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc Quan Cường cho biết, tính đến nay, dự án nghiên cứu nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa đã thu được tiến triển quan trọng. Ông nói:
"Trước tiên, đã chứng thực nền văn minh Trung Hoa có lịch sử 5.000 năm bằng tài liệu khảo cổ. Ê-kíp nghiên cứu dự án nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa cho rằng, cách đây khoảng 5.800 năm, ở khu vực sông Hoàng Hà, khu vực trung và hạ du sông Trường Giang, khu vực sông Tây Liêu, v.v. đã xuất hiện dấu hiệu bắt nguồn của nền văn minh. Đến 5.300 năm trước, các khu vực ở Trung Quốc lần lượt bước vào giai đoạn văn minh. Đến 3.800 năm trước, khu vực Trung Nguyên đã hình thành hình thái văn minh chín muồi hơn, và lan tỏa sức ảnh hưởng văn hóa đến các vùng miền, trở thành trung tâm và dẫn dắt tổng tiến trình văn minh Trung Hoa".
Dự án nghiên cứu nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa không phải trình bày nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn từ năm nào, nơi nào, mà là trình bày quá trình hình thành nền văn minh Trung Hoa, văn minh các khu vực tương tác như thế nào, v.v. Cơ quan truyền thông từng dùng câu "chỉnh lý quan hệ thời gian và không gian của các di chỉ khảo cổ có văn hóa rực rỡ" để hình dung dự án nghiên cứu này. Thông qua triển khai điều tra và khai quật khảo cổ quy mô lớn ở 4 di chỉ mang tính đô thị có lịch sử 3.500-5.500 năm gồm Di chỉ Lương Chử ở Dư Hàng, tỉnh Chiết Giang, Di chỉ Đào Tự ở Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Di chỉ Thạch Mão ở Thần Mộc, tỉnh Thiểm Tây, Di chỉ Nhị Lý Đầu ở Yển Sư, tỉnh Hà Nam, cũng như hơn chục thôn làng trên toàn quốc, dự án nghiên cứu này đã chứng thực đặc trưng tổng thể của nền văn minh Trung Hoa là "đa nguyên, nhất thể, thu gom tất cả, không bị gián đoạn". Ông Quan Cường nói:
"Nghiên cứu cho thấy, đằng sau hiện tượng văn hóa đa nguyên, nhất thể, trong giai đoạn bắt nguồn và phát triển thời kỳ đầu, xã hội các địa phương tồn tại nhiều sự khác biệt trong các mặt cơ sở môi trường, nội dung kinh tế, cơ chế hoạt động xã hội, tôn giáo, ý thức xã hội, v.v., hiện lên bố cục đa nguyên, và thúc đẩy lẫn nhau, bổ khuyết cho nhau, thu gom tất cả trong giao lưu, tương tác lâu dài, cuối cùng hội nhập, ngưng tụ hình thành cốt lõi văn minh với văn hóa Nhị Lý Đầu là đại diện, mở ra văn minh ba triều đại Hạ, Thương và Chu. Sự bắt nguồn và phát triển trong thời kỳ đầu của văn minh Trung Hoa là một quá trình đa nguyên, nhất thể".
Dự án nghiên cứu này đã phát hiện các chứng cứ cụ thể về nền văn minh Trung Hoa có lịch sử 5.000 năm, bao gồm phát hiện hệ thống đập nước có niên đại sớm nhất thế giới, kiến trúc cung đình có niên đại sớm nhất Trung Quốc ở hạ du sông Trường Giang, phát hiện chữ Hán xuất hiện sớm nhất, những đồ dùng nghi lễ làm bằng đồng đỏ sớm nhất, đài quan sát thiên văn có niên đại sớm nhất thế giới ở khu vực trung du sông Hoàng Hà. Lấy Di chỉ Lương Chử ở tỉnh Chiết Giang có tổng khối lượng công trình khoảng 12 triệu mét khối làm ví dụ, trong một thời gian dài trước kia, vùng châu thổ sông Trường Giang trong thời tiền sử được coi là vùng đất hoang vu, nhưng Nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc Vương Nguy cho rằng, ở di chỉ xây dựng vào khoảng 5.000 năm trước này đã xuất hiện đặc trưng "văn minh nước cổ đại" như sự phân hóa giai cấp, v.v. Ông Vương Nguy nói:
"Về khối lượng công trình lớn như vậy, nếu huy động 10.000 lao động tham gia xây dựng, cũng phải mất khoảng 10 năm hoặc thậm chí thời gian dài hơn để hoàn thành. Có thể tổ chức một lượng lớn lao động tham gia xây dựng công trình có quy mô lớn như vậy, chỉ dựa vào một bộ tộc hoặc một liên minh là không thể tưởng tượng được. Ngoài cung điện có đẳng cấp cao ra, những ngôi mộ có đẳng cấp cao cũng được xây dựng trên đàn tế. Trong mộ thường có hàng trăm đồ tùy táng, nhất là những đồ ngọc liên quan tới tôn giáo như ngọc tông, ngọc bích tuyệt đẹp và đồ ngọc hình rìu—vũ khí được sản xuất hết sức tinh tế, đồ ngọc hình rìu hiển nhiên tượng trưng cho quyền lực chỉ huy quân sự. Vì vậy, chúng tôi cho rằng đây là một xã hội có sự phân hóa giai cấp khá nghiêm trọng, đây là một xã hội đã sản sinh quyền lực, sản sinh quyền lực của vua chúa. Cho nên chúng tôi cho rằng, với di chỉ này làm đại diện, cách đây 5.000 năm, ở khu vực hạ du sông Trường Giang đã bước vào giai đoạn 'văn minh nước cổ đại'".
Dự án nghiên cứu nguồn gốc văn minh Trung Hoa đã khảo sát đặc điểm của văn minh các khu vực trong thời đại nước cổ đại, ê-kíp nghiên cứu đã tổng kết 4 đặc trưng của nền văn minh, bao gồm cơ sở phát triển nông nghiệp và ngành thủ công; hiện tượng phân hóa rõ nét tầng lớp xã hội, thành viên xã hội và giai cấp; sự xuất hiện của thành phố trung tâm; xây dựng kiến trúc quy mô lớn. 4 đặc trưng này khác với tiêu chuẩn xác định văn minh do giới học thuật phương Tây đưa ra. Giáo sư Học viện Khảo cổ, Văn vật và Bảo tàng, trường Đại học Bắc Kinh Triệu Huy cho rằng, 4 đặc trưng này phù hợp và phản ánh đặc điểm của lịch sử Trung Quốc. Ông nói:
"Chúng tôi có thể dùng 4 đặc trưng này làm tiêu chuẩn phán đoán liệu một xã hội vừa được phát hiện qua khảo cổ đã bước vào giai đoạn văn minh hay không. Giới học thuật phương Tây thường sử dụng chữ viết và công nghệ luyện đồng đen làm tiêu chuẩn hoặc nhân tố quan trọng dùng để phán đoán xã hội có bước vào giai đoạn văn minh hay không. Chúng tôi cho rằng, sự khác biệt này cũng nói lên sự phát triển của lịch sử loài người có tính phổ biến, cũng có tính đặc thù. Đây cũng là những điều khác với các nền văn minh khác mà chúng tôi phát hiện và tổng kết qua nghiên cứu văn minh Trung Hoa".
Dự án nghiên cứu nguồn gốc Trung Hoa còn phát hiện, trong quá trình phát triển, nền văn minh Trung Hoa còn hấp thu rộng rãi sự ảnh hưởng của các văn hóa ngoại lai. Kỹ thuật trồng lúa mì, biện pháp chăn nuôi gia súc như bò, cừu, v.v., cũng như công nghệ luyện đồng đen có nguồn gốc từ Tây Á, Trung Á và những khu vực khác hội nhập dần vào nền văn minh Trung Hoa, được cải tạo và hiện lên diện mạo hoàn toàn mới.
Bố cục đa nguyên, nhất thể, và năng lực thu gom, đổi mới của nền văn minh Trung Hoa hình thành từ giai đoạn bắt nguồn và phát triển thời kỳ đầu, đã trở thành điểm khởi đầu trưởng thành lâu dài, từ đó hình thành bề dày văn hóa chung, đồng thuận về tâm lý, truyền thống các nghi lễ, v.v., đặt nền móng cho nền văn minh Trung Hoa phát triển liên tục, không bao giờ bị gián đoạn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |