050418/tsvh.mp3
|
Nhưng, là ngày lễ, Tết Thanh Minh lại có phần khác với tiết khí thuần túy, có những hoạt động phong tục và ý nghĩa tưởng niệm ở chừng mực nào đó. Tết Thanh Minh là ngày lễ cổ truyền của Trung Quốc, cũng là ngày tổ chức lễ tế quan trọng nhất, là thời gian cúng tế tổ tiên và tảo mộ.
Theo phong tục thời xưa, khi tảo mộ, người dân phải mang theo rượu, thức ăn, hoa quả và vàng mã đến nghĩa trang, đưa thực phẩm trước mộ người thân để cúng tế, rồi đốt vàng mã, đắp thêm đất mới, thắp hương, bẻ vài cành cây xanh và cắm lên mộ, rồi khấu đầu, khấn vái trước mộ, cuối cùng uống hết rượu, ăn hết đồ ăn, về nhà.
Tết Thanh Minh cũng được gọi là "Tết Đạp Thanh", tính theo dương lịch, thường vào từ ngày 4-6/4, chính là thời tiết sắc Xuân rực rỡ, cây cỏ đâm chồi nảy lộc, cũng là thời tiết tốt để người dân đi du ngoạn, thưởng thức sắc Xuân, người cổ đại gọi là Đạp Thanh, cho nên người cổ đại có phong tục đạp thanh và tiến hành những hoạt động thể thao vào Tết Thanh Minh.
Cho đến ngày nay, phong tục cúng tế tổ tiên, tưởng niệm người thân đã khuất vào Tết Thanh Minh vẫn rất phổ biến.
Tết Thanh Minh cổ truyền của Trung Quốc bắt nguồn từ đời nhà Chu, đã có lịch sử hơn 2.500 năm. Nói đến Tết Thanh Minh, thì phải nói đến Tết Hàn Thực. Tết Hàn Thực thường sau tiết khí Đông Chí 105 ngày, trước Tết Thanh Minh 1-2 ngày. Do Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực gần nhau, vào Tết Hàn Thực dân gian có phong tục cấm lửa, ăn đồ nguội và tảo mộ, dần dần, Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh đã "sáp nhập" thành một, Tết Hàn Thực trở thành một tên gọi khác của Tết Thanh Minh.
Truyền thuyết kể rằng, thời Xuân Thu Chiến Quốc, Ly Cơ, một phi tần của Tấn Hiến Công mong con mình có tên là Hề Tề được kế vị, đã sắp đặt âm mưu hãm hại Thái tử Thân Sinh, Thân Sinh buộc phải tự sát. Trùng Nhĩ, em trai của Thần Sinh phải sống lưu vong để tránh bị hãm hại. Trong thời gian sống lưu vong, Trùng Nhĩ bị sỉ nhục thậm tệ. Trong số các đại thần vốn cùng Trùng Nhĩ chạy sang nước khác lánh nạn, đa số lần lượt tìm được lối thoát cho mình. Chỉ còn lại số ít người trung thành đi theo Trùng Nhĩ. Trong đó có một người tên là Giới Tử Thôi. Một lần, Trùng Nhĩ đói đến nỗi ngất đi. Nhằm cứu Trùng Nhĩ, Giới Tử Thôi đã cắt thịt từ đùi mình, nướng chín và đưa cho Trùng Nhĩ ăn. 19 năm sau, Trùng Nhĩ trở về nước Tấn làm vua, là Tấn Văn Công, một trong 5 vị bá chủ thời Xuân Thu nổi tiếng.
Sau khi cầm quyền, Tấn Văn Công đã phong thưởng rất hậu cho những người cùng mình đồng cam cộng khổ, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Có người kêu oan cho Giới Tử Thôi trước mặt Tấn Văn Công, như vậy, Tấn Văn Công mới nhớ lại chuyện xưa, cảm thấy hổ thẹn, lập tức cử người đi mời Giới Tử Thôi đến triều định nhận phong thưởng và làm quan. Tuy Tấn Văn Công nhiều lần cử người đi mời, nhưng, Giới Tử Thôi từ chối đến. Tấn Văn Công đành phải đích thân đi mời, nhưng, khi Tấn Văn Công đến nhà Giới Tử Thôi, chỉ nhìn thấy cánh cửa đóng chặt. Giới Tử Thôi không muốn gặp mặt Tấn Văn Công, đã cõng mẹ chạy trốn về núi Miên Sơn. Tấn Văn Công bèn điều động ngự lâm quân lên núi Miên Sơn tìm kiếm, nhưng không tìm thấy. Có người hiến kế, dùng lửa thiêu đốt rừng núi, đốt 3 mặt rừng, để lại một mặt, như vậy, khi lửa bùng cháy, Giới Tử Thôi chắc sẽ ra. Vì vậy, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng núi, không ngờ đám cháy đã kéo dài suốt 3 ngày 3 đêm, sau khi đám cháy bị dập tắt, cũng không thấy Giới Tử Thôi ra. Tấn Văn Công lên núi, phát hiện hai mẹ con Giới Tử Thôi dựa vào một cây liễu lớn bị cháy sém và đã chết. Tấn Văn Công khóc và khấn vái trước thi thể Giới Tử Thôi. Khi chuẩn bị chôn thi thể, Tấn Văn Công phát hiện đằng sau lưng của Giới Tử Thôi là hốc cây liễu, bên trong hốc cây có một mảnh vải trên có một bài thơ viết bằng máu. Bài thơ như sau:
Cát nhục phụng quân tận đan tâm,
nguyện chủ công thường thanh minh.
Liễu hạ tác quỷ chung bất kiến,
cường tự bạn quân tác gián thần.
Thảng nhược chủ công tâm hữu ngã,
ức ngã chi thời thường tự tỉnh.
Thần tại cửu tuyền tâm vô quý,
cần chính thanh minh phục thanh minh.
Tạm dịch là:
Chân thành cắt thịt phụng vua,
mong chủ công luôn thanh minh.
Ta chết dưới gốc liễu mà không gặp,
hơn là trở thành một quan viên hầu cận vua.
Nếu như chủ công nhớ đến thần,
xin ngài lúc đó tự soi xét mình.
Thần chết không hối tiếc,
chỉ mong ngài thanh minh và thanh minh.
Tấn Văn Công cất mảnh vải này vào túi tay áo. Để tưởng niệm Giới Tử Thôi, Tấn Văn Công đã chôn hai mẹ con Giới Tử Thôi dưới cây liễu bị cháy sém, và ra lệnh đổi tên núi Miên Sơn thành núi Giới Sơn, xây dựng đền thờ trên núi, và xác định ngày dùng lửa thiêu đốt rừng núi là Tết Hàn Thực, công bố với toàn quốc, hàng năm cứ đến Tết Hàn Thực, thì cấm lửa, chỉ ăn đồ nguội. Từ đó đã hình thành Tết Hàn Thực, một ngày lễ nổi tiếng trong cổ đại Trung Quốc.
Tết Thanh Minh năm sau, Tấn Văn Công dẫn dắt các đại thần đến đền thờ Giới Tử Thôi dưới chân núi Miên Sơn tưởng niệm Giới Tử Thôi, phát hiện cây liễu bị cháy sém trên dốc núi đã sống trở lại. Tấn Văn Công cho rằng cây liễu là Giới Tử Thôi biến thành, bèn đặt tên cây liễu là cây liễu Thanh Minh. Yêu cầu mỗi gia đình người dân nước Tấn đều phải cắm cành liễu trên cánh cửa, tảo mộ, trồng cây liễu, lên núi Miên Sơn đạp thanh, bày tỏ tình cảm nhớ nhung. Như vậy, hàng năm cứ đến Tết Thanh Minh, không những trồng cây liễu trong sân nhà, hơn nữa nam nữ thanh niên còn lên núi đạp thanh, và đội mũ hoặc vòng tròn đan bằng cành liễu trên đầu.
Sau đó, Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh đã trở thành ngày lễ trọng thể của người dân toàn quốc. Cứ đến Tết Hàn Thực, người ta không đốt lửa nấu cơm, chỉ ăn đồ nguội. Ở miền Bắc Trung Quốc, người dân chỉ ăn bánh nhân táo đỏ, bánh làm bằng lúa mì; ở miền Nam, người dân ăn bánh trôi màu xanh và củ sen nhồi gạo nếp. Cứ đến Tết Thanh Minh, người dân đan cành liễu thành vòng tròn và đội trên đầu, cắm cành liễu trước và sau nhà, để bày tỏ tưởng niệm.
Trong phần cuối của tiết mục hôm nay, Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài thơ "Thanh Minh" của nhà thơ đời Đường Đỗ Mục, bài thơ nổi tiếng nhất về Tết Thanh Minh của Trung Quốc. Bài thơ như sau:
Thanh Minh thời tiết vũ phân phân,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu?
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
Nhà thơ Việt Nam Khương Hữu Dụng dịch:
Thanh Minh lất phất tiết mưa phùn,
Khiến khách đường xa thấm nỗi buồn.
"Quán tửu đâu đây?...nhờ mách hộ",
Mục đồng xa chỉ: "Hạnh Hoa thôn"!
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |