• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chương trình truyền hình "Bảo vật quốc gia" gây sốt cộng đồng mạng, thức tỉnh ký ức chung của toàn dân tộc

    2018-02-02 18:22:11     cri

    Đầu tháng 12 năm 2017, một chương trình trên trang web chia sẻ video Bilibili có tính năng bình luận video với nhóm người sử dụng chính sinh sau năm 1995 đến khoảng 2010 đã đón chào "mưa" bình luận. Khi xem chương trình này, có khoảng 240 nghìn bình luận được "bắn" lên màn hình. Dưới "mưa" bình luận này, họa sĩ đời nhà Nguyên Hoàng Công Vọng, nhà thư pháp đời nhà Đông Tấn Vương Hi Chi, vua Ung Chính đời nhà Thanh xuyên qua thời gian và không gian, đến thời kỳ vua Càn Long đời nhà Thanh, vây quanh vua Càn Long và phê bình "giá trị thẩm mỹ quê mùa" của vua Càn Long, hình ảnh này đã thu hút một lượng lớn người hâm mộ trẻ.

    Nếu ánh đèn không phải luôn tập trung vào bình sứ tập hợp thành quả nghệ thuật các thời kỳ, bạn không tưởng tượng được đây là một chương trình tìm hiểu cổ vật do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc dàn dựng.

    Sau khi chương trình truyền hình "Bảo vật quốc gia" được tôn vinh là "Đêm kỳ diệu ở bảo tàng" phiên bản Trung Quốc này lên sóng, không những những diễn viên tham gia chương trình này trở thành "nhân vật được tìm kiếm nhiều nhất" trên tiểu blog, mà còn các cổ vật xuất hiện trong chương trình như bức tranh "Thiên Lý Giang Sơn Đồ", tín vật tượng trưng cho binh quyền "Đỗ Hổ Phù", bức tranh "Khuyết Lầu Nghi Trượng Đồ", sáo làm bằng xương, v.v. cũng gây sốt cộng đồng mạng.

    Hai năm trước, đạo diễn Vu Lôi quyết định dàn dựng một chương trình tìm hiểu cổ vật, nhiều người hỏi chị, vì sao muốn sản xuất chương trình thể loại cổ vật ít người lưu ý và buồn tẻ? Chị Vu Lôi cho rằng, cốt lõi của một chương trình hấp dẫn là kể câu chuyện. Theo chị, bảo tàng và bảo vật chẳng buồn tẻ tý nào, chương trình trước kia chưa kể câu chuyện từ một góc độ hay.

    Chị Vu Lôi muốn khiến càng nhiều người nảy sinh hứng thú với cổ vật qua chương trình kể câu chuyện này. Vậy thì, câu chuyện nên do ai kể? Nếu mời học giả kể câu chuyện, khán giả có lẽ có sức ép lớn, cảm thấy dường như đang lên lớp. Biện pháp tốt hơn là chọn ngôi sao sắm vai "Người canh giữ bảo vật", kể lại lịch sử liên quan bảo vật, mời học giả khảo cổ, nhân viên công tác ở bảo tàng, hướng dẫn viên kể lại hiện trạng của bảo vật, gắn liền lịch sử với hiện trạng của bảo vật bằng một manh mối nào đó.

    Chị Vu Lôi cố gắng thuyết phục chuyên gia cổ vật, giám đốc bảo tàng, bên hợp tác, bạn đồng nghiệp, ngôi sao, diễn viên rằng: "Cổ vật là thể tải gen văn hóa dân tộc chúng ta, giá trị quan và lối sống của tổ tiên đều chứa trong cổ vật".

    Sau hơn 200 lần trình bày quan điểm mình, chị Vu Lôi đã thuyết phục giám đốc của 9 bảo tàng, còn chọn ra 27 bảo vật.

    Chị Vu Lôi nói: "Chúng tôi muốn chọn ra những cổ vật chan chứa tinh thần và hoài bão nhân văn. Mỗi cổ vật được chọn là vì nó có câu chuyện lịch sử và hiện trạng đáng ghi nhận". Chị Vu Lôi cho biết, ê-kíp dàn dựng chương trình của chị mong cho mọi người biết, giá trị của cổ vật không thể hiện ở giá đắt hay rẻ hoặc trình độ tinh sảo, mà thể hiện trong việc nó có liên quan tới bước ngoặt lịch sử và sự kiện văn hóa nào đó hay không.

    Cùng với việc chọn ra bảo vật, ê-kíp làm chương trình cũng bắt đầu lựa chọn ngôi sao tham gia chương trình. Đạo diễn và biên kịch xuất phát từ câu chuyện lịch sử và hiện trạng của bảo vật, tìm ngôi sao phù hợp nhất. Theo bố trí của chương trình, mỗi ngôi sao sắm vai "người canh giữ bảo vật" phải đến bảo tàng sưu tầm bảo vật, quay một đoạn video có chủ đề "gặp gỡ trong kiếp này", hoàn thành phần giải trí của chương trình. Sau đó ngôi sao đến trường quay, mặc cổ trang, biểu diễn câu chuyện truyền kỳ của bảo vật, để hoàn thành phần kịch, khâu này đòi hỏi đầu tư rất nhiều sức lực.

    Sau 2 năm chuẩn bị, mô hình cuối cùng của chương trình "Bảo vật quốc gia" cũng ngày càng rõ ràng. Chị Vu Lôi thẳng thắn rằng: "Tôi không hề nghĩ tới chương trình gây sốt cộng đồng, tôi không thiếu chương trình có tỷ lệ thu xem cao. Mục đích của tôi rất đơn giản: Qua một chương trình đạt chất lượng cao, khiến ngoài cổng bảo tàng có khán giả xếp hàng dài, phá vỡ 'bùa phép' về chương trình truyền hình chỉ thu hút được khán giả trung và cao niên".

    Điều mà chị Vu Lôi không hề nghĩ tới là, chương trình "Bảo vật quốc gia" kỳ đầu vừa phát sóng đã khiến cổ vật từ "lĩnh vực ít người lưu ý" trở nên "câu chuyện mốt". 

    Sau khi xem xong chương trình "Bảo vật quốc gia" kỳ đầu , tác giả chuyên mục Lý Đại Lực ngay ngày hôm sau đã đến Viện Bảo tàng Cố Cung, gặp mặt với bác trai Lương Kim Sinh xuất hiện trong chương trình kỳ đầu. Năm thế hệ của bác Lương Kim Sinh đều làm việc ở Cố Cung. Nếu tính thời gian làm việc tại Cố Cung, trừ nhà vua ra, chẳng ai dài hơn gia đình bác. Chị Lý Đại Lực cho biết, bác Lương Kim Sinh làm việc 38 năm ở Cố Cung, chỉ làm một công việc là quản lý sổ sách. Lúc chị đến thăm, bác đang cầm một ống nhòm trên tay phải, kiểm tra sổ sách đặt trên bàn làm việc. Một trong những lý tưởng của bác là lập một sổ sách rõ ràng cho Cố Cung. Hồi công tác thanh tra cổ vật kéo dài 7 năm đến phần kết, bác đã viết báo cáo nghiệm thu hơn 100 nghìn chữ. Theo bác Lương Kim Sinh, cổ vật có sự sống. Sự sống của cổ vật thể hiện ở phần lưu truyền.

    Người Trung Quốc đã dành tình cảm nước nhà và huyết mạch cho cổ vật, cho rằng cổ vật chứa đựng nguồn gốc của người Trung Quốc. Chị Vu Lôi cho biết, đây chính là nguyên nhân vì sao người Trung Quốc mong chờ cổ vật lưu lạc ở nước khác được trở về. Nếu cổ vật lưu lạc ở bốn phương, người Trung Quốc cảm thấy đau lòng.

    Sau khi hoàn thành quay một kỳ chương trình "Bảo vật quốc gia", nhiệm vụ đầu tiên của người phụ trách về kịch bản văn học Vu Tâm Linh là truy cập trang web chia sẻ video Bilibili, đọc bình luận trên từng một khung ảnh, tìm hiểu phản hồi từ khán giả.

    Chị Vu Tâm Linh ghi nhận, trong số bình luận trên khung ảnh trước có người hỏi Sở Huệ Vương là ai; trong số bình luận trên khung ảnh sau thì có người đáp rằng: Sở Huệ Vương là cháu ngoại của Việt Vương Câu Tiễn. Khi lên sóng câu chuyện về bộ chuông nhạc Tăng Hầu Ất, có bình luận "bắn" lên màn hình rằng: "Có cảm giác như Chiến quốc sách".

    Chị Vu Tâm Linh cho rằng: "Khán giả có tình yêu cổ vật nồng thắm". Chị thậm chí ghi nhận, trong số bình luận trên khung ảnh trước có người hỏi "Suy cho cùng cổ vật là gì"; trong số bình luận trên khung ảnh tiếp theo lại có người đáp rằng: "Cổ vật là ký ức chung của dân tộc Trung Hoa". Chị Vu Tâm Linh rất xúc động và ghi lại lời này vào những lời mở đầu chương trình "Bảo vật quốc gia" kỳ tiếp theo.

    Trong số bình luận được "bắn" lên màn hình, có cư dân mạng thảo luận, điều mà chương trình "Bảo vật quốc gia" làm cho mọi người xúc động là gì?

    Những thực tập sinh của ê-kíp chương trình đáp rằng: "Chúng tôi đã tìm thấy câu chuyện đằng sau cổ vật, tìm thấy những người tạo ra cổ vật này hoặc bị thay đổi vận mệnh bởi cổ vật này, và gây nên sự đồng cảm".

    Trong số 27 bảo vật quốc gia, có cổ vật được tạo nên trong tình trạng buồn bực sầu não, có cổ vật được tạo nên với toàn bộ tâm huyết, có cổ vật là kết tinh gắn kết công nghệ của người thợ các lĩnh vực, chúng đều là đồ gắn kết tình cảm giữa chúng tôi với lịch sử.

    Đạo diễn điều hành của chương trình "Bảo vật quốc gia" Thang Hạo cho biết, sự kiêu hãnh của Trung Quốc được thể hiện trên mỗi cổ vật. Cổ vật giống như đường hầm thời gian và không gian, hướng dẫn bạn đến với quá khứ, rồi bạn sẽ hiểu hơn việc mình đến từ đâu và sẽ về đâu.

    Đối với nhiều bạn trẻ mà nói, chương trình này cho biết, lịch sử không phải chỉ là con số 5.000 năm, mà là những người, sự việc và đồ đạc sống động. Cổ vật không phải là đồ lạ mặt ít tiếp xúc, mà là mật mã gen văn hóa của người Trung Quốc. Cổ vật khiến người Trung Quốc tin rằng, trên biểu đồ lịch sử 5.000 năm, Trung Quốc sẽ có 5.000 năm tiếp theo với sự sống bền bỉ.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>